CHƯƠNG 1 :TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3. Giải pháp nâng cao HQĐT công ở Việt Nam
4.3.5. Nhóm giải pháp về tăng cường, nâng cao năng lực kiểm tra, giám sát và
giám sát và công khai, minh bạch trong ĐTC
Nếu như công tác quản lý nhà nước về ĐTC là điều kiện cần thì cơng tác kiểm tra, giám sát và thực hiện công khai, minh bạch là điều kiện đủ để nâng cao HQĐT công. Về nguyên tắc, công tác kiểm tra, giám sát, công khai, minh bạch phải được thực hiện thường xuyên, liên tục ở tất cả các khâu từ chủ
trương, quyết định đầu tư cho đến kết thúc quá trình đầu tư, đưa cơng trình
vào sử dụng, khai thác.
Tuy nhiên, thực tế công tác thanh tra, kiểm tra các chương trình, dự án ĐTC hiện nay bị phân tán và chủ yếu được thực hiện bởi cơ quan thanh tra, kiểm tốn, tài chính đã làm giảm hiệu lực, hiệu quả của công tác kiểm tra, giám sát ĐTC.
Công tác thanh tra, kiểm tra chủ yếu được thực hiện sau khi dự án đã kết thúc và
theo các chương trình, kế hoạch, chuyên đề nên khi phát hiện ra sai phạm gây thất thốt, lãng phí, tham nhũng, đầu tư khơng hiệu quả thì thường rơi vào tình trạng
“sự đã rồi”. Cịn trong q trình thực hiện đầu tư, trách nhiệm giám sát tập trung chủ yếu vào trách nhiệm của chủ đầu tư. Công tác giám sát của các cơ quan như Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp không được thực hiện thường xun, mang nặng tính hình thức, cán bộ thực hiện giám sát không chuyên trách, thiếu chuyên môn, nghiệp vụ trong quản lý ĐTC và thiếu cơ chế cụ thể để kết quả giám sát khi có phát hiện ra sai phạm thì được xử lý kịp thời. Cơng tác giám sát cộng đồng,
giám sát độc lập, phản biện xã hội không được coi trọng đúng mức và khơng có cơ chế cụ thể để thực thi. Một trong điều kiện để có thể nâng cao được chất lượng, hiệu quả cơng tác kiểm tra, giám sát đó là phải công khai, minh bạch về tất cả các thông tin liên quan đến dự án ĐTC ở tất cả các khâu thì hiện vẫn mang tính hình thức, không rõ ràng về nội dung, thông tin công khai thiếu và không đầy đủ,
những thông tin liên quan đến điều chỉnh quy mô, tổng mức đầu tư, thiết kế kỹ
thuật… không được công khai trước khi thực hiện.
Vì vậy, để có thể nâng cao được HQĐT công, đi đôi với biện pháp tăng
cường công tác quản lý ở tất cả các khâu thì cần phải nâng cao năng lực, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và thực hiện công khai, minh bạch, trách
nhiệm giải trình một cách thực chất, hiệu quả. Theo đó, cần phải thực hiện các giải pháp sau:
Thứ nhất, nâng cao năng lực và tăng cường tính tập trung trong thực hiện
công tác kiểm tra, giám sát ĐTC hiện đang bị phân tán, thiếu sự tập trung, do
nhiều cơ quan chức năng từ Chính phủ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thanh tra
Chính phủ, Bộ Tài chính…) đến Quốc hội (Kiểm tốn nhà nước), Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện. Trước mắt, kiểm toán nhà nước và các cơ quan thanh tra, thanh tra tài chính cần tăng cường cơng tác chun môn nghiệp vụ để thẩm định,
đối chiếu, so sánh, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp
luật. Kiên quyết xuất toán các khoản chi sai mục đích, khơng đúng khối lượng, đơn giá, khơng đúng tiêu chuẩn định mức, vượt dự tốn lớn. Cần thực hiện chế độ trách nhiệm vật chất, kể cả trách nhiệm đối với nhà thầu, tư vấn giám sát
trong việc xác nhận thanh toán khối lượng thiếu trung thực, không đúng quy định. Việc thanh toán vốn đầu tư phải được tiến hành theo đúng quy trình và
phương thức thanh toán theo tiến độ thực hiện. Làm rõ trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân và thực hiện chế độ trách nhiệm đối với thủ trưởng đơn vị trong quản lý ĐTC. Cá nhân, tổ chức quyết định đầu tư sai, gây lãng phí, thất thốt
phải bị xử phạt hành chính, cách chức hoặc truy cứu trách nhiệm.
Thứ hai, tăng cường giám sát, phản biện và kiểm tra, tố giác, xử lý kịp
thời và nghiêm khắc các vi phạm ĐTC bằng các công cụ chế tài về tài
chính và hành chính. Mở rộng hình thức, nội dung cơng khai và khắc phục cho được tình trạng cơng khai cịn mang tính hình thức như hiện nay. Kiên quyết chống tham nhũng và thực hiện thường xuyên hơn trách nhiệm giải trình trong ĐTC.
Thứ ba, cơng khai các thơng tin, quy trình, thủ tục, danh mục dự án vận
động đầu tư, nâng cao hiệu quả cơ chế “một cửa”, quy định rõ về chính sách
và các ràng buộc, chế tài nếu nhà đầu tư không thực hiện đúng cam kết. Việc công khai, minh bạch về thông tin đối với các dự án ĐTC sẽ góp phần giúp cơ quan quyết định đầu tư nhận được các thông tin đóng góp, phản biện của
trình chưa cấp bách, mức chi phí đầu tư cho các cơng trình thế nào là hợp lý và đưa ra quyết định đúng đắn hơn, đảm bảo HQĐT.
Thứ tư, đề cao trách nhiệm giám sát của Quốc hội đối với các cơng
trình trọng điểm quốc gia, của Hội đồng nhân dân đối với các dự án đầu tư
trên địa bàn; tăng cường giám sát cộng đồng, hoàn thiện cơ chế để người
dân kiểm tra cơng việc có liên quan đến ngân sách, đất đai, tài sản của nhà nước. Hoàn thiện hệ thống thông tin, báo cáo; xây dựng các chỉ số tài khóa
phù hợp với thơng lệ quốc tế. Tạo điều kiện cho người dân tiếp cận được
với các thông tin về nguyên tắc, mục tiêu và định hướng của chính sách tài khóa, về số liệu liên quan đến NSNN để mở rộng và nâng cao sự phản biện chính sách của cộng đồng và xã hội.