Điều kiên tự nhiên

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 55 - 56)

- Thứ tư, thông qua khiếu nại, tố cáo của công dân và việc thẩm tra xác

2.1.1.Điều kiên tự nhiên

- Địa lý kinh tế

Vĩnh Phúc là một tỉnh ở vùng đỉnh của châu thổ sông Hồng, khoảng giữa của miền Bắc Việt Nam, là một trong các tỉnh tạo nên vùng Thủ đơ Hà Nội, có tọa độ địa lý 210006' - 210035’ vĩ bắc, 106019’ - 106048’ kinh Đơng, phía Bắc giáp tỉnh Tun Quang và tỉnh Thái Ngun, phía Đơng và phía Nam giáp Thủ đơ Hà Nội, phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ.

Tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập năm 1950, hợp nhất từ hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên, đến năm 1969 hợp nhất với tỉnh Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú. Sau nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính, tháng 1/1997, tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập. Hiện nay (tính đến tháng 4/2009), Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính: Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và 7 huyện là: Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên, Tam Dương, Tam Đảo, Lập Thạch, Sông Lô (từ 1/8/2008 huyện Mê Linh tách ra sáp nhập về Hà Nội; từ 1/4/2009 huyện Lập Thạch điều chỉnh địa giới để thành lập huyện Sơng Lơ). Vĩnh Phúc có diện tích 1.231,76 km2, dân số 1.014.488 người, mật độ dân số trung bình 824 người/km2 [2].

Tỉnh nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, vì vậy Vĩnh Phúc có ba vùng sinh thái: đồng bằng ở phía Nam tỉnh, trung du ở phía Bắc tỉnh, vùng núi ở huyện Tam Đảo và huyện Sơng Lơ. Vĩnh Phúc có hệ thống giao thơng thuận lợi: tiếp giáp với Sân bay quốc tế Nội Bài, là điểm đầu của quốc lộ 18 đi cảng Cái Lân (tỉnh Quảng Ninh), đồng thời có đường

sắt Hà Nội - Lào Cai, đường quốc lộ 2 chạy dọc tỉnh. Chảy qua tỉnh có bốn dịng chính: sơng Hồng, sơng Lơ, sơng Phó Đáy và sơng Cà Lồ. Hệ thống sông Hồng là tuyến đường thuỷ quan trọng, thuận lợi cho tàu bè.

Là tỉnh giáp Thủ đơ Hà Nội, Vĩnh Phúc có nhiều thế mạnh về địa lý để phát triển kinh tế. Do đặc điểm vị trí địa lý nơi đây hình thành ba vùng sinh thái rõ rệt: Đồng bằng, trung du và miền núi hết sức thuận tiện cho phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ và nông - lâm nghiệp, thuỷ sản. Một trong những ưu thế của Vĩnh Phúc so với các tỉnh xung quanh Hà Nội là có diện tích đất đồi khá lớn của vùng trung du, có đặc tính cơ lý tốt thuận tiện cho việc xây dựng và phát triển công nghiệp.

- Khí hậu thời tiết

Nhiệt độ trung bình hằng năm của Vĩnh Phúc là 240C, riêng núi Tam Đảo là 190C. Tam Đảo có nhiệt độ hàng ngày thấp hơn vùng đồng bằng Bắc Bộ là 50C, nhiệt độ cao nhất ở mùa hè khơng q 240C, giờ nắng trung bình hằng năm là 1300 giờ, lượng mưa trung bình hằng năm là 1400 mm, độ ẩm trung bình là 83%.

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 55 - 56)