CHƯƠNG 1 :TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Đánh giá chung về HQĐT công tại Việt Nam
3.3.1. Kết quả đạt được
3.3.1.1. Về hiệu quả kinh tế
Điều dễ thấy là ĐTC trong những năm qua đã làm thay đổi đáng kể kết cấu
hạ tầng kỹ thuật của đất nước, nhờ đó đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của cả
nước, trong đó có việc tạo điều kiện để các thành phần kinh tế ngồi nhà nước
phát triển, và góp phần nâng cao đời sống nhân dân. Đầu tư kết cấu hạ tầng trong những năm gần đây là rất lớn, ước tính tổng lượng vốn đầu tư phát triển hạ tầng trong 10 năm qua đạt khoảng 1.490 nghìn tỷ VNĐ, tương đương khoảng 80 tỷ
USD, chiếm khoảng 24,5% tổng đầu tư xã hội, bằng khoảng 9% GDP. Trong
tổng đầu tư cho hạ tầng, phần lớn là đầu tư của Nhà nước.
Hạ tầng giao thông đã phát triển vượt bậc trong 10 năm qua. Mạng lưới vận tải được mở mang đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh hơn. Việc mở rộng mạng lưới giao thông ở các vùng, đặc biệt là miền núi, Tây Nguyên, Đồng bằng
sông Cửu Long, đã tạo điều kiện và thúc đẩy các vùng này phát triển, góp phần
giảm bớt sự chênh lệch giữa các vùng. Mật độ đường bộ tăng lên đáng kể. Các tuyến đường bộ kết nối giữa cảng biển, sân bay đã được đầu tư, bước đầu đáp ứng được nhu cầu giao lưu kinh tế giữa nước ta với các nước trong khu vực.
Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) ngày 30 tháng 9 vừa qua đã công bố báo cáo về Chỉ số cạnh tranh của CSHT giao thông giai đoạn 2015-2016 thực hiện tại 140 nước cho thấy: Vị trí của Việt Nam trên bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn
cầu là 56 (giai đoạn 2014-2015 là 68). Trong đó, chỉ số cạnh tranh của CSHT
giao thông Việt Nam giai đoạn 2015-2016 tăng 9 bậc, đứng ở vị trí 67 so với vị trí thứ 76 giai đoạn 2014-2015. Chỉ số cạnh tranh về chất lượng đường bộ giai
đoạn 2015 - 2016 đứng thứ 93, tăng 11 bậc (giai đoạn 2014 - 2015 đứng thứ
104); Chất lượng đường sắt giai đoạn 2015 - 2016 đứng thứ 48, tăng 4 bậc; Chất lượng cảng đứng thứ 76, tăng 12 bậc; Chất lượng hàng không đứng thứ 75, tăng
12 bậc. So sánh mức tăng chỉ số cạnh tranh CSHT giao thông của Việt Nam so với các nước trong khu vực châu Á như: Trung Quốc, Xin-ga-po, Malaysia, In-
do-ne-xi-a... có thể thấy chỉ số của Việt Nam tăng đột phá. Chẳng hạn, Trung
Quốc và In-do-ne-xi-a vẫn giữ nguyên vị trí, Ma-lai-xi-a tăng 1 bậc; Xin-ga-po bị hạ 1 bậc.
Hệ thống năng lượng trong nhiều năm qua đã được tập trung đầu tư phát
triển nhằm đảm bảo an ninh năng lượng và theo hướng đa dạng hóa nguồn
cung cấp, từ chỗ phụ thuộc chủ yếu vào nguồn thủy năng, nguồn than tới với cơ cấu nguồn đa dạng gồm năng lượng than, dầu khí, thủy năng, và các dạng năng lượng khác. Năng lực sản xuất điện toàn hệ thống năm 2015 có tổng
cơng suất 38.573 MW. Tuy nhiên, nếu so sánh với các nước trong khu vực,
sản lượng điện thương phẩm bình quân đầu người năm 2012 là
1.152kwwh/người/năm, gấp 3,4 lần Lào nhưng chỉ bằng 58,7% Thái Lan; 36,1% Malaysia, 15% Singapore; tính cho năm 2015 thì con số này gấp 3,8 lần Lào, bằng 57,8% Thái Lan; 40,2% Malaysia, 19,4% Singapore.
Hệ thống CSHT công nghệ thông tin được xây dựng rộng khắp và hiện
đại. Mạng thông tin quốc gia phát triển nhanh, hiện đại với độ bao phủ
rộng khắp cả nước, kết nối với thông lượng lớn tới các nước trong khu vực và thế giới. Công nghệ thông tin và truyền thông phát triển khá nhanh, ứng dụng công nghệ thông tin trở nên rộng khắp, trong mọi lĩnh vực và phổ biến trong xã hội. Nhờ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng mạng viễn thông, công nghiệp công nghệ thông tin đã trở thành ngành kinh tế quan trọng, có tốc độ phát triển cao, có tỷ lệ đóng góp cho tăng trưởng GDP của cả nước ngày càng tăng.
Năng lực của các hệ thống hạ tầng thủy lợi được nâng cao hơn đã góp
phần quan trọng trong thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn và đáp ứng cơ bản nhu cầu nước cho phát triển công nghiệp dịch vụ và đô thị. Tổng năng lực tưới của toàn hệ thống đảm bảo cho khoảng 90% đất canh tác. Q trình
thơng, cấp nước, thoát nước, chiếu sáng, cây xanh, thu gom và xử lý chất thải rắn được cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới.
Ngoài ra, ĐTC đã trở thành một công cụ hiệu quả trong điều hành kinh tế vĩ mơ, nhất là trong giai đoạn kinh tế tồn cầu bị khủng hoảng và kinh tế trong nước bị suy thối, khó khăn trong giai đoạn từ 2008-2010. ĐTC đã hạn
chế tác động tiêu cực từ kinh tế toàn cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong
điều kiện khu vực kinh tế tư nhân và đầu tư nước ngồi bị suy giảm, đối mặt
với nhiều khó khăn.
3.3.1.2. Về hiệu quả xã hội
Khả năng tiếp cận của người dân, nhất là người nghèo đối với dịch vụ công cộng, phúc lợi xã hội được cải thiện rõ rệt, đặc biệt là trong giáo dục
đào tạo, y tế, văn hóa xã hội. ĐTC cho xóa đói, giảm nghèo trong thời gian
qua đã góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao mức sống, chất lượng sống của người nghèo thông qua việc tăng cường khả năng tiếp cận và được hưởng dịch vụ phúc lợi xã hội (giáo dục, y tế, văn
hóa, vệ sinh môi trường....); cải thiện CSHT kinh tế xã hội ở địa bàn nghèo,
khó khăn; nâng cao ý thức, trách nhiệm cộng đồng đối với người nghèo và
thay đổi nhận thức của người nghèo, giúp người nghèo thích nghi được với
kinh tế thị trường.
Tỷ lệ nghèo giảm mạnh ở bất cứ tiêu chuẩn nào, được Liên hợp quốc đánh giá cao trong việc thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ và là một trong
04 nước có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất thế giới. Tỷ lệ hộ nghèo cả nước đã giảm từ 14,2% năm 2010 xuống còn 11,76% cuối năm 2011 (giảm 2,24%); 9,6% cuối năm 2012 (giảm 2,16%); 7,8% cuối năm 2013 (giảm 1,8%); 5,97% cuối năm 2014 (giảm 1,83%). Năm 2015, ước tỷ lệ hộ nghèo cả nước còn
dưới 5% theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015. Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm từ 50,97% cuối năm 2011 xuống còn 38,2% cuối năm 2013; 32,59% cuối năm 2014; bình quân giảm trên 5%/năm. Bình quân tỷ lệ hộ
nghèo chung cả nước giảm 2%/năm, tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm
bình quân trên 5%/năm.
Tỷ lệ số dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh tăng từ 80% năm 2010 lên khoảng 86% năm 2015; tỷ lệ số hộ gia đình ở nơng thơn có nhà tiêu hợp vệ sinh ước đạt 65% năm 2015; tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em giảm từ
17,5% năm 2010 xuống còn 14,5% năm 2015; tỷ suất tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi và trẻ em dưới 1 tuổi đã giảm từ 23,3‰ và 15,5‰ vào năm 2011 dự kiến xuống còn 22,5‰ và 14,8‰ vào năm 2015.
Theo số liệu thống kê năm 2014 của UNESCO, Việt Nam có tỉ lệ nhập học mẫu giáo là 81,4%; cao gần gấp đôi so với trung bình chung của thế giới (44,0%); các nước Đông Nam Á (60%); các nước châu Á (41,3); các nước đang phát triển (38.6%); các nước có thu nhập trung bình cao (72,9%). Tuy
nhiên thấp hơn so với trung bình chung của các nước có thu nhập cao 82,5%. Tỉ lệ nhập học bậc tiểu học của Việt Nam năm 2014 là 109,4%, cao hơn
100% là do còn nhiều học sinh chưa đi học đúng độ tuổi. Tỉ lệ nàycao hơn so
với trung bình chung của thế giới (104,6%); các nước phát triển (102,0%); các nước đang phát triển (105,0%); các nước Đông nam Á (108,2%); các nước có thu nhập trung bình thấp (104,6%).
Tỉ lệ nhập học chung của cấp THCS của Việt Nam đạt 93,5% cao hơn so với trung bình chung của các nước trên thế giới (84,9%), các nước đang phát triển (81,8%); các nước Đông Nam Á (89,3%); các nước châu Á (88,2%); các nước có thu nhập trung bình (87,6%).
Tỉ lệ nhập học chung của cấp THPT của Việt Nam đạt 66,7%; cao hơn
so với trung bình chung của thế giới (65,3%); các nước đang phát triển
(59,7%); các nước Đông Nam Á (57,3%); các nước châu Á (64,2%); và các nước thu nhập trung bình (63,1%). Tuy nhiên lại thấp hơn so với các nước có thu nhập trung bình cao (83,3%) và một số quốc gia trên thế giới như Trung quốc, Hàn Quốc, Ma-lay-xi-a.
3.3.2. Tồn tại, hạn chế
3.3.2.1. Về hiệu quả kinh tế
Thứ nhất, HQĐT cơng có xu hướng giảm dần và thấp hơn khá nhiều so với các khu vực kinh tế khác khi xét trong mối quan hệ tương quan về lượng
giữa số vốn đã bỏ ra và kết quả đạt được. Suất đầu tư của khu vực của nhà
nước quá cao, trong khi khu vực kinh tế ngồi nhà nước lại có hiệu quả đồng vốn hợp lý. Mặc dù đầu tư của khu vực nhà nước khơng thể có hiệu quả kinh tế cao như đầu tư của khu vực tư nhân, bởi vì trong rất nhiều trường hợp mục
đích của ĐTC không phải nhằm vào lợi nhuận và hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, điều này không thể biện minh cho việc đầu tư kém hiệu quả của khu vực nhà
nước thời gian qua.
Thứ hai, HQĐT công xét dưới góc độ tác động đến chuyển dịch cơ cấu
kinh tế cịn thấp và bắt đầu có hiện tượng “lấn át” đầu tư của các khu vực kinh
tế khác. Việc điều chỉnh phương hướng từ tạo động lực tăng trưởng kinh tế
sang tạo dựng môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh còn
chậm. Vẫn cịn tình trạng Nhà nước đầu tư vào một số ngành, lĩnh vực mà
khu vực tư nhân có thể đầu tư, sẵn sàng đầu tư và có hiệu quả cao hơn. Một phần của tình trạng này là do chưa có tiêu chí cụ thể trong việc xác định thứ tự ưu tiên chi tiêu công. Việc thực hiện các nhiệm vụ chi có tính chiến lược bền vững, lâu dài như: giáo dục đào tạo, y tế, phát triển con người… vẫn cịn khiêm tốn và khơng đáp ứng được u cầu.
Thứ ba, tình trạng thất thốt, lãng phí, đầu tư khơng hiệu quả vẫn còn
phổ biến và gây bức xúc trong dư luận xã hội, số tiền phải xử lý về mặt kinh tế sau thanh tra, kiểm tra là rất lớn; sau vụ việc tại Vinashin thì điển hình thời gian gần đây một số dự án ĐTC gây bức xúc trong dự luận xã hội như: Dự án
đường sắt Cát Linh – Hà Đông ở Hà Nội chậm tiến độ, tổng mức đầu tư phải điều chỉnh tăng hơn 312 triệu USD so với tổng mức đầu tư ban đầu khoảng
522 triệu USD; dự án “cầu treo phục vụ 2 hộ dân” tại Hà Tĩnh với giá trị khoảng 3 tỷ đồng; dự án xây dựng một số cầu mới thay cầu cũ ở Quốc lộ 1 từ
Trung Lương đi Mỹ Thuận, Quốc lộ 91 Long Xuyên đi Châu Đốc, cầu cũ dài từ 75m – 200m bắc qua sông, rạch nhỏ lại thay bằng cầu mới dài 500m; một số đường giao thông nội thị, thị xã (thành phố) thuộc tỉnh với quy mô chưa
đến 100.000 dân nhưng xây dựng đường với 8 làn xe, 6 làn xe có dải phân
cách cứng cây xanh, vườn hoa… Bên cạnh đó, nhiều dự án chưa đi vào vận hành đã bị hỏng hóc hoặc chất lượng các dự án không đảm bảo như cam kết ban đầu, nhanh xuống cấp, hư hại. Vụ vỡ đường dẫn ở thủy điện Krel 2 ở Gia Lai tháng 6/2013 do chất lượng thi cơng kém là một ví dụ điển hình về quản lý chất lượng lỏng lẻo ở Việt Nam. Trong nhiều cuộc hội thảo có nhiều ý kiến cho rằng, nếu coi thất thốt là 100% thì tham ô, tham nhũng, thất thoát
khoảng 60% đến 70% còn lại 40% đến 30% là do yếu tố thiết kế và tổ chức
thi công công trình.
3.3.2.2. Về hiệu quả xã hội
Về tổng thể, đối với mục tiêu cải thiện phúc lợi xã hội, mặc dù đã đặt
được hiệu quả bước đầu và được quốc tế thừa nhận nhưng so với mức độ đầu
tư thì HQĐT cơng trong thực hiện các mục tiêu như xóa đói giảm nghèo, tăng năng suất lao động… vẫn còn thấp. Kết quả giảm nghèo chưa vững chắc,
chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, nhất là khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Khoảng cách chênh lệch về mức độ nghèo có xu hướng tăng hơn: Khu vực Tây Nguyên, năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo cao gấp 1,53 lần so với bình quân của cả nước, năm 2012 gấp 1,6 lần; khu vực miền núi phía Bắc, năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo cao gấp 2,34 lần so với bình quân của cả nước, năm 2012 con số này là 2,52 lần. Mặc dù tỷ lệ
nghèo đã giảm nhanh ở các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng
bào dân tộc, nhưng nhiều nơi tỷ lệ nghèo vẫn còn trên 50%, cá biệt còn trên 60-70%. Số hộ nghèo là dân tộc thiểu số chiếm gần 50% tổng số hộ nghèo trong cả nước, thu nhập bình quân của hộ dân tộc thiểu số chỉ bằng 1/6 mức thu nhập bình quân của cả nước.
Trong các mục tiêu của đầu tư phát triển CSHT ở các xã nghèo thì có
mục tiêu tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn thực hiện dự án thông qua
việc sử dụng lao động tại địa phương. Nhưng trên thực tế, một mặt do năng
lực hạn chế của lao động địa phương và mặt khác nhà thầu thi cơng cơng trình ln có xu hướng sử dụng lao động của mình nên mục tiêu tăng thu nhập
thông qua tạo việc làm cho người dân nghèo trong quá trình đầu tư ở địa bàn thực hiện đạt được không đáng kể.
HQĐT nhằm hỗ trợ giáo dục, dạy nghề cho người nghèo chưa cao. Đó là,
tỷ lệ hộ nghèo có trình độ học vấn thấp cịn cao; hệ thống giáo dục bộc lộ nhiều hạn chế dẫn đến cơ hội học tập của trẻ em trong hộ gia đình nghèo ngày càng giảm. Hộ càng nghèo thì việc chi cho giáo dục con trẻ trở thành gánh nặng cho ngân sách chi tiêu của gia đình. Chi phí cho giáo dục vẫn là gánh nặng và rào cản lớn nhất đối với khả năng tiếp cận dịch vụ giáo dục của trẻ em thuộc các hộ nghèo. Chính sách đầu tư đào tạo dạy nghề tạo việc làm cho người nghèo vẫn chưa tạo được nhiều việc làm và việc làm có thu nhập cao cho người nghèo, tỷ lệ
người nghèo được đào tạo có tay nghề, trình độ cao cịn thấp đã cản trở người
nghèo nhanh chóng thốt nghèo và thốt nghèo bền vững.
3.3.3. Nguyên nhân
3.3.3.1. Quy hoạch, kế hoạch ĐTC bất cập, kỷ luật thấp
Quy hoạch, kế hoạch là công cụ quản lý nhà nước quan trọng nhằm đảm bảo phát triển kinh tế xã hội theo đúng định hướng, đạt được mục tiêu đã đề ra
trên cơ sở nguồn lực nhất định trong từng giai đoạn cụ thể. Tuy nhiên, chất
lượng các quy hoạch phát triển KT-XH cịn nhiều hạn chế, chưa có tầm nhìn dài
hạn, chưa có đủ các căn cứ vững chắc, nhất là các thông tin về dự báo (các dự
báo tác động của các yếu tố bên ngoài như thị trường thế giới, tiến bộ khoa học công nghệ, sự cạnh tranh của các quốc gia và doanh nghiệp) và thường xuyên phải điều chỉnh bổ sung nhiều khi do ý muốn chủ quan của lãnh đạo hoặc của các nhóm lợi ích. Cơng tác lập quy hoạch, kế hoạch thiếu sự điều phối của Trung
ương cũng như sự phối hợp giữa các cấp và giữa các bộ, ngành, địa phương. Mỗi
trong nhiều trường hợp là do chạy theo thành tích và lợi ích cục bộ – mà không quan tâm đến quy hoạch đầu tư trong các bộ ngành và địa phương khác. Chưa
thực sự chú trọng đến việc phân bổ nguồn lực một cách hợp lý giữa các vùng,
ngành, lĩnh vực để tạo sự lan tỏa, làm động lực cho nền kinh tế; còn tập trung
vào một số ngành, lĩnh vực mà khu vực tư nhân sẵn sàng tham gia đầu tư. Hệ