Thực trạng về cơ cấu tổ chức Thanh tra nhà nước tỉn hở tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 67 - 72)

- Về tổ chức bộ máy, cán bộ: Tỉnh đã rà soát, sắp xếp đội ngũ cán bộ

2.3.1.Thực trạng về cơ cấu tổ chức Thanh tra nhà nước tỉn hở tỉnh Vĩnh Phúc

kiện có rất nhiều khó khăn về con người, về điều kiện cơ sở vật chất nhưng Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc đã khơng ngừng hồn thiện bộ máy, tăng cường đội ngũ cán bộ và hoàn thành chức năng, nhiệm vụ được giao trên cả 2 phương diện quản lý nhà nước về thanh tra và thực hiện quyền thanh tra. Do vậy, từ 1997 đến năm 2009, Thanh tra nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc đã 5 lần được Thanh tra Chính phủ tặng cờ thi đua suất sắc và năm 2005, Thanh tra nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng ba.

2.3. THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRANHÀ NƯỚC TỈNH Ở TỈNH VĨNH PHÚC (TỪ NĂM 2005 ĐẾN NAY) NHÀ NƯỚC TỈNH Ở TỈNH VĨNH PHÚC (TỪ NĂM 2005 ĐẾN NAY)

2.3.1. Thực trạng về cơ cấu tổ chức Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnhVĩnh Phúc Vĩnh Phúc

Thực hiện quy định tại Điều 17 Luật Thanh tra năm 2004, Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về công tác thanh tra và thực hiện nhiệm vụ quyền hạn thanh tra hành chính trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc. Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác tổ chức, về nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.

Bảng 2.1: Biên chế hiện có của Thanh tra nhà nước tỉnh ở Vĩnh Phúc Tổng số Giới tính Đảng viên Lý luận chính trị Trình độ Nam Nữ nhânCử Caocấp Trungcấp Đạihọc Thạcsỹ

Ngoại ngữ (B) Tin học (B) 54 25 11 37 3 7 21 44 2 100% 100%

Thanh tra viên cao cấp Thanh tra viên chính Thanh tra viên

3 10 18

Nguồn: Báo cáo Tổng kết công tác 2009 và năm 2010 của Thanh tra Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc.

Từ tổng số cán bộ công chức và phân loại cán bộ công chức của Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc chúng ta thấy rằng so với khi mới tái lập tỉnh (1997) đã có sự lớn mạnh vượt bậc cả về số lượng và chất lượng. Đạt được kết quả đó trước hết là có sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo kiện tồn củng cố tổ chức bộ máy của Tỉnh ủy , Ủy ban nhân dân tỉnh đồng thời đó là sự nỗ lực của Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc từ cơng tác bố trí sắp xếp, quy hoạch cán bộ đến công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đội ngũ cán bộ cơng chức của mình.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc

+ Ban lãnh đạo 4 người (đều là Đảng viên và nam giới), gồm có:

Phịng thanh tra nội chính - văn xã Phịng phòng chống tham nhũng Phịng đơn đốc xử lý sau thanh tra Văn phòng thanh tra tỉnh Phòng thanh tra kinh tế

Lãnh đạo thanh tra tỉnh

Phòng tiếp dân và giải quyết khiếu nại ,tố cáo

- Chánh Thanh tra được xếp ngạch thanh tra cao cấp phụ trách chung và trực tiếp phụ trách;

- 1 Phó Chánh Thanh tra được xếp ngạch là thanh tra viên cao cấp trực tiếp phụ trách Phịng Thanh tra Kinh tế;

- 1 Phó Chánh Thanh tra được xếp ngạch là thanh tra viên cao cấp trực tiếp phụ trách Phòng Thanh tra Nội chính, Văn hóa-xã hội;

- 1 Phó Chánh Thanh tra được xếp ngạch là thanh tra viên cao cấp trực tiếp phụ trách Phịng đơn đốc xử lý sau thanh tra và Phòng tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ do pháp luật thanh tra quy định và Quyết định số 63/209/QĐ ngày 18/12/2009 của Úy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc quy định, cơ cấu tổ chức của Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh Vĩnh Phúc được cơ cấu thành 6 Phòng trực thuộc gồm:

+ Văn phòng Thanh tra nhà nước tỉnh: 12 người, trong đó có 1 Chánh Văn phịng, 1 Phó Chánh Văn phịng và 10 cán bộ công chức.

Văn phịng Thanh tra nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc có chức năng nhiệm vụ, tham mưu giúp lãnh đạo Thanh tra tỉnh trong việc: xây dựng chương trình, kế hoạch cơng tác thanh tra, hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch cơng tác thanh tra của Thanh tra các Sở, các huyện; tổng hợp tình hình, kết quả thanh tra toàn ngành hàng tháng, hàng quý và hàng năm báo cáo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và Thanh tra Chính phủ; giúp lãnh đạo Thanh tra tỉnh quản lý cơng tác cán bộ, quy hoạch đào tạo thi đua-khen thưởng; nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong thanh tra; thực hiện cơng tác hành chính quản trị phục vụ sự chỉ đạo điều hành của lãnh đạo và duy trì hoạt động bình thường của cơ quan.

+ Phòng Thanh tra kinh tế (Phịng nghiệp vụ 1): 9 người, trong đó gồm:

Phịng Thanh tra kinh tế có nhiệm vụ trực tiếp thực hiện quyền thanh tra của Thanh tra tỉnh trên lĩnh vực kinh tế đồng thời phối hợp với Văn phịng trong cơng việc giúp lãnh đạo thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra kinh tế của Thanh tra nhà nước tỉnh.

+ Phòng Thanh tra nội chính - văn xã (Phịng nghiệp vụ 2): 7 người, gồm: 1 Trưởng phịng, 1 Phó phịng, 5 Thanh tra viên.

Phịng Thanh tra nội chính - văn xã có chức năng, nhiệm vụ trực tiếp thực hiện quyền thanh tra của Thanh tra nhà nước tỉnh trong lĩnh vực nội chính, đó là thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện và các Sở; trực tiếp thanh tra trong lĩnh vực văn hóa - xã hội; phối hợp với Văn phịng trong việc giúp lãnh đạo Thanh tra tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra trong lĩnh vực nội chính, văn hóa xã hội của Thanh tra nhà nước tỉnh.

+ Phòng Tiếp cơng dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo (Phịng nghiệp vụ 3): 3 người gồm 1 Trưởng phòng, 2 cán bộ.

Phịng này có chức năng nhiệm vụ tổ chức công tác tiếp dân thường xuyên của Thanh tra nhà nước tỉnh; thực hiện quyền thanh tra của Thanh tra nhà nước tỉnh trong lĩnh vực xét giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của công dân; phối hợp với Văn phòng giúp lãnh đạo hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan đơn vị thuộc quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện việc tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại tố cáo; giúp lãnh đạo Thanh tra tỉnh xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết khiếu naị tố cáo thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh khi được giao; giúp lãnh đạo Thanh tra tỉnh xem xét, kết luận nội dung tố cáo mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở đã giải quyết nhưng có vi phạm pháp luật, trong trường hợp có vi phạm pháp luật thì kiến nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở đã giải quyết kết luận xem xét, giải quyết lại theo quy định của pháp luật.

+ Phòng Thanh tra phòng chống tham nhũng (Phịng nghiệp vụ 4): có 5 người trong đó có 1 Trưởng phịng, 1 Phó phịng, 2 cán bộ.

Phịng Thanh tra phịng chống tham nhũng có chức năng, nhiệm vụ trực tiếp thực hiện quyền thanh tra của Thanh tra nhà nước tỉnh trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng của các Sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các đơn vị, cán bộ thuộc quyền quản lý của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh; trực tiếp tiếp nhận các đơn khiếu nại tố cáo về tham nhũng thuộc thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. Phối hợp với các cơ quan bảo vệ pháp luật (Cơng an tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân, Tịa án nhân dân tỉnh và Kiểm toán nhà nước) trong việc phát hiện những hành vi tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận, quyền quyết định của mình trong quá trình thanh tra vụ việc tham nhũng; quản lý bản kê khai tài sản, thu nhập, tiến hành xác minh kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng đối với những cán bộ công chức thuộc diện Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý; kiểm tra giám sát nội bộ nhằm ngăn chặn những hành vi tham nhũng trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng; yêu cầu các cơ quan đơn vị có liên quan cử cán bộ cơng chức tham gia các Đoàn thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo; hợp tác quốc tế về phòng chống tham nhũng theo quy định của pháp luật và phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Thanh tra Chính phủ.

+ Phịng đơn đốc, xử lý sau thanh tra, giải quyết, khiếu nại, tố cáo (Phòng nghiệp vụ 5): 5 người gồm: 1 Trưởng phịng, 1 Phó phòng, 3 cán bộ. Phịng đơn đốc xử lý sau thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện chức năng nghiệp vụ là theo dõi, kiểm tra đôn đốc thực hiện các kết luận, kiến nghị và quyết định xử lý sau thanh tra kinh tế xã hội và phòng chống tham nhũng; quyết định giải quyết khiếu nại và quyết định xử lý tố cáo của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh; phối hợp với Văn phòng giúp lãnh đạo tổ chức

sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo phòng chống tham nhũng.

Qua xem xét về thực trạng cơ cấu tổ chức của Thanh tra nhà nước tỉnh ở Vĩnh Phúc cho thấy, công tác tổ chức cán bộ của Thanh tra tỉnh đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo và Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh Vĩnh phúc đã nỗ lực thực hiện một các nghiêm túc, năng động.

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 67 - 72)