Vị trí của thanh tra nhà nước trong bộ máy quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 26 - 28)

- Thứ tư, thông qua khiếu nại, tố cáo của công dân và việc thẩm tra xác

1.1.3. Vị trí của thanh tra nhà nước trong bộ máy quản lý nhà nước

Từ khi thành lập Ban Thanh tra đặc biệt, tiền thân của ngành Thanh tra Việt Nam đến nay, các tổ chức Thanh tra nhà nước luôn được xác định nằm trong bộ máy hành chính, thuộc hệ thống cơ quan hành pháp. Mặc dù trong từng giai đoạn cách mạng khác nhau, tổ chức Thanh tra nhà nước (có những

giai đoạn đứt gãy) ln có những thay đổi cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ chung nhưng vị trí của các cơ quan Thanh tra nhà nước trong bộ máy nhà nước vẫn không thay đổi.

Sắc lệnh số 64/SL ngày 23/11/1945 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành về việc thành lập Ban Thanh tra đặc biệt tuy khơng nêu cụ thể, nhưng chúng ta vẫn có thể xác định vị trí trong hệ thống cơ quan Chính phủ của tổ chức này qua quy định: "Chính phủ sẽ lập ngay một Ban Thanh tra đặc biệt, có ủy nhiệm là đi giám sát tất cả các công việc và các nhân viên của các Ủy ban nhân dân và các cơ quan của Chính phủ".

Tại Sắc lệnh số 138/SL ngày 18/12/1949 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành, vị trí của thanh tra đã được xác định khá rõ qua việc quyết định thành lập Ban thanh tra Chính phủ trực thuộc Thủ tướng Chính phủ.

Đến Sắc lệnh số 261/SL ngày 28/3/1956 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành, Ban Thanh tra của Chính phủ đã được đổi tên thành Ban Thanh tra Trung ương của Chính phủ và xác định Ban thanh tra Trung ương của Chính phủ trực thuộc Chính phủ. Kể từ đây, các văn bản pháp lý có liên quan đến tổ chức hoặc các hoạt động thanh tra đều nhất quán xác định vị trí của các tổ chức Thanh tra nằm trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước.

Pháp lệnh thanh tra năm 1990 là văn bản quy phạm pháp luật có giá trị cao nhất tính đến thời điểm này về tổ chức và hoạt động thanh tra. Pháp lệnh này quy định một cách tương đối toàn diện về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức Thanh tra nhà nước. Theo Pháp lệnh, các tổ chức Thanh tra nhà nước được thành lập hệ thống từ Trung ương đến cấp huyện nằm trong hệ thống cơ quan hành chính của Nhà nước, bao gồm: Thanh tra Nhà nước, là cơ quan của Chính phủ; Thanh tra Bộ, Sở là cơ quan thuộc Bộ, ngành; Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện là cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp. Vị trí của các tổ chức Thanh tra nhà nước cịn được khẳng định rõ trong Điều 112 Hiến pháp năm 1992 thơng qua việc quy định nhiệm vụ của Chính phủ trong tổ chức và lãnh đạo công tác thanh tra, kiểm tra nhà nước.

Luật Thanh tra số 22/2004/QH11 quy định về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan Thanh tra nhà nước gồm: Thanh tra chính phủ; Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Thanh tra tỉnh); Thanh tra huyện, quận thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là Thanh tra huyện). Luật Thanh tra cũng quy định tương đối đầy đủ các cơ quan Thanh tra theo ngành, lĩnh vực gồm: Thanh tra bộ, cơ quan ngang Bộ (gọi chung là Thanh tra bộ). Thanh tra bộ có thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành; Cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực được thành lập cơ quan thanh tra. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Thanh tra của cơ quan thuộc Chính phủ được áp dụng như đối với Thanh tra bộ; Thanh tra sở được thành lập ở những Sở thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc theo quy định của Pháp luật.

Như vậy Luật thanh tra là văn bản pháp lý cao nhất quy định về tổ chức, hoạt động thanh tra và tiếp tục xác định vị trí của các tổ chức Thanh tra nằm trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước.

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 26 - 28)