Khái niệm HQĐT công

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nâng cao hiệu quả đầu tư công tại Việt Nam (Trang 51 - 54)

CHƯƠNG 1 :TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. HQĐT công

2.2.1. Khái niệm HQĐT công

2.2.1.1. HQĐT

HQĐT là phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa các kết quả kinh tế-xã hội đạt được của hoạt động đầu tư với các chi phí bỏ ra để có các kết quả

đó trong một thời kì nhất định (Từ Quang Phương, Phạm Văn Hùng, 2013). Để đáp ứng nhu cầu quản lý và nghiên cứu thì có thể phân loại HQĐT theo các tiêu

thức sau đây:

- Theo lĩnh vực hoạt động của xã hội có hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã

hội, hiệu quả kĩ thuật...

- Theo phạm vi tác động của hiệu quả, có HQĐT của từng dự án, từng

doanh nghiệp, từng ngành, địa phương và toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

- Theo phạm vi lợi ích có hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế-xã hội. Hiệu quả tài chính là hiệu quả kinh tế được xem xét trong phạm vi quản lý tài chính. Hiệu quả kinh tế-xã hội là hiệu quả tổng hợp được xem xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế.

- Theo mức độ phát sinh trực tiếp hay gián tiếp có hiệu quả trực tiếp và hiệu quả gián tiếp.

- Theo cách tính tốn, có hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối: hiệu quả tuyệt đối là hiệu quả được tính bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí, hiệu quả tương đối được tính bằng tỷ số giữa kết quả và chi phí.

2.2.1.2. Khái niệm HQĐT công

HQĐT công trước hết là HQĐT phát triển, tức là quan hệ so sánh giữa các kết quả KT-XH đạt được của hoạt động đầu tư với các chi phí phải bỏ ra để

có các kết quả đó trong một thời kì nhất định. Tuy nhiên, mục tiêu của ĐTC

không đơn thuần là mang lại hiệu quả tài chính như đầu tư tư nhân và ĐTC có

tính chất “lan tỏa” nên khó có thể tính tốn được đầy đủ, chính xác kết quả

của hoạt động đầu tư để có cơ cở đánh giá một cách chính xác, tồn diện hiệu quả trên thực tiễn bằng một chỉ tiêu tổng hợp. Hay nói cách khác, khơng thể biểu diễn HQĐT công bằng tỷ số giữa Kết quả/Chi phí. Do đó, HQĐT cơng cần phải được xem xét, đánh giá trên từng khía cạnh, mục tiêu cụ thể của hoạt

động đầu tư thông qua hệ thống các chỉ tiêu phù hợp.

Mục tiêu của ĐTC là phát triển kinh tế, cải thiện và đảm bảo phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường và đảm bảo quốc phịng an ninh. Chính vì vậy, HQĐT

cơng nên được hiểu là lợi ích mà Nhà nước, xã hội thu được khi Nhà nước

thực hiện đầu tư bằng nguồn vốn của mình. Theo đó, khi lợi ích mà Nhà

nước, xã hội thu được càng lớn tính trên một đơn vị chi phí hoặc chi phí Nhà nước phải bỏ ra càng thấp tính trên một kết quả đầu ra thì hoạt động ĐTC được xem như là có hiệu quả. Việc đánh giá HQĐT công được dựa trên các

chỉ tiêu hiệu quả theo từng mục đích của hoạt động đầu tư.

HQĐT cơng có thể được xem xét, đánh giá dưới góc độ vĩ mơ

(tổng thể nền kinh tế) hoặc dưới góc độ vi mơ (từng chương trình, dự

án ĐTC). Trong phạm vi của Luận án, HQĐT công được xem xét trên phạm vi tổng thể nền kinh tế (góc độ vĩ mô) gắn với mục tiêu của ĐTC là tăng trưởng kinh tế (hiệu quả kinh tế), giảm nghèo (hiệu quả xã hội) và đánh giá trên cơ sở hệ thống các chỉ tiêu phù hợp.

ĐTC kém hiệu quả không chỉ khiến HQĐT xã hội bị hạn chế, mà còn làm

gia tăng nhiều hệ quả tiêu cực và kéo dài khác, như: tăng sức ép lạm phát trong nước; mất cân đối vĩ mô trong đó có cân đối ngành, sản phẩm, cán cân xuất – nhập khẩu, cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối và tích lũy – tiêu dùng, cũng như làm hạn chế sức cạnh tranh và chất lượng phát triển của nền kinh tế trong hội nhập. ĐTC được coi là hiệu quả thấp nếu lựa chọn dự án không tốt, chậm chễ trong giai đoạn thiết kế và hoàn thành dự án, tham nhũng trong quá trình

đấu thầu, chi phí gia tăng so với quyết định phê duyệt ban đầu, dự án khơng

hồn thành hay dự án không được vận hành, bảo dưỡng các tài sản được hình thành sau quá trình đầu tư hiệu quả (Anand al et, 2010).

Nâng cao HQĐT công là một nội dung quan trọng nhất trong hoạt động

quản lý ĐTC, nhất là khi nguồn lực của nhà nước dành cho hoạt động ĐTC ngày càng hạn chế, trong khi nhu cầu đầu tư gia tăng. Kết quả ĐTC càng lớn, chi phí

cho ĐTC càng nhỏ thì HQĐT công càng cao. Nâng cao hiệu quả trong đầu tư

nói chung là vấn đề tương đối khó khăn trong điều kiện đầu tư hiện nay, lại càng khó khăn khi thực hiện các cơng trình, dự án ĐTC. Các cơng trình, dự án ĐTC phần lớn là các dự án phục vụ với mục tiêu phục vụ cộng đồng, phục vụ cho các mục tiêu đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Do vậy, việc xác định kết quả và hiệu

quả của các dự án là rất khó lượng hố. Cùng với nó, chủ thể sở hữu của các cơng trình, dự án đầu tư lại là các “chủ thể đại diện”, không trực tiếp bỏ vốn để

thực hiện ĐTC song họ quản lý sử dụng vốn để thực hiện các dự án, chương

trình ĐTC. Điều này cho thấy việc nâng cao HQĐT công không hề dễ thực hiện, là thách thức đối với tất cả các quốc gia.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nâng cao hiệu quả đầu tư công tại Việt Nam (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)