Mối quan hệ giữa vốn ĐTC và sản lượng kinh tế

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nâng cao hiệu quả đầu tư công tại Việt Nam (Trang 42 - 44)

Nguồn: Edward Anderson, Paolo de Renzio và Stephanie Levy (2006)

Khi vốn ĐTC và vốn tư nhân có sự bổ sung cho nhau, thì khi tăng ĐTC sẽ làm tăng tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế (Edward Anderson, Paolo de Renzio và Stephanie Levy, 2006) và được minh họa thông qua hàm Cobb

Douglas, cụ thể: y = A , trong đó:

Sản lượng

- y = Y/L: tỷ lệ đầu ra trên lao động. - k = K/L : tỷ lệ vốn tư nhân trên lao động - g= G/L: Tỷ lệ vốn ĐTC trên lao động

- α và β là hệ số co giãn của đầu ra đối với vốn ĐTC và vốn đầu tư tư

nhân.

Giả sử rằng tỷ lệ tiết kiệm của tư nhân không bị ảnh hưởng bởi hoạt động đầu tư tư nhân. Trong dài hạn hoặc trạng thái ổn định của mức sản

lượng trên một người lao động (y*) được xác định như sau:

y* = , trong đó :

- là tỷ trọng đóng góp của đầu tư tư nhân vào thu nhập quốc dân.

- là tỷ trọng đóng góp của ĐTC vào thu nhập quốc dân.

- và tỷ lệ khấu hao của vốn ĐTC và vốn đầu tư tư nhân.

- γ = 1 - α - β

Về mặt dài hạn, tỷ lệ ĐTC càng cao thì tỷ lệ đầu ra trên lao động (năng suất lao động) càng cao. Trong ngắn hạn và trung hạn, tỷ lệ ĐTC càng cao thì tỷ lệ tăng trưởng càng cao. Khi vốn ĐTC và vốn tư nhân bổ sung cho nhau thì ĐTC làm tăng năng suất cận biên của vốn đầu tư tư nhân, tăng lợi nhuận và từ đó thúc

đẩy tăng trưởng kinh tế. Tất nhiên, trong giai đoạn đầu ở trình độ thấp, ĐTC chủ

yếu đầu tư vào phát triển CSHT nên tạo điều kiện hỗ trợ và thúc đẩy đầu tư tư nhân phát triển. Mặc dù vậy, việc sử dụng cơng cụ thuế để tài trợ tài chính cho

ĐTC cũng có tác động tiêu cực nhất định và là một trong nguyên nhân dẫn đến

hiện tượng ĐTC lấn át đầu tư tư nhân. Ngoài ra, việc nhà nước đầu tư vào các lĩnh vực mà khu vực tư nhân có thể đầu tư hoặc khu vực tư nhân đầu tư hiệu quả

hơn cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến hiện tượng này. Khi hiện tượng

ĐTC lấn át đầu tư tư nhân, đầu tư tư nhân bị thu hẹp trong khi HQĐT công giảm

sút sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Do đó, nhiều quốc gia đang phát triển quy định mức thuế thu nhập thấp nhằm hạn chế tác động tiêu cực này

đối với tăng trưởng kinh tế và cố gắng không thực hiện đầu tư vào những ngành,

lĩnh vực mà khu vực tư nhân có thể đảm nhiệm và hiệu quả hơn.

Mức độ tác động của ĐTC đối với tăng trưởng kinh tế được chia làm 3

đầu tư tư nhân, tỷ lệ tiết kiệm và tỷ lệ tăng trưởng. Giai đoạn này được gọi là

“giai đoạn thúc đẩy”. Vượt qua điểm A, tác động (tiêu cực) của thuế cao hơn

để bù đắp những ảnh hưởng (tích cực) vốn ĐTC đối với lợi nhuận đầu tư tư

nhân nhưng làm tỷ lệ tiết kiệm tư nhân thấp hơn. Ở giữa hai điểm A và B,

tăng ĐTC tiếp tục làm tăng tỷ lệ tăng trưởng, bởi vì ĐTC vẫn được duy trì

được hiệu quả. Giai đoạn này được gọi là “lấn át hiệu quả”. Vượt qua điểm B, ĐTC kém hiệu quả hơn và tỷ lệ tiết kiệm, tỷ lệ tăng trưởng thấp hơn. Giai đoạn này được gọi là “lấn át không hiệu quả”. Mức tối ưu của ĐTC, như là

một phần của GDP, là điểm B.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nâng cao hiệu quả đầu tư công tại Việt Nam (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)