TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THANH TRA

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 101 - 107)

- Về sắp xếp tổ chức, nhìn chung hợp lý, thể hiện sự đổi mới như: + Việc hợp nhất Phòng tiếp cơng dân với Phịng giải quyết khiếu nại,

3.6. TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THANH TRA

THANH TRA

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh Vĩnh phúc là hoàn toàn phù hợp với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh tra và phù hợp với nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta được quy định tại điều 4 Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001). Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng và chính quyền của tỉnh Vĩnh Phúc có ý nghĩa quyết định đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơng tác thanh tra nói chung và hoạt động của Thanh tra nhà nước tỉnh ở Vĩnh Phúc nói riêng. Do vậy, trách nhiệm của Đảng và Chính quyền các cấp ở tỉnh Vĩnh Phúc phải trực tiếp kiểm tra, thanh tra và lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra. Về vấn đề này, Chủ tịch Hồ CHI MINH đã khẳng định tại Hội nghị cán bộ thanh tra tồn miền Bắc ngày 19/4/1957: "Cơng tác thanh tra là rất quan trọng, “vì vậy các cấp chính quyền cũng như Đảng phải giúp đỡ cho cán bộ thanh tra làm trịn nhiệm vụ đó”, “Tơi được báo cáo nhiều nơi, khu, tỉnh khơng xem trọng thanh tra, nhiều khu, tỉnh chưa có thanh tra, nơi nào có rồi cũng ít giúp đỡ, săn sóc. Thế là khơng đúng. Cán bộ thanh tra giúp mình xem xét lại chủ trương, chính sách đúng hay khơng đúng, được thực hiện hay không, nên từ Trung ương trở xuống cần giúp đỡ, xem trọng thanh tra. Không những khu, tỉnh, các Bộ cũng thế. Nếu thanh tra làm được kịp thời ta sẽ tránh được sai lầm. Nếu khơng có lỗ tai, con mắt, các cơ quan Trung ương, khu, tỉnh sẽ không biết việc dưới như thế nào”(23 tr7+ tr8). Thực tế trong những năm qua ở Vĩnh phúc đã làm sáng tỏ vấn đề này, đó là: Thanh tra nhà nước tỉnh chỉ hồn thành tốt nhiệm vụ khi có sự lãnh đạo kiểm tra thường xuyên của Tỉnh ủy, UBND tỉnh. Mặt khác, Tỉnh ủy và các cấp ủy đảng ở Vĩnh Phúc phải thường xuyên quan tâm, giúp đỡ và yêu cầu Thanh tra tỉnh Vĩnh Phúc làm tròn nhiệm vụ. Hoạt động của Thanh tra tỉnh là để phục vụ sự lãnh đạo của tỉnh ủy và sự quản lý của Nhà nước của UBND. Sự quan tâm của Tỉnh uỷ

và UBND tỉnh Vĩnh Phúc đối với Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc phải được thể hiện ở việc tăng cường cán bộ cả về số lượng , chất lượng và củng cố tổ chức của các cơ quan Thanh tra đặc biệt là Thanh tra nhà nước tỉnh. Tỉnh ủy, UBND tỉnh phải quan tâm đến việc thực hiện và chỉ đạo thực hiện các kết luận, kiến nghị của Thanh tra nhà nước tỉnh. Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh Vĩnh phúc là công cụ, là “tai, mắt” của Tỉnh ủy, UBND tỉnh cho nên hiệu lực, hiệu quả của Thanh tra nhà nước tỉnh phụ thuộc rất nhiều vào việc Tỉnh ủy, UBND tỉnh có quan tâm đến việc thực hiện và chỉ đạo thực hiện các kết luận, kiến nghị của Thanh tra nhà nước tỉnh hay không. Nếu như các kết luận, kiến nghị của Thanh tra nhà nước tỉnh khơng được các cấp uỷ và chính quyền các cấp quan tâm, thực hiện thì ý nghĩa, vai trị của Thanh tra bị ảnh hưởng, uy tín của Thanh tra nhà nước tỉnh cũng sẽ giảm sút và nói chung hoạt động của Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc sẽ kém hiệu lực và hiệu quả.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Thanh tra cịn địi hỏi chính sự tăng cường lãnh đạo của Đảng bộ Thanh tra tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc. Việc Đảng bộ Thanh tra nhà nước tỉnh làm tốt cơng tác chính tri tư tưởng, cơng tác tổ chức cán bộ, công tác kiểm tra giám sát và công tác dân vận trong cơ quan Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc là nhân tố giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh Vĩnh Phúc các biện pháp lãnh đạo chỉ đạo cơng tác thanh tra trong tồn tỉnh, đảm bảo thắng lợi các cuộc thanh tra do Thanh tra nhà nước tỉnh tiến hành cũng như cơng tác thẩm tra, xác minh chính xác các vụ việc được UBND tỉnh giao để tham mưu đề xuất giải quyết kịp thời, đúng pháp luật. Đây là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc.

Trong quả trình phát triển, Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc đã giữ vai trò quan trọng trong những thành tựu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc.Tuy trong những năm qua đã có những đổi mới song trong tổ chức và hoạt động của Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc vẫn còn những hạn chế bất cập. Trước yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam và thực hiện q trình cải cách hành chính nhà nước địi hỏi Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa cả về tổ chức và hoạt động thông qua một số giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động là: Đổi mới về thực hiện chức năng, nhiệm vụ và sắp xếp lại cơ cấu tổ chức một cách hợp lý phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính nhà nước và thực tế ở địa phương; Đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra; Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về thanh tra; Xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ công chức thanh tra; Ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào hoạt động thanh tra; Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh tra.

Các giải pháp này cần được thực hiện một cách đồng bộ từ đó nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động của Thanh tra nhà nước tỉnh ở Tỉnh Vĩnh phúc phù hợp với thực tiễn của Tỉnh Vĩnh Phúc.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới tổ chức và hoạt độ của thanh tra; sau khi khảo sát, đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động của Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh Vĩnh phúc, chúng tôi xin đưa ra một số kết luận như sau:

1. Thanh tra nhà nước nói chung và Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng vừa là một chức năng thiết yếu, vừa là giai đoạn trong quản lý hành chính nhà nước. Tăng cường cơng tác thanh tra, phòng chống tham nhũng, nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại tố cáo là biện pháp hữu hiệu nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước; hoàn thiện thể chế pháp luật và cơ chế quản lý.

Cùng với quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, tổ chức và hoạt động của ngành Thanh tra ngày càng được củng cố và hoàn thiện. Hoạt động của ngành Thanh tra đã góp phần xứng đáng vào việc bảo vệ chế độ, giữ gìn trật tự kỷ cương, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích nhà nước, bảo vệ quyền tự do dân chủ và đảm đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

2. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, trong tổ chức và hoạt động của Thanh tra nói chung và Thanh nhà nước tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng vẫn cịn nhiều hạn chế, bất cập như: cơ cấu tổ chức chưa hợp lý, công tác quản lý nhà nước về thanh tra chưa được coi trọng, thanh tra trách nhiệm và thanh tra về tham nhũng hiện nay cịn hình thức, một bộ phận cán bộ cơng chức nghiệp vụ chuyên môn và bản lĩnh nghề nghiệp chưa vững vàng... Từ thực trạng trên đổi mới tổ chức và hoạt động Thanh tra nhà nước nói chung và Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng đáp ứng yêu cầu cải cách bộ máy nhà nước đang là một yêu cầu khách quan, là đòi hỏi hết sức bức xúc cần phải giải quyết.

3. Đổi mới tổ chức và hoạt đông của Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc cần phải gắn liền với đổi mới hoạt động của tồn ngành thanh tra và q

trình cải cách hành chính đang được thực hiện tại tỉnh Vĩnh Phúc trên cơ sở học tập, kế thừa những yếu tố hợp lý, những kinh nghiệm hay về tổ chức và hoạt động của các tỉnh trong cả nước.

Một số giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc được thực hiện đồng bộ bảo đảm Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động đáp ứng yêu cầu đổi mới và phuc vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước đồng thời để tỉnh Vĩnh Phúc sớm trở thành một trong những tỉnh "giàu có, phồn thịnh nhất miền Bắc nước ta" như Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn khi Người về thăm tỉnh Vĩnh Phúc ngày 2/3/1963./.

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 101 - 107)