Đặc điểm của hoạt động thanh tra nhà nước

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 28 - 33)

- Thứ tư, thông qua khiếu nại, tố cáo của công dân và việc thẩm tra xác

1.1.3. Đặc điểm của hoạt động thanh tra nhà nước

Thứ nhất, hoạt động của Thanh tra nhà nước gắn liền với quản lý nhà nước.

Hoạt động quản lý nhà nước là hoạt động rất phức tạp, đa dạng, phong phú và trải qua nhiều giai đoạn kế tiếp nhau. Thanh tra là một chức năng và là một giai đoạn của quá trình quản lý nhà nước, do vậy ở đâu có quản lý nhà nước là ở đó có thanh tra,"quản lý đồng thời phải có thanh tra, quản lý và thanh tra là một chứ không phải là hai" (17 -tr 554 ).Ở cấp tỉnh cũng diễn ra đúng như vậy: Thanh tra nhà nước tỉnh là cơ quan nhà nước nằm trong hệ thống cơ quan hành pháp có chức năng quản lý nhà nước về thanh tra, do vậy khi các cơ quan quản lý thuộc UBND tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra của mình Thanh tra nhà nước tỉnh xem xét đánh giá các văn bản ấy, nếu phát hiện những sai sót khơng

phù hợp với Hiến pháp, Luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên thì đưa ra các kiến nghị để các cơ quan đã ban hành kịp thời chấn chỉnh, sửa đổi, bổ sung đảm bảo cho các văn bản quản lý được thống nhất, hoàn thiện phát huy tác dụng trên thực tế góp phần giữ gìn và đảm bảo tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Thanh tra nhà nước tỉnh không chỉ thanh tra việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật mà còn thanh tra, kiểm tra việc ban hành các văn bản áp dụng pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nước mà Thanh tra tỉnh có thẩm quyền để góp phần ngăn ngừa, phát hiện, đề nghị xử lý những văn bản áp dụng pháp luật sai trái góp phần đảm bảo cho các chủ thể quản lý nhà nước thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình trong việc thay mặt Nhà nước giải quyết các vụ việc cụ thể.

Việc tổ chức thực hiện trên thực tế các văn bản quy phạm pháp luật cũng như các văn bản áp dụng pháp luật chính là giai đoạn làm cho các văn bản đó trở thành hiện thực trong cuộc sống. Vì thế, đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng và cũng rất phức tạp với nhiều dạng hoạt động khác nhau, nên trên thực tế thanh tra thường tập trung vào giai đoạn này của quá trình quản lý nhà nước. Như vậy, trong mối quan hệ biện chứng với quản lý nhà nước, mặc dù là một khâu trong chu trình quản lý, bị ràng buộc, chế ước bởi quản lý nhưng thanh tra cũng có vai trị tích cực trở lại, góp phần hồn thiện cơ chế quản lý, điều chỉnh các phương pháp, phương thức quản lý của chủ thể quản lý nhà nước. Do đó, có thể nói một thể chế hành chính và cơ chế quản lý nhà nước sẽ không đầy đủ nếu thiếu thanh tra. Trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước trên địa bàn tỉnh, hoạt động có tính hiệu quả của Thanh tra nhà nước tỉnh sẽ góp phần tích cực ngăn chặn được nguy cơ biến dạng, tùy tiện, thiếu kỷ cương trong hoạt động quản lý nhà nước.

Thứ hai, thanh tra là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước

Thanh tra là phạm trù mang tính lịch sử, thanh tra ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự ra đời, tồn tại và phát triển của bản thân nhà nước. Khi xã

hội phát triển đến một giai đoạn nhất định, Nhà nước tự tiêu vong, quản lý nhà nước và kéo theo nó là thanh tra cũng sẽ khơng còn.

Là một chức năng, một bộ phận của quản lý nhà nước, hoạt động thanh tra cũng mang nặng tính quyền uy và mệnh lệnh. Quan hệ giữa chủ thể tiến hành thanh tra trong đó chủ yếu là các cơ quan thanh tra chuyên nghiệp và đối tượng thanh tra là quan hệ quyền uy - phục tùng. Tính quyền lực nhà nước là bảo đảm và là đặc điểm nổi trội của thanh tra so với một số loại hình hoạt động quản lý và giám sát khác. Khẳng định tính quyền lực nhà nước của hoạt động thanh tra, Lê nin nói "Thanh tra thiếu quyền lực là thanh tra suông" [12, tr.34].

Khác với các loại hình kiểm tra, giám sát khác có thể được tiến hành bởi nhiều loại chủ thể với những hình thức và nội dung khác nhau còn thanh tra là loại hoạt động chỉ được tiến hành nhân danh nhà nước, bởi các tổ chức thanh tra nhà nước và bằng quyền lực nhà nước.

Về mặt pháp lý, tính quyền lực nhà nước của thanh tra nói chung và Thanh tra nhà nước tỉnh nói riêng được thể hiện thơng qua việc pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức Thanh tra, trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra, mối quan hệ giữa cơ quan Thanh tra với đối tượng thanh tra và các tổ chức, cá nhân liên quan. Cụ thể, theo Điều 9 Pháp lệnh thanh tra, các tổ chức Thanh tra nhà nước có các loại quyền sau:

- Ra các quyết định buộc đối tượng thanh tra phải thi hành (như quyết định niêm phong tài liệu khi có căn cứ để cho rằng có vi phạm pháp luật xảy ra, yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp tài liệu, báo cáo bằng văn bản, trả lời những chất vấn, sửa chữa, khắc phục những vi phạm đã gây ra...);

- Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết hoặc thực hiện những yêu cầu, đề nghị của thanh tra (ví dụ như ra quyết định yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép được cấp hoặc sử dụng trái pháp luật khi xét thấy có sự vi phạm pháp luật hoặc để xác minh tình tiết làm chứng cứ cho việc kết luận, xử lý);

- Yêu cầu cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan cung cấp thơng tin cần thiết phục vụ cho việc thanh tra;

- Yêu cầu cử người tham gia Đoàn thanh tra, trưng cầu giám định, chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm pháp luật sang cơ quan điều tra hình sự có thẩm quyền giải quyết nếu xét thấy có dấu hiệu cấu thành tội phạm;

- Áp dụng biện pháp cưỡng chế trong một số trường hợp nhất định (như đình chỉ việc làm xét thấy đang hoặc sẽ gây tác hại đến lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cơng dân; cảnh cáo, tạm đình chỉ cơng tác nhân viên nhà nước cố ý cản trở việc thanh tra hoặc thực hiện yêu cầu, kiến nghị, quyết định của tổ chức Thanh tra hoặc Thanh tra viên; tạm đình chỉ việc thi hành kỷ luật, thuyên chuyển công tác người đang cộng tác với tổ chức Thanh tra hoặc đang là đối tượng thanh tra, nếu xét thấy việc thi hành quyết định gây trở ngại cho thanh tra).

Thứ ba, hoat động của Thanh tra nhà nước là hoạt động có tính độc lập

Mặc dù nằm trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước nhưng do xuất phát từ bản chất của công tác thanh tra và chức năng, nhiệm vụ được pháp luật quy định, Thanh tra nhà nước ln có sự độc lập trong hoạt động của mình. Tính độc lập trong hoạt động của Thanh tra nhà nước được thể hiện trên những mặt sau:

- Một trong những mục đích của hoạt động Thanh tra là qua xem xét, đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch nhà nước của các cơ quan, tổ chức, cá nhân để kịp thời phát huy nhân tố tích cực, phịng ngừa, xử lý các vi phạm. Vì vậy, yêu cầu đặt ra cho hoạt động Thanh tra là ln phải đảm bảo tính nhanh chóng, chính xác, khách quan, cơng khai, dân chủ và kịp thời. Để đạt được điều này, đòi hỏi tất yếu là hoạt động của Thanh tra phải có được sự nhanh nhạy, năng động và độc lập nhất định, ít bị ràng buộc bởi cơ chế thỉnh thị, xin ý kiến chỉ đạo vốn có của nền hành chính.

- Khi tiến hành thanh tra, Thanh tra nhà nước và Thanh tra viên tuân theo những trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định; được áp dụng các biện pháp nghiệp vụ và sử dụng những thẩm quyền do pháp luật quy định nhằm sáng tỏ sự việc. "Hoạt động thanh tra chỉ tuân thủ theo pháp luật" và "Không một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra" [11, tr.52].

- Trên cơ sở nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định, căn cứ yêu cầu thực tiễn, Thanh tra nhà nước có thể tự mình ra quyết định tiến hành thanh tra trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

- Kết thúc thanh tra, Thanh tra nhà nước tỉnh, Đoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên có quyền đưa ra các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý theo thẩm quyền và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các kết luận, kiến nghị, quyết định của mình.

- Quá trình xem xét đánh giá sự việc, Thanh tra nhà nước không chỉ dựa vào những quy định của pháp luật và chính sách hiện hành của Nhà nước và của Tỉnh mà còn xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, đặt sự vật, hiện tượng trong sự phát triển biện chứng với quan điểm khoa học, lịch sử cụ thể như: thanh tra khơng chỉ căn cứ vào tính hợp pháp mà cả tính hợp lý của vấn đề; điều này cũng địi hỏi bản lĩnh và tính độc lập trong hoạt động của Thanh tra nhà nước tỉnh. Trong trường hợp những kiến nghị về công tác thanh tra không được Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp chấp nhận, Thanh tra nhà nước được bảo lưu ý kiến và báo cáo Chính phủ hoặc Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết.

Khi bàn về tính độc lập trong tổ chức và hoạt động thanh tra nói chung và Thanh tra nhà nước tỉnh nói riêng, cũng cần hiểu rằng đây chỉ là sự độc lập tương đối, độc lập mang tính ngun tắc. Bởi vì, như đã phân tích ở trên, là bộ phận, phương thức của quản lý, thanh tra khơng có mục đích tự thân, về cơ bản nó vẫn phục thuộc vào quản lý, phục vụ cho quản lý nhà nước.

1.2. CÁC YÊU CẦU VÀ CÁC BẢO ĐẢM ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠTĐỘNG THANH TRA NHÀ NƯỚC TỈNH Ở TỈNH VĨNH PHÚC

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra nhà nước tỉnh ở tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w