- Tài nguyên thiên nhiên
2.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội và những nhân tố ảnh hưởng khác
Thứ nhất, về công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch phát triển công
nghiệp của tỉnh tác động tới hoạt động Thanh tra tỉnh
Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc vùng Thủ đô Hà Nội. Sự phát triển của Hà Nội trong vùng có ảnh hưởng đáng kể tới sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển cơng nghiệp nói riêng của tỉnh Vĩnh Phúc. Ngày 5/5/2008, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 490/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng Thủ đơ Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050. Đây là một quyết định lớn có ảnh hưởng tới sự phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc. Theo đó, mục tiêu phát triển của vùng Thủ đô Hà Nội là:
Phát huy mọi tiềm năng, lợi thế của vùng Thủ đô Hà Nội nhằm phát triển Thủ đơ Hà Nội có đủ chức năng và vị thế của một trung tâm đô thị hiện đại trong khu vực Đông Nam Á và châu Á; giải quyết những bất cập, mâu thuẫn đang tồn tại ảnh hưởng đến quá trình phát triển chung cho cả vùng Thủ đơ Hà Nội. Phát triển hài hồ, nâng cao chất lượng hệ thống đơ thị trong vùng nhằm giảm sự
tập trung vào Thủ đô Hà Nội trên cơ sở xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật diện rộng cấp vùng, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, bảo đảm phát triển bền vững cho toàn vùng [26].
Định hướng phát triển khơng gian vùng có quan hệ trực tiếp đến Vĩnh Phúc:
Các đô thị trung tâm tỉnh phát triển quy mô và chất lượng đô thị với đầu tư xây dựng hạ tầng xã hội - kỹ thuật gắn các vùng công nghiệp - dịch vụ xung quanh đô thị để tăng sức hút phát triển đô thị. Phát triển giao thông liên đô thị gắn kết với đô thị hạt nhân trung tâm và tạo khung phát triển chính cho vùng đối trọng. Lựa chọn các đô thị lớn cấp trung tâm vùng là thành phố Hải Dương, Hồ Bình, Vĩnh n, trong đó quan tâm thúc đẩy vai trị của thành phố Hải Dương tương lai là một đô thị lớn [26].
Về tổ chức không gian xác định:
Vùng đối trọng phát triển trong phạm vi 30 - 60km, hình thành theo ba phân vùng lớn với các trung tâm tỉnh lỵ là các hạt nhân phát triển. Vùng đối trọng phía Bắc - Đơng Bắc: gồm các khu vực phía Bắc Sơng Hồng và dọc theo hành lang trục đường 18, chủ yếu là vùng bán sơn địa thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. Tại đây có tiềm năng về quỹ đất gị đồi để hình thành các khu vực cơng nghiệp - dịch vụ đô thị.Vùng công nghiệp Bắc sông Hồng: gồm khu vực Sóc Sơn - Nội Bài, Mê Linh - Phúc Yên - Vĩnh Yên với hướng phát triển các công nghiệp lắp ráp ô tô, xe máy, điện tử, hạn chế các công nghiệp chế biến, ô nhiễm cao [26].
Ngồi những định hướng phát triển và tổ chức khơng gian nêu trên, Quyết định này còn nêu nhiều chủ trương về phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là giao thông vận tải, cấp điện, cấp nước và xử lý chất thải, bảo
vệ mơi trường. Theo đó, tạo nhiều cơ hội thuận lợi hơn cho sự phát triển của các địa phương trong vùng, trong đó có Vĩnh Phúc. Có thể nói, chủ trương phát triển Vùng Thủ đơ Hà Nội đặt Vĩnh Phúc vào thế đối trọng phát triển với Thủ đơ Hà Nội ở phía Bắc. Vĩnh Phúc sẽ thuận lợi hơn về phát triển đô thị, công nghiệp. Tuy nhiên, Vĩnh Phúc cũng được xem như một vùng tiềm năng và đảm nhận vai trị phát triển một số vị trí, địa điểm du lịch cấp quốc gia. Điều này địi hỏi phát triển kinh tế - xã hội Vĩnh Phúc nói chung và phát triển cơng nghiệp nói riêng phải tính đến các lợi ích và lựa chọn giữa các ngành và lĩnh vực. Đảm bảo phát triển hài hịa và bền vững của Vĩnh Phúc nói riêng và cả vùng nói chung.
Từ năm 1997 tái lập tỉnh đến nay, thực hiện đường lối, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của toàn quốc, của vùng Thủ đô Hà Nội, Vĩnh Phúc đã xác định mục tiêu tổng quát về phát triển kinh tế xã hội của tỉnh: Phấn đấu đến năm 2010, nền kinh tế Vĩnh Phúc có các yếu tố cơ bản của một tỉnh công nghiệp, các ngành phi nơng nghiệp giữ vai trị chủ yếu và bộ mặt kinh tế xã hội có sự tiến bộ vượt bậc; Vĩnh Phúc trở thành một trong số các tỉnh dẫn đầu về phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ.
Mục tiêu tổng quát về phát triển kinh tế của Vĩnh Phúc tiếp tục được Đại hội Đảng XIV của tỉnh khẳng định: Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao theo hướng ổn định, bền vững, tạo chuyển biến mạnh về chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế, chủ động và chuẩn bị tốt cho hội nhập kinh tế quốc tế. Khai thác có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho phát triển.
Năm 2005, UBND tỉnh đã có Quyết định 904/QĐ-UB về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
Từ mục tiêu đó, tỉnh đã xây dựng các kế hoạch phát triển cơng nghiệp dài hạn và hàng năm như chương trình phát triển cơng nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc 2006 - 2010 và định hướng đến 2020; quy hoạch phát triển khu công nghiệp
Vĩnh Phúc. Tỉnh đã tổ chức thực hiện đồng bộ các chương trình, dự án đảm bảo cho phát triển và có hiệu quả: Chương trình khuyến cơng giai đoạn 2006 - 2010; Đề án cán bộ khuyến cơng cấp huyện, cấp xã; Đề án cơ khí hố nơng nghiệp, nơng thơn; Đề án phát triển các doanh nghiệp dân doanh; Đề án đào tạo nguồn nhân lực…
Thứ hai, về tạo lập môi trường, điều kiện tác động tới đổi mới tổ chức
hoạt động Thanh tra nhà nước tỉnh
- Mơi trường chính trị - xã hội có ảnh hưởng lớn đến đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra tỉnh. Những năm qua Cấp uỷ Vĩnh Phúc đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo để tạo sự ổn định về chính trị - xã hội tạo mơi trường thuận lợi cho đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra tỉnh.
- Mơi trường pháp lý và cơ chế chính sách là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra tỉnh. Hiểu rõ vấn đề này, Vĩnh Phúc đã thực hiện tốt các văn bản pháp luật, các quy định, các văn bản quản lý hoạt động thanh tra của Trung ương và đồng thời đã ban hành chính sách cụ thể về thanh tra.
Thứ ba, về tổ chức thực thi quản lý nhà nước tác động tới hoạt động
Thanh tra nhà nước tỉnh