Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nâng cao hiệu quả đầu tư công tại Việt Nam (Trang 59 - 61)

CHƯƠNG 1 :TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến HQĐT công

2.3.1. Nhân tố khách quan

2.3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, tài nguyên

thiên nhiên… là những nhân tố khách quan có ảnh hưởng đến hiệu quả của

ĐTC (Bùi Mạnh Cường, 2012). Khi điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ góp phần

làm giảm chi phí đầu tư cũng như các chi phí vận hành kết quả đầu tư; tăng

nhanh tốc độ thực hiện dự án đầu tư; nhanh chóng đưa kết quả đầu tư vào

cuộc sống. Từ đó, góp phần vào nâng cao HQĐT cơng. Cịn khi xã hội ổn định về chính trị, an tồn, an ninh được đảm bảo và các quyết định đầu tư của

Nhà nước nhận được sự ủng hộ, tham gia nhiệt tình của các đối tượng chịu tác

động (đặc biệt là người dân) sẽ góp phần quan trọng trong việc giảm chi phí đầu tư và nâng cao HQĐT cơng. Ngồi ra, các yếu tố như văn hóa, lịch sử, tập

quán… trong bối cảnh cụ thể cũng có tác động nhất động kể cả trực tiếp hay

2.3.1.2. Hệ thống chính trị, thể chế

Các quyết định ĐTC thường bị ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố chính trị.

Haque & Kneller (2008) cho rằng không giống như nguồn vốn sự nghiệp, việc sử dụng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản và lựa chọn dự án đầu tư phát

triển bị ảnh hưởng bởi thái độ thất thường, tham nhũng của các chính trị gia

và quan chức nhà nước. Việc lựa chọn dự án đầu tư nhiều khi phụ thuộc vào số tiền các chủ đầu tư đưa cho các quan chức, nhiều hơn là ai sẽ là người đưa ra được mức giá và chất lượng dịch vụ tốt, một loạt các chương trình, dự án

công được lựa chọn do nó có thể tạo ra thu nhập bất hợp pháp cho nhiều

người hơn là việc cải thiện chất lượng cuộc sống cho mọi người. Do vậy, ảnh hưởng của hệ thống thể chế về tổng vốn đầu tư thường bị bóp méo dẫn đến hiệu quả thấp, lãng phí, hoặc tham nhũng (Dabla-Norris et al., 2011). Đối với nhiều quốc gia, ĐTC cịn được coi là một cơng cụ để tìm kiếm lợi ích của các nhóm lợi ích khác nhau bao gồm các chính trị gia thuộc quốc hội, các bộ tổng hợp, bộ chuyên ngành và các địa phương (Grigoli, F. & Mills, 2010). Đây

cũng chính là những thách thức cho tất cả các quốc gia, nhất là các quốc gia

đang phát triển như Việt Nam, trong quá trình cải cách hệ thống quản lý ĐTC

(World Bank, 2010). Sự phân chia quyền lực giữa cơ quan hành pháp và cơ quan lập pháp sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý các hoạt động ĐTC

(Grigoli, F. & Mills, 2010).

Hệ thống thể chế đóng vai trị rất quan trọng trong việc quyết định đến hiệu quả của các hoạt động ĐTC (Grigoli & Mills, 2010). Hệ thống thể chế sẽ quy định rõ vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của các chủ thể tham gia vào hoạt động

của các dự án ĐTC. Hệ thống thể chế cũng cho thấy liệu rằng các dự án có được phân tích chi phí/lợi ích một cách thoả đáng hay khơng? Liệu rằng các dự án có

được thực hiện theo đúng thời gian hay không? Esfahani & Ramieze (2003) và

Haque & Kneller (2008) đã cho rằng hệ thống thể chế sẽ quyết định đến chất

hiện dự án; do vậy nó đóng vai trị quan trọng trong việc quyết định tỷ lệ lợi

nhuận trên vốn đầu tư và gia tăng lợi tức.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nâng cao hiệu quả đầu tư công tại Việt Nam (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)