Kinh nghiệm về đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh Lai Châu

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 48 - 53)

- Thứ tư, thông qua khiếu nại, tố cáo của công dân và việc thẩm tra xác

1.3.2. Kinh nghiệm về đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh Lai Châu

- Điều kiện tự nhiên xã hội và tiềm năng của tỉnh Lai Châu.

Thực hiện Nghị quyết số 22, kỳ họp thứ IV Quốc hội khoá XI về điều chỉnh địa giới hành chính, chia tách tỉnh Lai Châu (cũ) thành 2 tỉnh Lai Châu (mới) và Điện Biên. Tỉnh Lai Châu (mới) được thành lập trên cơ sở 4 huyện của tỉnh Lai Châu (cũ) và sáp nhập huyện Than Uyên của tỉnh Lào Cai. Ngày 30/10/2008, Chính phủ có Nghị định số 04 NĐ-CP, chia tách huyện Than Uyên thành 2 huyện. Đến nay, Lai Châu có 7 huyện và 1 thị xã, là tỉnh nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc; phía Bắc giáp với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía Đơng giáp với tỉnh Lào Cai, n Bái, Sơn La; phía Tây và phía Tây Nam

giáp tỉnh Điện Biên. Tỉnh có đường biên giới giáp Trung Quốc dài 273 km, có cửa khẩu quốc gia Ma Lù Thàng thuận lợi cho việc phát triển kinh tế đối ngoại. Tỉnh Lai Châu có vị trí quan trọng về quốc phịng, an ninh và bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia, phịng hộ xung yếu của sơng Đà, có tiềm năng lớn về điện năng, về cấp nước cho vùng đồng bằng Bắc bộ.

Tỉnh Lai Châu có diện tích tự nhiên 9.112 km2 với 7 huyện, thị xã; 98 xã phường, thị trấn (có 70 xã đặc biệt khó khăn, 21 xã biên giới); địa hình chia cắt phức tạp, trên 60% diện tích có độ cao trên 1.000 mét, hơn 90% diện tích có độ dốc trên 25 độ; dân số trên 37 vạn người, có 20 dân tộc sinh sống, trong đó, có 4 dân tộc chỉ có ở Lai Châu là: Cống, Mảng, La Hủ, Si La.

Sau khi chia tách, Lai Châu là tỉnh khó khăn nhất cả nước; đất đai rộng nhưng thiếu đất sản xuất; xa các trung tâm kinh tế lớn, giao thơng đi lại khó khăn; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội kém phát triển, hạ tầng đô thị thị xã và các thị trấn phải xây dựng mới hồn tồn; quy mơ nền kinh tế nhỏ bé, phần lớn là tự cấp, tự túc; thu ngân sách thấp; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm và thiếu bền vững; tỷ lệ hộ đói nghèo cao; đội ngũ cán bộ ở các cấp chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển; mặt bằng dân trí và chất lượng lao động thấp.

Tỉnh Lai Châu có những tiềm năng và thế mạnh như: Có cửa khẩu quốc gia Ma Lù Thàng, có điều kiện sinh thái và bản sắc văn hóa dân tộc phong phú mở ra triển vọng về phát triển du lịch, dịch vụ, xuất nhập khẩu;Tỉnh Lai Châu có nhiều tiềm năng để phát triển thuỷ điện và tiềm năng về khống sản: đất hiếm, sắt, đồng, chì, vàng…; có tiềm năng về đất đai, sinh thái để phát triển nông nghiệp.

- Hoạt động của Thanh tra nhà tỉnh ở tỉnh Lai Châu và một số kinh nghiệm đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh ở tỉnh Lai Châu: Trong điều kiện khó khăn khi mới tái lập, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân tỉnh Lai Châu đã tập trung xây dựng hồn thiện bộ máy và cơng tác quy hoạch, phát triển kinh tế nên bước đầu tổ chức bộ máy đã đi vào hoạt động ổn định, hiệu quả, kinh tế -xã hội đã có bước phát triển về chất.

Thanh tra tỉnh là cơ quan chun mơn thuộc UBND tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý nhà nước của UBND tỉnh.

"Tổng số biên chế của Thanh tra tỉnh đến nay là: 25 người có trình độ chun mơn và chính trị như sau:

- Trình độ chun mơn: Đại học: 23; Cao đẳng, Trung cấp: 02.

- Trình độ lý luận chính trị: Cử nhân 01; Cao cấp 04; Trung cấp 02; Lý luận phổ thơng 18.

Việc bố trí, sắp xếp cán bộ cơng chức được thực hiện như sau: - Ban lãnh đạo có Chánh thanh tra và một Phó Chánh thanh tra;

- Các phịng chun mơn: 04 (gồm Văn phòng và 3 phòng nghiệp vụ): + Văn phòng: Văn phòng gồm 7 cán bộ, cơng chức, có 1 Chánh Văn phịng và 2 Phó Chánh Văn phịng. Văn phịng giúp Chánh Thanh tra tỉnh thực hiện các mặt công tác: Pháp chế, tổng hợp, tổ chức và quản trị hành chính;

+ Phịng thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo 1: Phòng gồm 5 cán bộ,

cơng chức, có 1 Trưởng phịng và 1 Phó phịng. Phịng giúp Chánh Thanh tra tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và thực hiện thanh tra đối với các huyện, thị xã.

+ Phòng thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo 2: Phòng gồm 6 cán bộ,

cơng chức, có 1 Trưởng phịng và 1 Phó phịng. Phòng giúp Chánh Thanh tra tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và thực hiện thanh tra trên các lĩnh vực đối với các sở, ngành và đơn vị khác trực thuộc UBND tỉnh;

+ Phòng tiếp dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng: Phịng gồm 6 cán bộ, cơng chức, có 1 Trưởng phịng và 1 Phó phịng. Phịng giúp Chánh Thanh tra tỉnh thực hiện cơng tác thanh tra phịng, chống

tham nhũng; cơng tác tiếp dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo và kiểm tra, đôn đốc xử lý sau thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo" [24]. Với cơ cấu tổ chức như trên, Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh Lai Châu đã đạt được các kết quả hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ như sau:

+ Về công tác thanh tra kinh tế - xã hội: Các cuộc thanh tra được chỉ đạo ngay từ đầu năm trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, nội dung thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, bám sát định hướng của ngành và yêu cầu của đơn vị; hoạt động của các đồn thanh tra khơng làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra. Cơng tác thanh, kiểm tra đã góp phần vào cơng tác phịng ngừa tham nhũng, lãng phí, phục vụ kịp thời những yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của các cấp, các ngành của tỉnh.

"Tổng số cuộc thanh tra kinh tế - xã hội do Thanh tra tỉnh tiến hành từ khi tái lập tỉnh đến nay là 99 cuộc; đã kết luận 73 cuộc, phát hiện tổng số sai phạm về kinh tế 1 tỷ 406 triệu đồng; kiến nghị thu hồi về tiền và tài sản trị giá 1 tỷ 052 triệu đồng; xử phạt hành chính 80 triệu đồng; tạm đình chỉ hoạt động 15 cơ sở kinh doanh; kiến nghị xử lý 1 tập thể và 7 cá nhân có sai phạm" [24].

+ Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo: Việc tiếp công dân của các cấp, các ngành được quan tâm duy trì, cơ bản thực hiện đúng quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Một số vụ việc có tính chất phức tạp đã được tỉnh chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành phối hợp tập trung giải quyết hoặc có hướng giải quyết, qua đó đã hạn chế nhiều vụ việc khiếu kiện tồn đọng. Khi xem xét giải quyết khiếu nại, tố cáo các cấp, các ngành cơ bản vận dụng tốt quy định của pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước và cơng dân.

"Thanh tra tỉnh đã tiếp 531 lượt người với 407 vụ việc; tiếp nhận trên 600 đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của nhân dân, trong đó số đơn UBND tỉnh giao thẩm tra, xác minh là 101 đơn, hiện tại đã giải quyết xong 100%" [24].

+ Công tác quản lý nhà nước về thanh tra và phòng, chống tham nhũng: Việc kê khai tài sản, thu nhập được các cấp, các ngành khẩn trương tổ chức thực hiện có hiệu quả. Đã tổ chức triển khai kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia về phòng, chống tham nhũng. "Tổng số cuộc thanh tra trách nhiệm là 32 cuộc tại 40 đơn vị; tổ chức tập huấn nghiệp vụ: 8 lớp với 800 người; phổ biến giáo dục pháp luật được 938 buổi với 43.126 lượt người tham gia" [24].

Bên cạnh những kết quả như trên, tổ chức và hoạt động của Thanh tra nhà nước tỉnh Lai Châu vẫn nổi lên những hạn chế sau:

+ Về công tác tổ chức: Lai Châu là một tỉnh miền núi, diện tích rộng nên Thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh Lai châu chỉ có 25 cán bộ cơng chức là q ít, khơng tương ứng với chức năng nhiệm vụ pháp luật quy định, khơng đảm bảo hồn thành nhiệm vụ. Lãnh đạo thanh tra tỉnh chỉ có 2 người, trong đó có 1 phó thanh tra là chưa đủ lực lượng giúp Chánh thanh tra chỉ đạo hoạt động của ngành. Việc thành lập có 4 Phịng chức năng với tên gọi giống nhau và không thể hiện chức năng thanh tra trên từng lĩnh vực là không hợp lý.

+ Về công tác thanh tra kinh tế - xã hội: Chất lượng các cuộc thanh tra còn hạn chế, thời gian thanh tra còn kéo dài, kết luận chưa xác định được hành vi, tài sản tham nhũng. Công tác xử lý sau thanh tra chưa được đơn đốc thực hiện tích cực nên thực hiện cịn chậm, kết quả thấp.

+ Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo: Việc thực hiện chế độ tiếp công dân của thủ trưởng cơ quan nhà nước có nơi chưa bảo đảm theo quy định; một số nơi chưa niêm yết công khai lịch và nội quy tiếp công dân tại trụ sở. Việc phân loại xử lý đơn, thư cịn lúng túng, thiếu chính xác, giải quyết chưa bảo đảm thời hạn, trình tự thủ tục pháp luật quy định; cá biệt có vụ việc xác định sai thẩm quyền giải quyết, có vụ giải quyết thiếu dứt điểm dẫn đến tồn đọng, kéo dài chưa được Thanh tra tỉnh kiểm tra, hướng dẫn và chấn chỉnh kịp thời.

+ Cơng tác phịng, chống tham nhũng: Một số cơ quan, đơn vị chậm hồn thành cơng tác kê khai so với quy định, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng

xa, biên giới và chưa tích cực đấu tranh chống tham nhũng do nể nang, tư tưởng dĩ hòa vi quý.

+ Cán bộ, cơng chức trong ngành: Tuổi đời cịn trẻ, chủ yếu là tiếp nhận mới, kinh nghiệm công tác chưa nhiều nên ảnh hưởng đến chất lượng công tác thanh tra.

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 48 - 53)