Hệ số ICOR theo khu vực kinh tế giai đoạn 2005-2014

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nâng cao hiệu quả đầu tư công tại Việt Nam (Trang 95 - 97)

Năm ICOR chung của

nền kinh tế

ICOR khu vực kinh tế

nhà nước

ICOR khu vực kinh

tế tư nhân Theo giá so sánh 1994 2005 4,84 6,81 5,14 2006 5,05 8,24 4,93 2007 5,50 8,15 4,01 2008 6,58 9,08 4,09 2009 8,03 12,37 5,71 2010 6,18 10,24 5,07 Theo giá so sánh 2010 2011 5,13 8,92 4,71 2012 6,71 7,60 6,29 2013 5,68 9,12 5,65 2014 5,61 9,80 5,02

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của Tổng cục Thống kê

Như vậy, dù có tính toán theo giá so sánh năm 1994 cho giai đoạn 2005 – 2010 và theo giá so sánh năm 2010 cho giai đoạn 2011-2014 thì hệ số ICOR chung của Việt Nam đều có xu hướng tăng lên qua các năm. Xét theo khu vực kinh tế cho thấy ICOR khu vực kinh tế nhà nước tăng mạnh qua các năm và cao gấp 1,5 đến 2 lần so với ICOR của khu vực tư nhân (bao gồm khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài). Trong khi đó, ICOR của khu vực tư nhân mặc dù vẫn ở mức cao từ 4-5 nhưng tương đối ổn định trong 10 năm qua và có xu hướng giảm nhẹ. Khi ở trình độ phát triển thấp tương đương với Việt Nam, hệ số ICOR của Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng chỉ dao động trong khoảng 1-2 vào những năm 1950-1975. Thậm chí trong giai đoạn tăng trưởng nhanh, ICOR ở các nước cũng thấp hơn con số 5 (Đài Loan là 2,7 trong giai đoạn 1981-1990, Hàn Quốc khoảng 3,2 trong giai đoạn 1981-1990, Nhật khoảng 3,2 trong giai đoạn 1961-1970, Trung Quốc chỉ là 4,1 trong giai đoạn 1991-2003).

Một trong nguyên nhân khiến ICOR chung của nền kinh tế tăng cao là do ĐTC kém hiệu quả. Một số ý kiến cho rằng ICOR của khu vực nhà nước cao là vì phần lớn đầu tư nhà nước tập trung vào lĩnh vực hạ tầng, đầu tư phát

triển vùng kinh tế xă hội khó khăn và đầu tư thực hiện các nhiệm vụ xã hội. Tuy nhiên, đầu tư phát triển hạ tầng và phát triển vùng kinh tế xă hội khó khăn không đồng nghĩa với đầu tư kém hiệu quả. Cũng tương tự như vậy đối với đầu tư thực hiện các nhiệm vụ xã hội khác. Nói cách khác, trong mọi trường hợp, đã đầu tư là phải tính đến hiệu quả và hiệu quả phải là thước đo hay tiêu chí đầu tiên và quan trọng nhất để quyết định đầu tư.

Nguyên nhân khác khiến ICOR của khu vực nhà nước cao là do suất ĐTC cho các dự án xây hạ tầng của Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực giao thông tăng rất nhanh và cao hơn nhiều nếu so sánh với các nước khác trên thế giới. Tác giả

Tự Anh (2012) đã dẫn chứng ví dụ: suất đầu tư trung bình cho 4 làn xe của Pháp Vân-Cầu Giẽ (1998-2002) là 1,86 triệu USD/km 4 làn; Cầu Giẽ-Ninh Bình (2006-2012) tăng lên 9,78 triệu USD/km (cả hai tuyến này chưa đạt chuẩn cao tốc, mà chỉ là tiền cao tốc); Bến Lức-Long Thành hay Trung Lương Mỹ Thuận còn trên 20 triệu USD/km; trong khi đó Trung quốc suất đầu tư đường cao tốc trung bình khoảng 3,2 triệu USD/km trong giai đoạn 1996-2004, Hoa Kỳ khoảng 5,8 triệu USD/km. Lý giải về nguyên nhân suất đầu tư cao, các cơ quan nhà nước thường đưa ra là do tiền đền bù giải phóng mặt bằng cao, nền đất yếu nên phải xử lý tốn kém hơn những nước khác. Tác giả Tự Anh đã dẫn chứng đối với tuyến Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây sau khi trừđi hai loại chi phí về gia cố nền đất và giải phóng mặt bằng, suất đầu tư vẫn ở mức là 13,5 triệu USD/km. Từ những số liệu này cho thấy những lý do mà cơ quan quản lý nhà nước đưa ra

để giải thích cho tăng suất đầu tư nhanh và cao như hiện nay là chưa thuyết phục, chưa thỏa đáng. Trên thực tế chưa có một báo cáo nghiên cứu tổng thể về

nguyên nhân dẫn đến suất đầu tư trong thời gian qua cao và tăng rất nhanh. Tuy nhiên, ngoài yếu tố về giá đất và chi phí gia cố nền cao đã đề cập ở trên, một số

nguyên nhân khác là do ảnh hưởng tỷ lệ lạm phát thực tế khá cao của Việt Nam, chi phí các nguồn vốn dùng cho ĐTC cũng cao, các chủđầu tư, nhà thầu phải đi vay vốn để thực hiện dự án, vốn chủ sở hữu thấp nên chi phí vốn là cao; ngoài ra do chính thất thoát, lãng phí trong hoạt động ĐTC đã đẩy suất đầu tư cao.

3.2.1.3. HQĐT công xét dưới góc độ thúc đẩy đầu tư tư nhân.

ĐTC không chỉ trực tiếp tác động đến tăng trưởng kinh tế mà còn đóng vai trò là “vốn mồi” để thu hút, thúc đẩy đầu tư của các khu vực kinh tế khác. Tác giả sử dụng phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất để xem xét HQĐT công dưới góc độ thúc đẩy đầu tư tư nhân, kết quả thống kê mô tả biến như sau:

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nâng cao hiệu quả đầu tư công tại Việt Nam (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)