- Về sắp xếp tổ chức, nhìn chung hợp lý, thể hiện sự đổi mới như: + Việc hợp nhất Phòng tiếp cơng dân với Phịng giải quyết khiếu nại,
3.5. ỨNG DỤNG CÁC THÀNH TỰU KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀO HOẠT ĐỘNG THANH TRA
ĐỘNG THANH TRA
Trong điều kiện ngày nay, khi mà tri thức, thông tin, công nghệ đã trở thành mũi nhọn, xâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội thì việc nắm bắt, ứng dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật trở thành yếu tố có ý nghĩa quyết định khơng chỉ đối với hoạt động thanh tra mà đối với toàn bộ hoạt động quản lý nói chung. Đối với các tổ chức Thanh tra nhà nước tỉnh ở Vĩnh Phúc, việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật là một việc làm có ý nghĩa và xuất phát từ những yêu cầu cụ thể sau:
Phạm vi hoạt động thanh tra rộng; nội dung thanh tra phong phú, đa dạng, phức tạp, bao gồm tất cả các ngành, các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội; đối tượng thanh tra ngày càng sử sụng nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt và phương tiện hiện đại để thực hiện, che giấu hành vi vi phạm pháp luật. Do vậy hoạt động thanh tra ln địi hỏi người cán bộ thanh tra khơng chỉ có bản lĩnh chính trị vững vàng mà cịn phải tinh thơng về nghiệp vụ về kiến thức pháp luật, có trình độ khoa học, kỹ thuật, đủ khả năng ứng dụng tri thức khoa học hoặc sử dụng những phương tiện, thiết bị kỹ thuật hiện đại vào giải quyết những vấn đề mà thực tiễn hoạt động thanh tra đặt ra.
Yêu cầu của hoạt động thanh tra là phải có tính nhanh nhạy, chính xác, khách quan. Hồ sơ, tài liệu thanh tra phải được lưu trữ, bảo vệ một cách khoa học, vừa an tồn, bí mật, vừa dễ tra cứu, sử dụng. Hệ thống thông tin phải thông suốt, đầy đủ, trung thực, kịp thời phục vụ yêu cầu quản lý và sự chỉ đạo điều hành của lãnh đạo các cấp. Vì vậy, việc ứng dụng các thành tựu của khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ thông tin tổ chức, hoạt động thanh tra chắc chắn sẽ nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, phục vụ tốt hơn yêu cầu của công tác quản lý.