Mối quan hệ của ĐTC đối với tăng trưởng và giảm nghèo

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nâng cao hiệu quả đầu tư công tại Việt Nam (Trang 42 - 51)

CHƯƠNG 1 :TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Lý luận chung về ĐTC

2.1.3. Mối quan hệ của ĐTC đối với tăng trưởng và giảm nghèo

2.1.3.1. ĐTC với tăng trưởng kinh tế

Để xem xét mối quan hệ của ĐTC đến tăng trưởng kinh tế, trên cơ sở mơ

hình tăng trưởng kinh tế tân cổ điển, với giả định vốn ĐTC và tư nhân được bổ

sung cho nhau, Edward Anderson, Paolo de Renzio và Stephanie Levy (2006) đã xây dựng hàm sản xuất: Y = A* f(K,G,N, L), trong đó:

- Y: Đầu ra của nền kinh tế - A: Năng suất tổng hợp (TFP) - K: Vốn tư nhân

- G: Vốn ĐTC

- N: Tài nguyên thiên nhiên - L: Lao động

Khi sử dụng mơ hình theo cách này, việc tăng vốn ĐTC làm tăng đầu ra của nền kinh tế, tăng năng suất của các nhân tố trong hàm sản xuất, trong đó bao gồm cả lao động.

Vốn ĐTC

Hình 2.1: Mối quan hệ giữa vốn ĐTC và sản lượng kinh tế

Nguồn: Edward Anderson, Paolo de Renzio và Stephanie Levy (2006)

Khi vốn ĐTC và vốn tư nhân có sự bổ sung cho nhau, thì khi tăng ĐTC sẽ làm tăng tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế (Edward Anderson, Paolo de Renzio và Stephanie Levy, 2006) và được minh họa thông qua hàm Cobb

Douglas, cụ thể: y = A , trong đó:

Sản lượng

- y = Y/L: tỷ lệ đầu ra trên lao động. - k = K/L : tỷ lệ vốn tư nhân trên lao động - g= G/L: Tỷ lệ vốn ĐTC trên lao động

- α và β là hệ số co giãn của đầu ra đối với vốn ĐTC và vốn đầu tư tư

nhân.

Giả sử rằng tỷ lệ tiết kiệm của tư nhân không bị ảnh hưởng bởi hoạt động đầu tư tư nhân. Trong dài hạn hoặc trạng thái ổn định của mức sản

lượng trên một người lao động (y*) được xác định như sau:

y* = , trong đó :

- là tỷ trọng đóng góp của đầu tư tư nhân vào thu nhập quốc dân.

- là tỷ trọng đóng góp của ĐTC vào thu nhập quốc dân.

- và tỷ lệ khấu hao của vốn ĐTC và vốn đầu tư tư nhân.

- γ = 1 - α - β

Về mặt dài hạn, tỷ lệ ĐTC càng cao thì tỷ lệ đầu ra trên lao động (năng suất lao động) càng cao. Trong ngắn hạn và trung hạn, tỷ lệ ĐTC càng cao thì tỷ lệ tăng trưởng càng cao. Khi vốn ĐTC và vốn tư nhân bổ sung cho nhau thì ĐTC làm tăng năng suất cận biên của vốn đầu tư tư nhân, tăng lợi nhuận và từ đó thúc

đẩy tăng trưởng kinh tế. Tất nhiên, trong giai đoạn đầu ở trình độ thấp, ĐTC chủ

yếu đầu tư vào phát triển CSHT nên tạo điều kiện hỗ trợ và thúc đẩy đầu tư tư nhân phát triển. Mặc dù vậy, việc sử dụng cơng cụ thuế để tài trợ tài chính cho

ĐTC cũng có tác động tiêu cực nhất định và là một trong nguyên nhân dẫn đến

hiện tượng ĐTC lấn át đầu tư tư nhân. Ngoài ra, việc nhà nước đầu tư vào các lĩnh vực mà khu vực tư nhân có thể đầu tư hoặc khu vực tư nhân đầu tư hiệu quả

hơn cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến hiện tượng này. Khi hiện tượng

ĐTC lấn át đầu tư tư nhân, đầu tư tư nhân bị thu hẹp trong khi HQĐT công giảm

sút sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Do đó, nhiều quốc gia đang phát triển quy định mức thuế thu nhập thấp nhằm hạn chế tác động tiêu cực này

đối với tăng trưởng kinh tế và cố gắng không thực hiện đầu tư vào những ngành,

lĩnh vực mà khu vực tư nhân có thể đảm nhiệm và hiệu quả hơn.

Mức độ tác động của ĐTC đối với tăng trưởng kinh tế được chia làm 3

đầu tư tư nhân, tỷ lệ tiết kiệm và tỷ lệ tăng trưởng. Giai đoạn này được gọi là

“giai đoạn thúc đẩy”. Vượt qua điểm A, tác động (tiêu cực) của thuế cao hơn

để bù đắp những ảnh hưởng (tích cực) vốn ĐTC đối với lợi nhuận đầu tư tư

nhân nhưng làm tỷ lệ tiết kiệm tư nhân thấp hơn. Ở giữa hai điểm A và B,

tăng ĐTC tiếp tục làm tăng tỷ lệ tăng trưởng, bởi vì ĐTC vẫn được duy trì

được hiệu quả. Giai đoạn này được gọi là “lấn át hiệu quả”. Vượt qua điểm B, ĐTC kém hiệu quả hơn và tỷ lệ tiết kiệm, tỷ lệ tăng trưởng thấp hơn. Giai đoạn này được gọi là “lấn át không hiệu quả”. Mức tối ưu của ĐTC, như là

một phần của GDP, là điểm B.

Hình 2.2: Đóng góp của ĐTC vào GDP

Nguồn: Barro (1990)

Trong nghiên cứu thực nghiệm của Eduardo Cavallo, Christian Daude

(2009) phân tích mối quan hệ giữa ĐTC và đầu tư tư nhân ở các nước đang

phát triển. Tác giả đã thiết lập mơ hình lý thuyết đơn với hai lực lượng đối

kháng cùng tồn tại. Một mặt, ĐTC làm tăng năng suất cận biên của vốn đầu tư tư nhân và dẫn đến hiệu ứng đầu tư cùng chiều của đầu tư tư nhân. Mặt khác,

Đóng góp của ĐTC vào GDP Tăng trưởng A B Đóng góp của ĐTC vào GDP Tiết kiệm tư nhân A B

sự yếu kém về mặt thể chế và sự hạn chế trong khả năng tiếp cận nguồn lực tài chính có thể làm giảm bớt các tác động tích cực của các dự án ĐTC và lấn át đầu tư tư nhân. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm được rút ra trên cơ sở

phân tích dữ liệu theo chuỗi thời gian và các biến đối với 116 quốc gia với các quan sát trong giai đoạn từ 1980-2006 chỉ ra rằng tác động của hiệu ứng chèn

lấn chiếm ưu thế. Hơn nữa, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tác động hiệu ứng

chèn lấn bị giảm hoặc thậm chí là bị đảo ngược ở các quốc gia có thể chế tốt, nơi mà năng suất cận biên của ĐTC cao hơn là có thể hiểu được cùng với việc mở rộng cửa đối với thương mại quốc tế và dịng tài chính, sự khó khăn về tài

chính ít bị ràng buộc hơn. Đồng thời, đưa ra khuyến cáo ĐTC nên được tập

trung vào tăng năng suất và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, tìm kiếm lợi nhuận xã hội cao nhất, các yếu tố bên ngoài và hiệu ứng lan tỏa.

Mối quan hệ của ĐTC đối với tăng trưởng kinh tế còn được xem xét ở

khía cạnh ảnh hưởng đến tổng cầu, năng suất lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Ở khía cạnh tổng cầu, ĐTC là một phần của chi tiêu chính phủ. Khi nền

kinh tế hoạt động thấp hơn so với mức sản lượng tiềm năng do lao động và

các nguồn lực khác hoạt động dưới mức tiềm năng thì một sự gia tăng ĐTC sẽ

có tác động ngay lập tức, tích cực đến tăng trưởng kinh tế và tác động nhỏ

hơn trong những năm tiếp theo thông qua tác động cấp số nhân và tác động

lan tỏa. Với tác động cấp số nhân, tổng mức tăng sản lượng và thu nhập của nền kinh tế có thể lớn hơn mức tăng chi tiêu công hay ĐTC. Với tác động lan tỏa, ĐTC vào phát triển CSHT, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp mở

rộng sản xuất kinh doanh, có động lực thuê thêm nhà xưởng, máy móc, lao

động từ đó sẽ tác động đến tổng cầu và tăng trưởng kinh tế.

Do đó, ĐTC được sử dụng như là một công cụ để thúc đẩy tăng trưởng

kinh tế trong giai đoạn suy thoái hoặc chính sách tiền tệ khơng thể giúp thúc

đẩy đầu tư tư nhân. Việc gia tăng ĐTC hay chi tiêu công được xem như giải

pháp tốt nhất thu hẹp khoảng cách sản lượng thực tế và sản lượng tiềm năng của nền kinh tế cũng như giải quyết được các vấn đề xã hội, nhất là vấn đề thất nghiệp. ĐTC thực sự là một công cụ quan trọng trong điều hành kinh tế vĩ mô.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, các dự án ĐTC thường có “độ trễ” và địi hỏi cần

phải có thời gian đề đàm phán, ký kết hợp đồng và tổ chức thực hiện. Do đó, các dự án ĐTC sử dụng cho mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, giảm tác động của chu kỳ kinh tế thường phải là cac dự án đã sẵn sàng thực hiện ngay nhưng vẫn phải đảm bảo hiệu quả kinh tế. Đối với các nền kinh tế có tỷ lệ tăng trưởng cơ bản tích cực, tăng ĐTC là nguyên nhân dẫn đến đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng nhưng sau đó tốc độ tăng trưởng giảm dần và trở về mức cơ bản ban đầu.

Hausmann (2004) đã chỉ ra trên thực tế có nhiều ví dụ về gia tốc tăng trưởng như vậy ở những quốc gia đang phát triển.

Ở khía cạnh cơ cấu kinh tế, ĐTC định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế

phù hợp với quy luật và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia trong từng thời kì, khuyến khích những ngành, lĩnh vực cần thiết cho nền kinh tế

nhưng khu vực tư nhân không muốn hoặc không thể đầu tư (Từ Quang

Phương, Phạm Văn Hùng, 2013). Do đó, tạo ra sự cân đối mới trên phạm vi

nền kinh tế tế quốc dân và giữa các ngành, vùng, phát huy nội lực của nền kinh tế. Đối với cơ cấu ngành, ĐTC thường tập trung vào những ngành tạo sức lan tỏa lớn cho nền kinh tế như xây dựng CSHT, đường, cầu cống…hoặc những ngành mà tư nhân không thể tham gia như liên quan đến an ninh quốc phòng.

Việc đầu tư vào ngành nào, quy mô vốn đầu tư cho ngành đó nhiều hay ít,

việc sử dụng vốn có hiệu quả khơng đều ảnh hưởng đến bản thân ngành đó

thơng qua việc gia tăng cơ sở vật chất cho ngành, rồi lan tỏa ra các ngành có liên quan trong nền kinh tế và cuối cùng là làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Đối với cơ cấu lãnh thổ, ĐTC ưu tiên đầu tư cho các tỉnh có điều kiện kinh tế kém phát triển nhằm giải quyết những mất cân đối về phát triển, giúp những địa phương này thốt khỏi tình trạng đói nghèo.ĐTC vào những vùng

khác nhau nhằm phát huy tối đã những lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế,

kinh tế, chính trị và giúp vùng đó phát triển nhanh hơn, làm bàn đạp thúc đẩy phát triển kinh tế vùng.

Ở khía cạnh năng suất, trong các mơ hình địa kinh tế mới (Fujita, 2001), sự

cải thiện trong vận tải nội địa và CSHT thông tin liên lạc có thể có tác động đáng kể đến tăng trưởng do hạ thấp được chi phí sản xuất. Từ đó, góp phần tăng năng

suất lao động, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và thu nhập của người lao động,

thúc đẩy tăng trưởng trong dài hạn. Một số nghiên cứu thực nghiệm (Easterly

and Rebelo, 1993; Milbourne, 2003) đã tìm thấy bằng chứng rằng chi tiêu cơng cho giao thơng vận tải có ảnh hưởng đặc biệt lớn đối với tăng trưởng kinh tế.

Ngoài ra, với sự thuận lợi trong việc di chuyển lao động và các nguồn lực tạo cơ sở cho tăng năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế.

Theo lý thuyết tăng trưởng nội sinh, tăng trưởng kinh tế chủ yếu là do các yếu tố nội sinh và đầu tư vào vốn con người, khoa học công nghệ và tri thức là những yếu tố quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Điều này hàm ý tăng trưởng kinh tế phụ thuộc

vào các biện pháp chính sách của Chính phủ. Việc tăng chi tiêu công cho hoạt động nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo… sẽ tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế

trong dài hạn. Trong mơ hình tăng trưởng Solow, do các yếu tố đầu vào như vốn và lao động có lợi tức cận biên giảm dần nên việc tăng vốn đầu tư chỉ làm cho kinh tế tăng trưởng cao trong ngắn hạn mà không thể duy trì được mức độ tăng trưởng trong dài hạn. Hay nói cách khác, mơ hình tăng trưởng dựa vào vốn đầu tư không thể phát huy được hiệu quả trong dài hạn. Tất nhiên, nếu có một tác động nào đó làm tăng năng suất của vốn đầu tư thì nền kinh tế sẽ tiếp tục phát triển. Vì vậy, để có tăng

trưởng kinh tế trong dài hạn, cần phải đầu tư cho các lĩnh vực làm tăng năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) như: y tế, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ.

ĐTC góp phần duy trì và ổn định kinh tế vĩ mơ. Đặc biệt, các chính sách

kích cầu từ ĐTC có vai trị quan trọng nhất định trong việc hạn chế tác động

tiêu cực kinh tế – xã hội và cải thiện lòng tin kinh tế, hồi phục và thúc đẩy

tăng trưởng kinh tế, nhất là trong bối cảnh đầu tư của khu vực tư nhân và đầu tư trực tiếp nước ngoài suy giảm trong bối cảnh tác động của suy thoái kinh tế quốc gia và tồn cầu.

Ngồi ra, ĐTC có ảnh hưởng đến một loạt các biến kinh tế vĩ mô quan

trọng khác (Edward Anderson, Paolo de Renzio và Stephanie Levy, 2006). Thứ nhất, ở các nước mà nền kinh tế đang hoạt động ít hơn so với mức việc làm đầy

đủ, ĐTC sẽ có xu hướng làm tăng làm việc bằng cách kích thích tổng cầu, ít

nhất là trong ngắn hạn. Thứ hai, ĐTC được tài trợ từ các khoản vay trong nước sẽ có xu hướng làm tăng lãi suất trong nước và có thể dẫn đến lấn át đầu tư tư

nhân. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng như vậy, vì thực tế trong giai đoạn đầu ĐTC góp phần nâng cao lợi nhuận của đầu tư tư nhân và ngay cả khi ĐTC lấn át đầu tư tư nhân thì vẫn tồn tại điểm tối đa hóa tăng trưởng kinh tế theo mơ hình của Barro (1990) như đã nêu ở trên. Cuối cùng, khi ĐTC được tài trợ từ các khoản vay từ bên ngồi, viện trợ, thì nó có xu hướng làm tăng tỷ giá hối đoái thực và làm giảm khả năng cạnh tranh của các lĩnh vực có thể giao dịch với nước ngoài của nền kinh tế. Người ta thường cho rằng điều này có ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng, kể từ khi lĩnh vực thương mại quốc tế được được lập luận như là động cơ của tăng trưởng. Tuy nhiên, Adam và Bevan (2004) lại cho thấy xu hướng ĐTC được tài trợ từ bên ngồi làm giảm tỷ giá hối đối, và thậm chí có thể bị đảo ngược, khi có tính đến hiệu ứng "phía cung" của ĐTC

đối với năng suất trong khu vực mậu dịch và phi mậu dịch.

2.1.3.2. ĐTC với giảm nghèo, cải thiện phúc lợi xã hội

Xét về mặt quan hệ, khi ĐTC cho xóa đói giảm nghèo tăng lên thì tỷ lệ đói nghèo giảm đi trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi (Gomanee, 2003; Mosley, 2004). Đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh và CSHT kinh tế xã hội sẽ tạo ra việc làm, từ đó tăng thu nhập cho người lao động. Khi thu nhập tăng lên thì người lao động có khả năng tự đảm bảo được cuộc sống của bản thân mình và chăm lo cho những người phụ thuộc, từ đó giúp bản thân và gia đình thốt nghèo. Bên cạnh việc nâng cao mức sống do thu nhập tăng thì ĐTC vào các lĩnh vực xã hội như giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, mơi trường... cũng góp phần quan trọng trong việc tạo cơ hội cho người nghèo cải thiện chất lượng cuộc sống và xóa đói giảm nghèo bền vững. Mặc dù quan hệ giữa ĐTC và giảm

nghèo là mối quan hệ đồng chiều nhưng còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như quản lý, điều hành; chỉ khi đầu tư được quản lý, điều hành chặt chẽ theo

đúng quy định thì mới có tác động tích cực đến xóa đói giảm nghèo.

Khi cố định các yếu tố khác, vốn đầu tư tăng lên làm cho sản xuất tăng, kéo theo tăng số lao động có việc làm, làm tăng thu nhập và giảm nghèo

(Edward Anderson, Paolo de Renzio và Stephanie Levy, 2006). Khi tỷ lệ nghèo giảm xuống dẫn đến tăng tích lũy cho người nghèo, hộ nghèo và cho tồn xã hội, từ đó lại làm tăng vốn đầu tư. Tuy nhiên, khi tăng ĐTC trong giai

đoạn mà tỷ lệ đói nghèo ở mức cao thì xu hướng giảm nghèo là rất nhanh,

nhưng sẽ chậm lại khi tỷ lệ đói nghèo ở mức thấp. ĐTC đối với xóa đói giảm nghèo thường được xem xét ở dưới 02 khía cạnh:

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nâng cao hiệu quả đầu tư công tại Việt Nam (Trang 42 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)