Các đảm bảo về kinh tế

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 34 - 38)

- Thứ tư, thông qua khiếu nại, tố cáo của công dân và việc thẩm tra xác

1.2.2.1. Các đảm bảo về kinh tế

Sự phát triển của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở tỉnh Vĩnh Phúc là bảo đảm hết sức cơ bản mang tính quyết định đối với đổi mới tổ

chức và hoạt động của Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc. Một trong những việc làm có thể nói đó là sự sáng tạo và mang tính đặc thù của tỉnh Vĩnh Phúc là ngay sau khi tái lập tỉnh đã tập chung cho công tác quy hoạch tổng thể và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội một cách hợp lý phù hợp với thực tế của tỉnh và xu hướng phát triển của đất nước tronh thời kỳ mới.Trong lĩnh vực kinh tế một việc làm mang tính đột phá thành cơng đó là việc xác định chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ cơ cấu: Nông nghiệp -Công nghiệp -Thương mại dịch vụ sang cơ cấu kinh tế: Công nghiệp -Thương mại dịch vụ -Nơng nghiệp.Tiếp đó, Tỉnh ủy Vĩnh phúc đã thực sự tích cực, năng động lãnh đạo Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh đổi mới phát triển kinh tế theo cơ cấu kinh tế Công nghiệp- Thương mại dịch vụ - Nông nghiệp giành những kết quả to lớn sau đây:

Trước hết để thúc đẩy sản xuất công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc theo

đúng quy hoạch, cơ cấu kinh tế của tỉnh, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIV đã đề ra mục tiêu tổng quát là: Phấn đấu có đủ các yếu tố cơ bản của một tỉnh công nghiệp vào năm 2015; trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ XXI với nhiệm vụ cụ thể là tập trung phát triển công nghiệp và coi công nghiệp là nền tảng của nền kinh tế, kích thích các ngành dịch vụ, nơng nghiệp phát triển, tạo thêm nhiều việc làm cho nông nghiệp nhằm đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn,....

Căn cứ nghị quyết của Đại hội Đảng bộ, Ban thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã có Nghị quyết số:O4-NQ/TU ngày 18/5/2007 về Đẩy mạnh cải cách hành chính phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Ủy ban nhân dân Tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Chiến lược phát triển công nghiệp của Vĩnh Phúc đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020. Từ việc ra các chủ trương đúng đắn thể hiện sự ưu đãi đối với các nhà đầu tư như: giảm tiền thuê đất, hỗ trợ tiền đền bù giải phóng mặt bằng , cải cách hành chính và đẩy mạnh xây dựng hồn thiện hệ thống giao thông nên trong mấy năm qua công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc phát

triển rất mạnh mẽ nhất là cơng nghiệp khai khống, cơ khí lắp ráp ơ tơ , xe máy và điện tử, công nghiệp dệt may, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm. Hết năm 2009 trên địa bàn tỉnh Vĩnh phúc có 4000 doanh nghiệp thu hút 100.000 lao động và đứng thứ 3 tồn quốc về thu hút FDI, trong đó có 6 khu cơng nghiệp đã di vào sản xuất và đang xây dựng cơ sở hạ tầng với tổng diện tích 1.650,73 ha là: Khu công nghiệp Khai Quang (262 ha) thuộc địa phận thành phố Vĩnh Yên; các khu cơng nghiệp Bình Xun (271 ha), Bình Xuyên II (485,1 ha) và Bá Thiện (327 ha) thuộc huyện Bình Xun; khu cơng nghiệp Kim Hoa (50 ha) thuộc Thị xã Phúc Yên, Khu công nghiệp Quang Minh I và Quang Minh II thuộc địa phận huyện Mê Linh (từ tháng 10/2008 chuyển về Thủ đô Hà Nội). Các khu cơng nghiệp (04 khu) Quang Minh, Khai Quang, Bình Xun, Kim Hoa đã đi vào hoạt động, các khu cơng nghiệp cịn lại mới thành lập đang triển khai đầu tư xây dựng.

Ngồi các khu cơng nghiệp trên cịn có 5 khu cơng nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư phát triển là khu công nghiệp Chấn Hưng, Bình Xun II, khu cơng nghiệp Bá Thiện II, khu công nghiệp Sơn Lôi (350ha), khu công nghiệp Hội Hợp (150ha) [1].

Cùng với việc lãnh đạo phát triển sản xuất công nghiệp,Tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Phúc cịn có Nghị quyết chun đề phát triển thương mại dịch vụ du lịch nhằm sử dụng khai thác hợp lý các tiềm năng trên tất cả các lĩnh vực từ tài chính, ngân hàng, bưu chính viễn thơng đến thương mai, du lịch trong đó tập trung đầu tư xây dưng hạ tầng và khai thác có hiệu quả các khu du lịch như: Tam Đảo, Tây Thiên, Đại Lải.

Về phát triển sản xuất nông nghiệp cũng được Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đặc biệt quan tâm trong lãnh chỉ đạo. Ngày 27/12/2006 Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã ban hành Nghị quyết số: 03/NQ-TU về phát triển nông nghiệp, nông thôn. Việc ban hành Nghị quyết này cũng thể hiện sự đổi mới mang tính đột phá cách mạng của tỉnh Vĩnh Phúc so với cả nước. Thực hiện Nghị quyết này, nông

nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đã có sự phát triển mạnh mẽ cả về trồng trọt và chăn nuôi. Về trồng trọt trên địa bàn tỉnh đã hình thành các vùng sản suất mang tính chun canh như: vùng trồng lúa, ngơ, rau có năng xuất chất lượng cao ở huyện Vĩnh Tường, huyện Yên Lạc; vùng trồng hoa ở thị xã Phúc Yên, Huyện Bình Xun, thành phố Vĩnh n. Về chăn ni cũng phát triển mạnh nhất là lợn siêu nạc, bò Zebu, bò sữa và cá ở huyện Tam Dương, huyện Tam Đảo và huyện Lập Thạch.

Chính do có sự tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế một cách toàn diện của Tỉnh ủy nên tỉnh Vĩnh Phúc từ một tỉnh thuần nông và nghèo đã trở thành một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao và đạt tổng giá trị kinh tế lớn của đất nước; đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ, nhân dân nâng lên rõ rệt và là cơ sở vững chắc để mọi người thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình đối với nhà nước và xã hội, trong đó có quyền và nghĩa vụ tham gia xây dựng quản lý nhà nước và tham gia xây dựng việc đổi mới tổ chức, hoạt động Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc. Kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc phát triển tạo điều kiện loại bỏ những nguyên nhân kinh tế -xã hội của nhiều vi phạm pháp luật vì khi đời sống vật chất được nâng lên thì dân trí cũng được nâng lên và hạn chế được nạn "túng ăn vụng, đói làm càn" của nhân dân nói chung và cán bộ cơng chức của tỉnh nói riêng, trong đó có cả cán bộ làm cơng tác thanh tra, do vậy giảm bớt áp lực cho hoạt động thanh tra đặc biệt trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Mặt khác, kinh tế của tỉnh phát triển tạo điều kiện rất thuận lợi cho Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc đổi mới nâng cao cơ sở vật chất và phương tiện làm việc. Thực tế là khi mới tái lập tỉnh (1997), Vĩnh Phúc là tỉnh nghèo, hàng năm Trung ương phải trợ cấp ngân sách nên đời sống nhân dân rất khó khăn, tình trạng vi pham pháp luật nhất là tội phạm xâm hại tới tài sản của nhà nước và công dân diễn với số lượng lớn với tính chất nghiêm trọng; cơ sở vật chất và phượng tiện làm việc của các cơ quan của tỉnh nói chung và Thanh tra nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc nói

riêng rất khó khăn và nghèo nàn đã tác động trực tiếp tới chất lượng hiệu quả hoạt động của các cơ quan, trong đó có Thanh tra nhà nước tỉnh.

Tuy nhiên, để đảm bảo về kinh tế cho việc đổi mới tổ chức, hoạt động của các cơ quan trong đó có Thanh tra nhà nước tỉnh, tỉnh Vĩnh Phúc cần tiếp tục phát triển kinh tế mạnh mẽ, toàn diện và vững chắc hơn nữa thông qua việc tiếp tục điều chỉnh công tác quy hoạch xây dựng, công tác tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế một cách hợp lý cho từng nghành, từng huyện, thị của tỉnh trên cở sở phân bổ hợp lý nguồn lực lao động, tài nguyên; tôn trọng và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các hình thức sở hữu và các thành phần kinh tế phát triển mạnh mẽ, vững chắc; chú trọng hướng dẫn, hỗ trợ các huyện vùng núi khó khăn như Lập Thạch, Sông Lô; tăng cường công tác quản lý nhà nước về kinh tế bằng pháp luật, coi pháp luật là công cụ quản lý hữu hiệu quan trọng nhất đi đôi với việc thực hiện phân cấp quản lý một cách hợp lý; giải quyết tốt mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân, tập thể và nhà nước làm cho "dân giàu, nước mạnh" trên cơ sở phát huy hết tiềm năng của người lao động trong tỉnh.

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 34 - 38)