Thực trạng hiệu quả xã hội của ĐTC qua thực hiện mục tiêu giảm

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nâng cao hiệu quả đầu tư công tại Việt Nam (Trang 101 - 105)

CHƯƠNG 1 :TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng HQĐT công tại Việt Nam

3.2.2. Thực trạng hiệu quả xã hội của ĐTC qua thực hiện mục tiêu giảm

giảm nghèo

Về giảm nghèo tại Việt Nam, nếu sử dụng chuẩn nghèo “dựa theo nhu

cầu cơ bản” thống nhất từ năm 1998, tỉ lệ nghèo tính theo đầu người giảm từ

58% vào đầu thập kỷ 1990 xuống 14,5% năm 2008, và theo chuẩn này thì tỉ lệ nghèo giảm xuống dưới 10% vào năm 2010. Nếu theo chuẩn do Chính phủ quy

định cho giai đoạn 2006-2010 và giai đoạn 2011-2015 thì tỷ lệ nghèo chính thức

của Việt Nam năm 2010 là 14,2%, năm 2011 là 12,6%, năm 2012 là 11,1% và tiếp tục giảm còn 9,8% vào năm 2013; 8,4% vào năm 2014; 7,0% năm 2015. Bình quân, mỗi năm trong giai đoạn từ 2011-2015 tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,4 điểm phần trăm. Năm 2016 tỷ lệ hộ nghèo còn 5,8%, giảm 1,2 điểm phần trăm so với năm 2015. Như vậy, dù theo bất cứ chuẩn nghèo nào thì thời gian qua, Việt Nam

đã đạt được kết quả tích cực trong cơng tác xóa đói giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo

giảm qua các năm.

Bảng 3.15. Tỷ lệ nghèo của Việt Nam

Đơn vị: % 2004 2006 2008 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Cả nước 18,1 15,5 13,4 14,2 12,6 11,1 9,8 8,4 7,0 Thành thị 8,8 7,7 6,7 6,9 5,1 3,9 3,7 3,0 2,5 Nông thôn 21,2 18 16,1 17,4 15,9 14,4 12,7 10,8 9,2

Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh nhất ở khu vực đô thị, từ 8,8% năm 2004

xuống còn 5,1% vào năm 2012, 2,5% vào năm 2015 và theo chuẩn nghèo mới. Tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực nơng thơn mặc dù có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao, còn 15,9% vào năm 2011 và 9,2% vào năm 2015. Điều này

phản ánh chính sách đầu tư cho xóa đói, giảm nghèo của Việt Nam thời gian qua đã đem lại hiệu quả tích cực, gần một nửa dân số Việt Nam đã thốt

nghèo trong vịng chưa đầy hai thập kỷ. Tuy nhiên, tốc độ giảm nghèo có xu hướng giảm xuống và có xu hướng chậm hơn so với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trong thời gian tới, chính sách đầu tư cho giảm nghèo vẫn phải được tiếp

tục thực hiện và tập trung mạnh hơn nữa để giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo, đặc

biệt là tại khu vực nơng thơn.

Ngồi ra, theo chỉ số khoảng cách nghèo và khoảng cách bình phương nghèo từ kết quả VLHSS 2004-2012 cho thấy điều kiện sống của người nghèo

đã được cải thiện một cách đáng kể không chỉ đối với các hộ có thu nhập sát

chuẩn nghèo mà cả với các hộ nghèo sâu hơn. Mức độ về trầm trọng nghèo ở

khu vực thành thị thay đổi mạnh hơn so với khu vực nông và khu vực nông

thôn tiếp tục cần phải được quan tâm trong thực hiện chính sách đầu tư cho

xóa đói, giảm nghèo.

Về khía cạnh phi thu nhập của nghèo đói được cải thiện rõ rệt và nhất là

bình đẳng giới trong giáo dục, tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh đã giảm xuống mạnh mẽ, tuổi thọ bình quân tăng lên. Mức độ sử dụng CSHT và các dịch vụ ở địa

phương cũng đã được cải thiện. Tuy nhiên, còn nhiều hộ vẫn chưa được sử

dụng các nguồn nước “được cải thiện”, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Chỉ số Phát triển Con người (HDI) của Việt Nam được cải thiện qua các năm: giá

trị HDI tăng 19% trong giai đoạn từ năm 1992 và 2008. Với chỉ số HDI là

0,728, Việt Nam giờ đây có thể được đặt trong nhóm những nước có chỉ số

phát triển con người mức trung bình.

Tuy nhiên, nếu khơng xét đến chuẩn nghèo có thay đổi trong giai đoạn từ

Việt Nam có xu hướng chậm lại và ngược chiều so với tốc độ tăng trưởng vốn

ĐTC. Nếu như năm 2004, tốc độ tăng trưởng vốn ĐTC, tốc độ giảm nghèo lần

lượt là 21,87% và 18,83% thì đến năm 2010 tỷ lệ này lần lượt là 51,31% và

5,97%. Nói cách khác, tốc độ tăng trưởng vốn ĐTC không đem lại tốc độ giảm

nghèo một cách tương xứng. Điều này chứng tỏ để tiếp tục đẩy mạnh xóa đói,

giảm nghèo ở Việt Nam thì chi phí Nhà nước cũng như xã hội phải bỏ ra ngày càng lớn hơn, nhất là khi chuẩn nghèo có xu hướng tăng lên và hướng tới giải quyết bài toán nghèo đa chiều.

Để hiểu rõ hơn hiệu quả của ĐTC đối với giảm nghèo, tác giả xem xét cụ

thể mối quan hệ tương quan giữa ĐTC, đầu tư cho giáo dục đào tạo, đầu tư

cho CSHT, đầu tư cho nông nghiệp, đầu tư cho nghiên cứu khoa học và giảm nghèo. Kết quả cụ thể như sau:

P = f(RD, EDU, INFRAS, AGRI, PUI) Trong đó:

P: Tỷ lệ nghèo

RD: ĐTC cho nghiên cứu khoa học EDU: ĐTC cho giáo dục đào tạo INFRAS: ĐTC cho CSHT

AGRI: ĐTC cho sản xuất nông nghiệp PUI: ĐTC

Các dữ liệu được tác giả thu thập từ nguồn báo cáo của Tổng cục

thống kê về tỷ lệ giảm nghèo của Việt Nam, Bộ Tài chính về đầu tư cho giáo dục, đầu tư cho nghiên cứu khoa học, đầu tư cho CSHT, đầu tư cho nông nghiệp và ĐTC. Các dữ liệu được thu thập từ năm 2002 đến hết

năm 2013. Những dữ liệu thu thập được đó tác giả tiến hành phân tích

tương quan để xem xét mối quan hệ tương quan giữa các nhân tố này. Cụ thể, xem xét mối quan hệ tương quan giữa ĐTC, đầu tư cho giáo dục, đầu tư cho nghiên cứu khoa học, đầu tư cho CSHT, đầu tư cho nông

nghiệp tới tỷ lệ giảm nghèo, kết quả phân tích dưới sự trợ giúp của phần mềm SPSS 20.0:

Bảng 3.16: Mối quan hệ tương quan giữa ĐTC với giảm nghèo

Correlations

P RD EDU AGRI INFRAS PUI

P Pearson Correlation 1 -.836** -.776** -.726** -.830** .816** Sig. (2-tailed) .001 .003 .008 .001 .001 N 12 12 12 12 12 12 RD Pearson Correlation -.836** 1 .928** .932** .992** -.942** Sig. (2-tailed) .001 .000 .000 .000 .000 N 12 12 12 12 12 12 EDU Pearson Correlation -.776** .928** 1 .881** .897** -.871** Sig. (2-tailed) .003 .000 .000 .000 .000 N 12 12 12 12 12 12 AGRI Pearson Correlation -.726** .932** .881** 1 .915** -.859** Sig. (2-tailed) .008 .000 .000 .000 .000 N 12 12 12 12 12 12 INFRAS Pearson Correlation -.830** .992** .897** .915** 1 -.936** Sig. (2-tailed) .001 .000 .000 .000 .000 N 12 12 12 12 12 12 PUI Pearson Correlation .816** -.942** -.871** -.859** -.936** 1 Sig. (2-tailed) .001 .000 .000 .000 .000 N 12 12 12 12 12 12

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Nguồn: Tính tốn của tác giả

Kết quả nghiên cứu cho thấy, ĐTC có mối quan hệ tương quan với tỷ lệ giảm nghèo của nước ta, hệ số tương quan pearson của ĐTC với tỷ lệ giảm nghèo của nước ta là 0,816, hệ số này càng lớn cho thấy mối quan hệ càng chặt giữa biến độc lập và biến phụ thuộc, cụ thể ở đây là ĐTC và tỷ lệ giảm nghèo. Hiệu quả của ĐTC khi xem

xét dưới góc độ giảm nghèo cho thấy, có mối quan hệ trực tiếp, tương đối chặt. Bên cạnh đó, cụ thể ĐTC trong từng lĩnh vực cũng có đóng góp tích cực tới giảm nghèo của nước ta. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy đầu tư cho giáo dục, đầu tư cho nông

nghiệp, đầu tư cho hệ thống CSHT và đầu tư cho nghiên cứu khoa học cũng có mối quan hệ tương đối chặt với tỷ lệ giảm nghèo ở nước ta, hệ số tương quan pearson dao động từ 0,776 đến 0,836 về mối tương quan giữa từng biến độc lập và biến phụ thuộc. Cụ thể ở đây biến phụ thuộc tác giả đang xem xét là tỷ lệ giảm nghèo.

Tuy nhiên, về xu thế cho thấy, hiệu quả của ĐTC cho giảm nghèo ở

Việt Nam có xu hướng giảm xuống và điều này cần phải được cải thiện, kể cả trong trường hợp tính đến yếu tố chuẩn nghèo đã được nâng lên.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nâng cao hiệu quả đầu tư công tại Việt Nam (Trang 101 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)