XÂY DỰNG, ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC THANH TRA

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 97 - 100)

- Về sắp xếp tổ chức, nhìn chung hợp lý, thể hiện sự đổi mới như: + Việc hợp nhất Phòng tiếp cơng dân với Phịng giải quyết khiếu nại,

3.4. XÂY DỰNG, ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC THANH TRA

làm cho việc thực hiện pháp luật trong thanh tra thuận lợi, thống nhất. Đây không chỉ là yêu cầu mà cịn là một giải pháp tích cực đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc.

3.4. XÂY DỰNG, ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨCTHANH TRA THANH TRA

Như Bác Hồ đã dạy, mọi chủ trương, chính sách dù hay, suy cho cùng việc thực hiện vẫn do con người quyết định. Công tác thanh tra là loại cơng tác khó khăn và phức tạp. Vì vậy, nó địi hỏi người cán bộ làm công tác thanh tra phải vừa có bản lĩnh chính trị vững vàng, vừa có trình độ chun mơn nghiệp vụ cao, lại phải có lịng nhiệt tình, u nghề, vừa tận tụy và có tinh thần trách nhiệm trong công việc, dũng cảm đấu tranh chống mọi biểu hiện tiêu cực, bảo vệ chân lý, lẽ phải.

Trước yêu cầu, nhiệm vụ cơng tác thanh tra trong tình hình mới, việc tiếp tục củng cố, xây dựng đội ngũ cán bộ cơng chức thanh tra nói chung, đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra ở Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng là một đòi hỏi bức thiết.

Trong thời gian tới, trước hết cấp ủy, chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc, cán bộ cơng chức Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc cần phải đổi mới mạnh mẽ nhận thức về xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ công chức thanh tra, phải nâng cao chất lượng cán bộ thông qua việc tiêu chuẩn hóa đội ngũ Thanh tra viên gắn với thực tiễn ở Vĩnh Phúc.

Trước hết, đội ngũ cán bộ thanh tra nói chung và Thanh tra viên của Thanh tra nhà nước tỉnh ở Vĩnh Phúc nói riêng phải có phẩm chất của cán bộ thanh tra, đó là: phải thấm nhuần và luôn trung thành với mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh", phải có bản lĩnh chính trị

vững vàng, ln đặt lợi ích nhà nước và lợi ích nhân dân lên trên hết, từ đó mới xem xét, đánh giá vụ việc một cách khách quan đúng mục tiêu đề ra, đồng thời có thể phát hiện, kiến nghị được những nhân tố, hướng đi mới nhằm đạt được mục tiêu đề ra; mặt khác khi thực hiện công vụ, người cán bộ thanh tra phải đối mặt với nhiều khó khăn như: tác động từ gia đình, bạn bè cũng như có thể có những cám dỗ tiêu cực đến từ đối tượng thanh tra đòi hỏi họ phải có bản lĩnh, dũng cảm vượt qua. Nếu khơng có được những phẩm chất đó, họ sẽ bị mua chuộc, sa ngã, khơng hồn thành nhiệm vụ hoặc thậm chí vi phạm pháp luật. Người cán bộ thanh tra phải có phong cách làm việc tốt, phải coi trọng và luôn ứng xử theo tiêu chuẩn, nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp thanh tra, đồng thời họ phải có lối sống lành mạnh, tư cách trong sáng, thực sự là tấm gương trong công việc và trong cuộc sống đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Cán bộ thanh tra như cái gương cho người ta soi mặt, gương mờ thì khơng ai soi được" [27, tr.213]. Cùng với việc rèn luyện phẩm chất, cán bộ thanh tra còn phải rèn luyện và nâng cao kĩ năng của người cán bộ thanh tra; họ phải được đào tạo cơ bản về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, khoa học, kỹ thuật, tinh thông về nghiệp vụ, có kĩ năng cơ bản chuyên sâu về thanh tra ngành, lĩnh vực và có thời gian thử thách trong thực tế hoạt động thanh tra; họ phải có kỹ năng pháp lí, am hiểu pháp luật, biết khai thác và áp dụng pháp luật trên cơ sở biết phân tích, tổng hợp, bao qt vấn đề và ln chủ động linh hoạt sáng tạo trong áp dụng pháp luật. Thanh tra viên phải coi trọng việc tự bồi dưỡng, tự đào tạo ngay trong quá trình thực thi nhiệm vụ được giao, nhằm không ngừng nâng cao nghiệp vụ mọi mặt của bản thân.

Từ những yều cầu đó, trên cơ sở bộ máy đã được xác định, Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc cần rà sốt lại số cán bộ cơng chức hiện có để bố trí cơng việc cho từng người một cách khách quan, hợp lý đi đôi với việc tiếp tục tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ theo các chức danh công việc được giao. Cần tiến hành tuyển chọn thanh tra viên theo

tiêu chuẩn, từng bước thực hiện tiêu chuẩn hóa đội ngũ cơng chức thanh tra cho phù hợp với cơ sở kinh tế và trình độ dân trí của Vĩnh Phúc.

Trên cơ sở xem xét tính chất đặc thù của cơng tác thanh tra và thực trạng tình hình đội ngũ cán bộ cơng chức thanh tra hiện nay, chúng tôi cho rằng trong thời gian trước mắt, cán bộ, công chức được bổ nhiệm vào các ngạch thanh tra viên làm việc tại Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc cần đạt các tiêu chuẩn nghiệp vụ cơ bản như sau:

- Thanh tra viên tốt nghiệp một ngành phù hợp với yêu cầu của vị trí cơng tác ở trình độ đại học; có trình độ trung cấp chính trị trở lên, hiểu biết pháp luật; đã qua khóa đào tạo quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên; đã qua học tập và được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức cơ bản về nghiệp vụ thanh tra; biết một ngoại ngữ ở trình độ A; sử dụng thành thạo vi tính văn phịng.

- Thanh tra viên chính: Tốt nghiệp một ngành phù hợp với u cầu của vị trí cơng tác ở trình độ đại học; có trình độ chính trị cử nhân hoặc cao cấp; hiểu biết rộng về các lĩnh vực quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội; nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước; đã qua bồi dưỡng chương trình nâng cao về nghiệp vụ thanh tra; đã qua khóa đào tạo quản lý hành chính nhà nước ngạch chun viên chính; biết một ngoại ngữ ở trình độ B; sử dụng thành thạo vi tính văn phịng.

- Thanh tra viên cao cấp: Có trình độ đại học hoặc tốt nghiệp một ngành phù hợp với u cầu của vị trí cơng tác ở trình độ đại học, và có trình độ tương đương đại học về ít nhất là một ngành khác; có trình độ chính trị cao cấp; hiểu biết sâu, rộng về các lĩnh vực quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội; nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có khả năng tổng kết kinh nghiệm, nghiên cứu lý luận về chun mơn nghiệp vụ; đã qua khóa đào tạo về quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên

cao cấp; đã qua bồi dưỡng chương trình cao cấp về nghiệp vụ thanh tra; biết một ngoại ngữ trình độ C; sử dụng thành thạo vi tính văn phịng.

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 97 - 100)