HOÀN THIỆN HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ THANH TRA

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 95 - 97)

- Về sắp xếp tổ chức, nhìn chung hợp lý, thể hiện sự đổi mới như: + Việc hợp nhất Phòng tiếp cơng dân với Phịng giải quyết khiếu nại,

3.3. HOÀN THIỆN HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ THANH TRA

Pháp luật chính là cơ sở pháp lý hình thành tổ chức, bộ máy và chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra nhà nước tỉnh. Hoạt động của Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc khơng thể nằm ngồi sự điều chỉnh của pháp luật. Do vậy, để tạo cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc, theo chúng tôi cần tiến hành sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra, làm cơ sở cho việc tiến hành đổi mới tổ chức, hoạt động của các tổ chức thanh tra nhà nước cấp tỉnh. Luật thanh tra được xây dựng ban hành dựa trên cơ sở quán triệt đường lối, quan điểm của Đảng về công tác thanh tra, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), tương thích với những văn bản pháp luật có liên quan và tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm tổ chức, hoạt động

thanh tra tiên tiến của các nước trên thế giới. Tuy nhiên, các quy định của Luật thanh tra mặc dù đã giải quyết được những vấn đề cơ bản về tổ chức, hoạt động thanh tra nhưng đến nay đã bộc lộ một số bất cập như: chưa phân định cụ thể, rõ ràng phạm vi, đối tượng, chức năng, nhiệm vụ của từng loại hình thanh tra, từng tổ chức thanh tra nói chung và của từng tổ chức Thanh tra nhà nước cấp tỉnh nói riêng; chưa thể hiện việc đảm bảo nâng cao tính độc lập trong tổ chức, hoạt động của các tổ chức Thanh tra. Chưa thể hiện việc đảm bảo tăng cường tính tập trung, thống nhất của hệ thống thanh tra theo cấp hành chính, nhất là cơ cấu tổ chức thanh tra ngành, lĩnh vực và mối quan hệ với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc quản lý, sử dụng lực lượng thanh tra chuyên ngành phù hợp với yêu cầu và đặc điểm quản lý nhà nước của từng địa phương; chưa quy định một cách chặt chẽ trình tự, thủ tục cho từng loại hình thanh tra cũng như chưa tăng thêm thẩm quyền cho các tổ chức thanh tra, đồng thời thiếu cơ chế bảo đảm để các kiến nghị, kết luận xử lý của thanh tra được thực hiện nghiêm túc, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra; mặt khác cần quy định cụ thể hơn về điều kiện, tiêu chuẩn, địa vị pháp lí, nhiệm vụ, quyền hạn của từng ngạch thanh tra viên và cán bộ công chức không phải là Thanh tra viên nhưng là thành viên các Đoàn thanh tra...

Để có thể giải quyết thấu đáo những yêu cầu đặt ra, trên cơ sở kế thừa những văn bản pháp luật về thanh tra đã ban hành, Luật thanh tra phải được sửa đổi và giải quyết được những bất cập đó. Đi đơi với việc sửa đổi Luật thanh tra, cần sửa đổi, bổ sung Luật khiếu nai, Luật tố tụng hình sự và trong luật tố tụng hình sự cần quy định Thanh tra là một cơ quan được giao một số quyền hạn điều tra như một số cơ quan khác: Bộ đội biên phòng, Kiểm lâm, Hải quan… hoặc được xác định có thẩm quyền nhất định với các hoạt động "tiền khởi tố hình sự" khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự. Bên cạnh việc sửa đổi, bổ sung, ban hành pháp luật cịn phải rà sốt để hủy

bỏ, thay thế các văn bản pháp luật đã lỗi thời hoặc chồng chéo, kể cả các văn

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 95 - 97)