:Th ống kê mô tả các biến

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nâng cao hiệu quả đầu tư công tại Việt Nam (Trang 97)

Descriptive Statistics Mean Std. Deviation N PUI 209301.95029 153804.070997 21 PRI 182452.89514 165746.421808 21 Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả

Sau khi tính toán thống kê mô tả với 21 quan sát tác giả thu thập được, tác giả tiến hành kiểm định sự phù hợp và các khuyết tật của mô hình nghiên cứu.

Tiếp theo, tác giả thực hiện hồi quy xem xét mối quan hệ giữa ĐTC và

đầu tư tư nhân, cụ thể như sau:

Bảng 3.14: Kết quả hồi quy mô hình

Coefficientsa

Model Unstandardized

Coefficients Standardized Coefficients t Sig.

B Std. Error Beta

1 (Constant) -41296.156 8038.430 -5.137 .000

PUI 1.069 .031 .992 34.253 .000

a. Dependent Variable: PRI

Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả

Kết quả tính toán cho thấy sự phù hợp trong mối quan hệ của ĐTC và đầu tư tư nhân, ĐTC như là vốn “mồi nhử” giúp thu hút đầu tư tư nhân, khi ĐTC tăng 1 đơn vị thì đầu tư tư nhân tăng 1,069 đơn vị.

3.2.1.4. HQĐT công xét dưới góc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

HQĐT được thể hiện qua chỉ số lan tỏa kinh tế. Theo đó, chỉ số lan tỏa về

hơn 1 là không tốt. Trong giai đoạn 2011-2015 khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có lượng vốn đầu tư chỉ chiếm 5-6% tổng vốn đầu tư của cả nền kinh tế

nhưng khu vực này tạo ra 17-19% GDP của cả nước; trong khi đó, khu vực công nghiệp và xây dựng tuy tạo ra 32-33% GDP nhưng vốn đầu tư của khu vực này chiếm tới 43-49% tổng vốn đầu tư toàn xã hội của cả nước; khu vực dịch vụ tạo ra 37-40% GDP nhưng vốn đầu tư chiếm tới 46-51% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Điều này cho thấy, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đầu tư ít nhưng mang lại hiệu quả cao nhất, trong khi khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ tuy có đóng góp lớn đối với tăng trưởng kinh tế nhưng lượng vốn

đầu tư vào hai khu vực này ở mức rất cao.

Đầu tư nói chung và ĐTC nói riêng đều có tác động quan trọng tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế. ĐTC, với vai trò là nguồn vốn định hướng góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khuyến khích những ngành, lĩnh vực cần thiết cho nền kinh tế nhưng khu vực tư nhân không muốn tham gia hoặc không thểđảm nhiệm được. ĐTC thường tập trung vào những ngành tạo sức lan tỏa lớn cho nền kinh tế như xây dựng CSHT hoặc những ngành mà tư nhân không thể tham gia như liên quan đến an ninh quốc phòng. Việc đầu tư vào ngành nào, quy mô vốn

đầu tư cho ngành đó nhiều hay ít, việc sử dụng vốn có hiệu quả không đều ảnh hưởng đến bản thân ngành đó thông qua việc gia tăng cơ sở vật chất cho ngành, rồi lan tỏa ra các ngành có liên quan trong nền kinh tế và cuối cùng là làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.

Trong giai đoạn 2006-2014, tỷ trọng vốn ĐTC cho nông nghiệp trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội giảm dần qua các năm; đối với công nghiệp thì cũng có xu hướng giảm nhưng tăng khá cao vào năm 2009 và 2012; đối với lĩnh vực dịch vụ thì có xu hướng tăng qua các năm với mức độ tăng khác nhau. Về sự thay

đổi cơ cấu ngành cho thấy tỷ trọng GDP nông nghiệp có xu hướng giảm dần, GDP công nghiệp, GDP dịch vụ có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, xét về mức độ

tác động của ĐTC đối với dịch chuyển cơ cấu kinh tế cho thấy sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế không thực sự rõ nét. Hay nói cách khác, ĐTC kém hiệu quả khi xét về tiêu chí chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

3.2.1.5. HQĐT công xét dưới góc độ thất thoát, lãng phí và nợđọng xây dựng cơ bản

a) Thất thoát, lãng phí vốn ĐTC

Theo số liệu tổng hợp thanh tra 12.990 dự án, kiểm tra 194 dự án với tổng mức đầu tư 502.202,900 tỷ đồng tại 15 bộ, ngành và 63 địa phương năm 2014 cho thấy trong công tác đầu tư xây dựng từ nguồn vốn NSNN và vốn trái phiếu Chính phủ có nhiều thiếu sót vi phạm từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án

đến khâu xác định nguồn vốn, phân bổ vốn đối với các công trình, dự án gây thất thoát, lãng phí vốn ĐTC. Như việc thiếu sót ở khâu chuẩn bịđầu tưdẫn đến phải

điều chỉnh tăng giá trị của dự án phải so với quyết định phê duyệt ban đầu là 21.316 tỷđồng, bổ sung giá trị các hạng mục thiếu trong thiết kế là 11.533 tỷ đồng, trượt giá tăng do thời gian thực hiện dự án thay đổi, kéo dài làm tăng giá trị vật liệu là 27.887 tỷ đồng. Ở Trung ương, có Bộ có tới 12 dự án chưa có trong quy hoạch, 09 dự án không nằm trong quy hoạch nhưng vẫn được phê duyệt, triển khai thi công với tổng mức đầu tư là 14.638 tỷđồng, gây nợ đọng xây dựng cơ bản tổng số tiền là 673 tỷ đồng. Ở địa phương, qua công tác thanh tra phát hiện sai phạm 280 tỷđồng tại 789 dự án do sai phạm về lập, thẩm

định, phê duyệt, điều chỉnh dự án; 248 tỷđồng tại 272 dự án do sai phạm về lập, thẩm định, phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư. Tổng số tiền kiến nghị thu hồi về NSNN là 1.245,665 tỷđồng.

Ngoài ra, theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong năm 2014, cả

nước có tới 2.869 dự án chậm tiến độ, chiếm 7,32% số dự án thực hiện trong kỳ với 3 nguyên nhân chính là: vướng giải phóng mặt bằng; vốn bố trí không kịp thời; năng lực yếu kém của chủđầu tư và nhà thầu.

Mặc dù, sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11/NQ-TTg ngày 24/02/2011 và Thủ tướng Chính phủ ban hành các Chỉ thị (số 1792/CT-TTg

ngày 15/10/2011, số 27/CT-TTg ngày 10/10/2012, số 14/CT-TTg ngày 28/6/2013, số 07/CT ngày 30/4/2015), bước đầu công tác quản lý đầu tư có nhiều chuyển biến với nhiều giải pháp được triển khai để lập lại kỷ cương trong lĩnh vực đầu tư xây dựng; khắc phục được một số tồn tại về phân bổ vốn đầu tư

dàn trải, hạn chếđược tình trạng quy mô và suất đầu tư bất hợp lý. Tuy nhiên, tình trạng thất thoát, lãng phí đến nay không những vẫn chưa được khắc phục triệt để mà còn có xu hướng ngày càng khó nhận biết, đánh giá hơn. Đây chính là rào cản để có thểđánh giá chính xác HQĐT công tại Việt Nam.

b) Nợ vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Trong thời gian qua, việc huy động và sử dụng ĐTC đã có đóng góp quan trọng vào việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH, tạo môi trường thuận lợi góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống nhân dân. Vốn ĐTC chủ yếu từ NSNN, trái phiếu Chính phủ. Tuy nhiên, do phân cấp quá rộng lại thiếu các biện pháp quản lý đồng bộ dẫn tới tình trạng phê duyệt quá nhiều dự án vượt khả năng cân đối, thời gian thi công kéo dài, kế

hoạch đầu tư bị cắt khúc ra từng năm, HQĐT kém, gây phân tán và lãng phí nguồn lực của Nhà nước và dẫn đến tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản phổ

biến và chậm được khắc phục. Để giải quyết vấn đề nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, Thủ tướng Chính phủ đã có các Chỉ thị chỉ đạo thực hiện các giải pháp xử lý dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản. Tuy nhiên, kết quả thực hiện còn hạn chế, tình trạng phê duyệt quá nhiều dự án vượt khả năng cân đối và thi công vượt vốn kế hoạch vẫn còn khá phổ biến, nhất là ở địa phương. Việc xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản chậm chuyển biến. Nếu như tính đến hết ngày 31/12/2011, tổng số nợ xây dựng cơ bản của cả nước là 91.273 tỷ đồng thì đến 30/6/2014, nợ xây dựng cơ bản của cả nước vẫn còn 44.594 tỷ đồng, mới giảm được khoảng 50%.

Như vậy, trong vòng 5 năm từ 2011 đến 2015, để giải quyết vấn đề nợ đọng vốn xây dựng cơ bản, Thủ tướng Chính phủ đã có tới 04 Chỉ thị và nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành khác. Điều này, một mặt cho thấy tầm quan trọng, tính phức tạp của việc xử lý nợ đọng đầu tư xây dựng cơ bản. Nhưng

mặt khác cũng cho thấy công tác tổ chức thực hiện chưa thực sự quyết liệt, hiệu quả. Điều này kéo theo rất nhiều hệ lụy phức tạp như: công trình thi công dở dang, kéo dài; chủ đầu tư không có nguồn vốn để thanh toán cho giá trị

khối lượng thực hiện; nhiều doanh nghiệp xây dựng, nhà thầu nợ lương công nhân, chiếm dụng vốn của nhau, không ít doanh nghiệp giải thể và phá sản; góp phần làm cho nợ xấu của ngân hàng tăng lên,… Thực trạng trên đã và

đang ảnh hưởng xấu đến an ninh tài chính, an toàn nợ công, làm giảm HQĐT công và tăng trưởng kinh tế bền vững.

3.2.2. Thc trng hiu qu xã hi ca ĐTC qua thc hin mc tiêu gim nghèo

Về giảm nghèo tại Việt Nam, nếu sử dụng chuẩn nghèo “dựa theo nhu cầu cơ bản” thống nhất từ năm 1998, tỉ lệ nghèo tính theo đầu người giảm từ

58% vào đầu thập kỷ 1990 xuống 14,5% năm 2008, và theo chuẩn này thì tỉ lệ

nghèo giảm xuống dưới 10% vào năm 2010. Nếu theo chuẩn do Chính phủ quy

định cho giai đoạn 2006-2010 và giai đoạn 2011-2015 thì tỷ lệ nghèo chính thức của Việt Nam năm 2010 là 14,2%, năm 2011 là 12,6%, năm 2012 là 11,1% và tiếp tục giảm còn 9,8% vào năm 2013; 8,4% vào năm 2014; 7,0% năm 2015. Bình quân, mỗi năm trong giai đoạn từ 2011-2015 tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,4 điểm phần trăm. Năm 2016 tỷ lệ hộ nghèo còn 5,8%, giảm 1,2 điểm phần trăm so với năm 2015. Như vậy, dù theo bất cứ chuẩn nghèo nào thì thời gian qua, Việt Nam

đã đạt được kết quả tích cực trong công tác xóa đói giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm qua các năm. Bảng 3.15. Tỷ lệ nghèo của Việt Nam Đơn vị: % 2004 2006 2008 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Cả nước 18,1 15,5 13,4 14,2 12,6 11,1 9,8 8,4 7,0 Thành thị 8,8 7,7 6,7 6,9 5,1 3,9 3,7 3,0 2,5 Nông thôn 21,2 18 16,1 17,4 15,9 14,4 12,7 10,8 9,2 Nguồn: Kết quả VLHSS 2004-2012, Tổng cục Thống kê

Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh nhất ở khu vực đô thị, từ 8,8% năm 2004 xuống còn 5,1% vào năm 2012, 2,5% vào năm 2015 và theo chuẩn nghèo mới. Tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực nông thôn mặc dù có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao, còn 15,9% vào năm 2011 và 9,2% vào năm 2015. Điều này phản ánh chính sách đầu tư cho xóa đói, giảm nghèo của Việt Nam thời gian qua đã đem lại hiệu quả tích cực, gần một nửa dân số Việt Nam đã thoát nghèo trong vòng chưa đầy hai thập kỷ. Tuy nhiên, tốc độ giảm nghèo có xu hướng giảm xuống và có xu hướng chậm hơn so với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trong thời gian tới, chính sách đầu tư cho giảm nghèo vẫn phải được tiếp tục thực hiện và tập trung mạnh hơn nữa để giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo, đặc biệt là tại khu vực nông thôn.

Ngoài ra, theo chỉ số khoảng cách nghèo và khoảng cách bình phương nghèo từ kết quả VLHSS 2004-2012 cho thấy điều kiện sống của người nghèo

đã được cải thiện một cách đáng kể không chỉ đối với các hộ có thu nhập sát chuẩn nghèo mà cả với các hộ nghèo sâu hơn. Mức độ về trầm trọng nghèo ở

khu vực thành thị thay đổi mạnh hơn so với khu vực nông và khu vực nông thôn tiếp tục cần phải được quan tâm trong thực hiện chính sách đầu tư cho xóa đói, giảm nghèo.

Về khía cạnh phi thu nhập của nghèo đói được cải thiện rõ rệt và nhất là bình đẳng giới trong giáo dục, tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh đã giảm xuống mạnh mẽ, tuổi thọ bình quân tăng lên. Mức độ sử dụng CSHT và các dịch vụ ở địa phương cũng đã được cải thiện. Tuy nhiên, còn nhiều hộ vẫn chưa được sử

dụng các nguồn nước “được cải thiện”, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Chỉ

số Phát triển Con người (HDI) của Việt Nam được cải thiện qua các năm: giá trị HDI tăng 19% trong giai đoạn từ năm 1992 và 2008. Với chỉ số HDI là 0,728, Việt Nam giờ đây có thể được đặt trong nhóm những nước có chỉ số

phát triển con người mức trung bình.

Tuy nhiên, nếu không xét đến chuẩn nghèo có thay đổi trong giai đoạn từ

Việt Nam có xu hướng chậm lại và ngược chiều so với tốc độ tăng trưởng vốn

ĐTC. Nếu như năm 2004, tốc độ tăng trưởng vốn ĐTC, tốc độ giảm nghèo lần lượt là 21,87% và 18,83% thì đến năm 2010 tỷ lệ này lần lượt là 51,31% và 5,97%. Nói cách khác, tốc độ tăng trưởng vốn ĐTC không đem lại tốc độ giảm nghèo một cách tương xứng. Điều này chứng tỏ để tiếp tục đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam thì chi phí Nhà nước cũng như xã hội phải bỏ ra ngày càng lớn hơn, nhất là khi chuẩn nghèo có xu hướng tăng lên và hướng tới giải quyết bài toán nghèo đa chiều.

Để hiểu rõ hơn hiệu quả của ĐTC đối với giảm nghèo, tác giả xem xét cụ

thể mối quan hệ tương quan giữa ĐTC, đầu tư cho giáo dục đào tạo, đầu tư

cho CSHT, đầu tư cho nông nghiệp, đầu tư cho nghiên cứu khoa học và giảm nghèo. Kết quả cụ thể như sau:

P = f(RD, EDU, INFRAS, AGRI, PUI) Trong đó:

P: Tỷ lệ nghèo

RD: ĐTC cho nghiên cứu khoa học EDU: ĐTC cho giáo dục đào tạo

INFRAS: ĐTC cho CSHT

AGRI: ĐTC cho sản xuất nông nghiệp PUI: ĐTC

Các dữ liệu được tác giả thu thập từ nguồn báo cáo của Tổng cục thống kê về tỷ lệ giảm nghèo của Việt Nam, Bộ Tài chính về đầu tư cho giáo dục, đầu tư cho nghiên cứu khoa học, đầu tư cho CSHT, đầu tư cho nông nghiệp và ĐTC. Các dữ liệu được thu thập từ năm 2002 đến hết năm 2013. Những dữ liệu thu thập được đó tác giả tiến hành phân tích tương quan để xem xét mối quan hệ tương quan giữa các nhân tố này. Cụ

thể, xem xét mối quan hệ tương quan giữa ĐTC, đầu tư cho giáo dục,

đầu tư cho nghiên cứu khoa học, đầu tư cho CSHT, đầu tư cho nông nghiệp tới tỷ lệ giảm nghèo, kết quả phân tích dưới sự trợ giúp của phần

Bảng 3.16: Mối quan hệ tương quan giữa ĐTC với giảm nghèo

Correlations

P RD EDU AGRI INFRAS PUI

P Pearson Correlation 1 -.836** -.776** -.726** -.830** .816** Sig. (2-tailed) .001 .003 .008 .001 .001 N 12 12 12 12 12 12 RD Pearson Correlation -.836** 1 .928** .932** .992** -.942** Sig. (2-tailed) .001 .000 .000 .000 .000 N 12 12 12 12 12 12 EDU Pearson Correlation -.776** .928** 1 .881** .897** -.871** Sig. (2-tailed) .003 .000 .000 .000 .000 N 12 12 12 12 12 12 AGRI Pearson Correlation -.726** .932** .881** 1 .915** -.859** Sig. (2-tailed) .008 .000 .000 .000 .000 N 12 12 12 12 12 12 INFRAS Pearson Correlation -.830** .992** .897** .915** 1 -.936** Sig. (2-tailed) .001 .000 .000 .000 .000 N 12 12 12 12 12 12 PUI Pearson Correlation .816** -.942** -.871** -.859** -.936** 1 Sig. (2-tailed) .001 .000 .000 .000 .000 N 12 12 12 12 12 12

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Nguồn: Tính toán của tác giả

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nâng cao hiệu quả đầu tư công tại Việt Nam (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)