- Về sắp xếp tổ chức, nhìn chung hợp lý, thể hiện sự đổi mới như: + Việc hợp nhất Phòng tiếp cơng dân với Phịng giải quyết khiếu nại,
3.2. ĐỔI MỚI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA
Để Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc có thể thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ do pháp luật quy định, cần tăng cường thẩm quyền cho Thanh tra nhà nước tỉnh theo hướng khả thi, thực quyền, đủ mạnh và phù hợp. Đối với Thanh tra nhà nước, trong đó có Thanh tra tỉnh, điều cần nhất là quyền xử lý tại chỗ các vi phạm pháp luật, quyền ra quyết định thu hồi tiền, tài sản bị chiếm đoạt; quyền yêu cầu phong tỏa tài khoản ngân hàng để đảm bảo thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định thanh tra; quyền yêu cầu Tòa án mở thủ tục tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp qua thanh tra phát hiện đã lâm vào tình trạng phá sản nhằm kịp thời bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền lợi ích chính đáng của cá nhân; quyền xử lý, kỷ luật đối với một số đối tượng có hành vi vi phạm; quyền tham gia vào quá trình xem xét bổ nhiệm, thăng thưởng cán bộ, công chức.
Đẩy mạnh việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong cơng tác thanh tra kinh tế - xã hội và xem xét giải quyết khiếu nại, tố cáo. Khi tiến hành thanh tra cần phải coi trọng và đặt lên hàng đầu vấn đề chất lượng, hiệu quả thanh tra, do đó việc tiến hành thanh tra phải đảm bảo các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra, đó là: Hoạt động thanh tra phải tuân theo pháp luật, chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật, không được làm trái pháp luật là nguyên tắc áp dụng đối với cán bộ, thanh tra viên trong các cuộc thanh tra, đối với Thanh tra viên khi thi hành công vụ cũng như đối với đối tượng thanh
tra và cá nhân, tổ chức có liên quan đến hoạt động thanh tra. Việc Thanh tra phải tuân thủ những quy định pháp luật trong q trình thanh tra, đảm bảo tính độc lập, nghiêm túc, không ai được can thiệp làm lung lạc ý chí của Trưởng Đồn thanh tra, Thanh tra viên khi đang làm nhiệm vụ thanh tra. Mặt khác, Trưởng Đoàn thanh tra, bản thân thanh tra viên, cán bộ thanh tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc thanh tra nên họ phải rèn luyện ý chí và bản lĩnh thì mới có thể thực hiện tốt cơng vụ được giao. Có như vậy mới đảm bảo hiệu lực về thanh tra, ngăn chặn được những vi phạm làm vơ hiệu hóa hoạt động thanh tra. Hoạt động thanh tra phải bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, kịp thời, công khai, dân chủ, không làm cản trở đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra. Trong hoạt động thanh tra, chỉ khi nào thực hiện đúng ngun tắc này thì mới có thể đánh giá đúng, chính xác, đúng sự thật, giúp cho việc xử lý sai phạm đúng người, đúng mức độ vi phạm, đúng pháp luật. Việc thanh tra không làm ảnh hưởng hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra mà mang tính phối hợp với mục đích thanh tra góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Hoạt động thanh tra phải tuân thủ trình tự thanh tra từ khi bắt đầu đến khi kết thúc thanh tra. Trong thời gian vừa qua, do Thanh tra viên chưa quán triệt nghiêm túc, triệt để nguyên tắc này nên có cuộc thanh tra đưa ra kết luận cịn chung chung, khơng rõ ràng đúng sai và không quy trách nhiệm cụ thể. Yêu cầu của công tác thanh tra là phải đưa ra các kết luận rõ ràng, rành mạch đúng, sai, quy trách nhiệm cụ thể, xác định rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan. Việc đưa ra các kiến nghị phải nhằm mục đích góp ý cho đối tượng thanh tra, phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, sửa chữa những sai lầm khuyết điểm ấy bởi vì kiến nghị là cơ sở để xem xét xử lý đối với cá nhân, tổ chức có vi phạm. Khi tiến hành thanh tra, phải xác định đúng đối tượng, phạm vi, nội dung hoạt động thanh tra đã được xác định trong kế hoạch, chương trình thanh tra đã được phê duyệt hoặc khi phát hiện có vi phạm. Trong hoat động thanh tra, phải sử dụng đúng quyền hạn được
pháp luât quy định, không đươc lạm quyền, vượt quyền làm sai lệch kết quả thanh tra, bóp méo sự việc, v.v.
Tiến hành thanh tra cần có trọng tâm, trọng điểm, nhanh gọn, chính xác, tập trung vào những vấn đề nổi cộm, bức xúc được dư luận xã hội quan tâm để vừa góp phần làm ổn định tình hình, vừa kịp thời xử lý những sai phạm; phát hiện, đề xuất sửa đổi những vướng mắc, bất cập, góp phần hồn thiện cơ chế quản lý. Các kết luận, kiến nghị thanh tra phải được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời xử lý và tổ chức thực hiện một cách kiên quyết triệt để.
Trong thực hiện chức năng, quyền hạn của mình, Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc cần mở rộng dân chủ, tăng cường đối thoại trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc cần tập trung thanh tra trách nhiệm của Giám đốc Sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện trong việc thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có hiệu lực thi hành.