CHƯƠNG 1 :TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. HQĐT công
2.2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá HQĐT công
2.2.2.1. Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế
Đặc điểm của ĐTC là hoạt động đầu tư của Nhà nước nhằm cung cấp
hàng hóa, dịch vụ cơng cộng cho xã hội; khơng nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận và các dự án ĐTC thường khơng có khả năng thu hồi vốn trực tiếp,
thường không đem lại hiệu quả tài chính trước mắt nhưng đem lại hiệu quả
kinh tế xã hội trong dài hạn. Để đánh giá hiệu quả kinh tế của ĐTC, cần phải có được hệ thống các tiêu chí, chỉ tiêu định lượng cụ thể, phụ thuộc vào mục tiêu, phạm vi nghiên cứu.
Xét dưới góc độ đánh giá hiệu quả các chương trình, dự án ĐTC cụ thể, các chỉ tiêu như: tỷ số lợi ích/chi phí (B/C), thời gian hồn vốn (T), hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR), giá trị gia tăng thuần túy (NVA)… thường được sử dụng để đánh giá HQĐT (Từ Quang Phương, Phạm Văn Hùng, 2013). Tuy nhiên, trên thực tế không thể tính tốn được chính xác, đầy đủ tất cả lợi ích, kết quả đầu ra của
chương trình, dự án ĐTC do tác động có tính “lan tỏa”. Bên cạnh đó, việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án ĐTC chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố
đan xen, từ chủ quan đến khách quan, từ môi trường kinh tế vĩ mô đến vi mô, từ
yếu tố thể chế đến điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa nên cũng khơng thể tính
tốn đầy đủ, chính xác được các chi phí phải bỏ ra, nhất là các chi phí cơ hội, chi phí phát sinh do tác động tiêu cực của việc thực hiện. Điều này cịn chưa tính đến sự khó khăn, phức tạp trong việc thu thập thông tin, số liệu để tính tốn. Do đó,
việc sử dụng các chỉ tiêu hiệu quả dự án ĐTC nêu trên chỉ mang ý nghĩa tương đối và chỉ phản ánh được hiệu quả trong những điều kiện, ràng buộc cụ thể nhất định.
Xét dưới góc độ kinh tế vĩ mơ, hiệu quả kinh tế của ĐTC được thể hiện
số kinh tế vĩ mơ. Đó là tác động của ĐTC đối với tăng trưởng kinh tế (toàn bộ nền kinh tế, khu vực kinh tế nhà nước, khu vực kinh tế tư nhân), nợ công, thâm hụt NSNN, kim ngạch xuất khẩu, thu NSNN, lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái. Tương ứng với mỗi biến số vĩ mơ có thể đánh giá hiệu quả của ĐTC với nhiều chỉ tiêu khác nhau. Vì vậy, tùy theo mục tiêu, phạm vi nghiên cứu
mà xây dựng, đưa ra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phù hợp với điều kiện,
hoàn cảnh cụ thể, bao gồm cả điều kiện về số liệu.
Với mục tiêu, phạm vi nghiên cứu đánh giá HQĐT cơng dưới góc độ
tác động của ĐTC đến tăng trưởng kinh tế và thực tế ĐTC ở Việt Nam thời
gian qua có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, có đóng góp nhất định
đối với thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu NSNN và trong điều
kiện nguồn số liệu sử dụng là nguồn thứ cấp, được công bố trong các báo cáo của các Bộ, ngành và niên giám thống kê hàng năm. Luận án sử dụng một số chỉ tiêu cơ bản để đo lường hiệu quả của ĐTC thời gian qua, bao gồm:
Chỉ tiêu 1: Mức độ tác động của ĐTC đối với tăng trưởng kinh tế.
Theo lý thuyết về mơ hình tăng trưởng hai khu vực, tăng trưởng kinh tế là kết quả đóng góp tổng hợp của khu vực kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế nhà nước (Turnovsky, 1997). Hàm sản xuất phụ thuộc cả vào vốn đầu tư tư nhân và vốn ĐTC. Mức độ đóng góp của ĐTC đến tăng trưởng kinh tế là một trong chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả của ĐTC. Chỉ tiêu này được xác định trên cơ sở ước lượng mức độ tác động của tỷ lệ ĐTC/GDP đến tốc độ tăng trưởng kinh tế thông qua các mơ hình kinh tế lượng dựa trên các bộ số liệu dạng chuỗi, dạng bảng hoặc số liệu chéo. Khi ĐTC có tác động cùng chiều, tích
cực đến tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy đầu tư tư nhân thì có thể nhận định
ban đầu ĐTC như vậy là có hiệu quả về mặt kinh tế (Barro, 1990).
Chỉ tiêu 2: Hệ số sử dụng vốn (ICOR)
ICOR cho biết vốn đầu tư là yếu tố cơ bản của tăng trưởng, là chỉ tiêu quan trọng dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế hoặc dự báo quy mô vốn đầu tư
cần thiết để đạt được tốc độ tăng trưởng nhất định trong tương lai. Đồng thời,
ICOR cũng phản ánh trình độ cơng nghệ sản xuất và là một trong những chỉ
tiêu phản ánh HQĐT trong một số trường hợp.
Hệ số ICOR được tính đơn giản theo cơng thức sau: ICOR = (Kt-Kt-1)/(Yt-Yt-1) (2.1)
Trong đó: K là vốn, Y là sản lượng, t là kỳ báo cáo, t-1 là kỳ trước.
Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra 1 đơn vị tổng sản phẩm quốc nội tăng
thêm hoặc 1 đơn vị giá trị tăng thêm cần bao nhiêu vốn đầu tư.
Hệ số sử dụng vốn (ICOR) phản ánh hiệu quả của ĐTC nói riêng và
tồn bộ nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên, cần lưu ý hệ số ICOR cũng có một số hạn chế như chưa phản ánh được vai trò của các yếu tố khác đến tăng
trưởng kinh tế, khơng tính đến yếu tố độ trễ thời gian của kết quả và chi phí, khó đánh giá các hiệu quả kinh tế xã hội và không biểu hiện rõ ràng trình độ kỹ thuật của sản xuất.
Chỉ tiêu 3: Mức độ tác động của ĐTC đối với GDP bình quân
Thúc đẩy tăng thu nhập bình quân đầu người là một trong các mục tiêu
của ĐTC xét cả dưới góc độ kinh tế và góc độ xã hội (trực tiếp góp phần giảm tỷ
lệ nghèo). Khi ĐTC có mối quan hệ và tác động đến việc gia tăng thu nhập bình
qn đầu người thì có thể nói ĐTC là có hiệu quả khi xét dưới góc độ thực hiện
mục tiêu này. HQĐT công được thể hiện rõ nét hơn bởi xu hướng của mức độ
tác động. Khi mức độ tác động của ĐTC đến gia tăng thu nhập bình qn đầu
người có xu hướng tăng lên có nghĩa là ĐTC ngày càng hiệu quả và ngược lại.
Chỉ tiêu 4: Mức độ tác động của ĐTC đối với đầu tư tư nhân
ĐTC một mặt tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế, đồng thời, có tác động gián tiếp đến tăng trưởng thông qua việc thúc đẩy đầu tư tư nhân (bao gồm
cả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài). ĐTC được coi là “vốn mồi” nhằm thu
kinh tế. Xét dưới góc độ này, khi ĐTC có mối quan hệ và tác động đến việc tăng cường thu hút, thúc đẩy đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân thì có thể nói ĐTC là có hiệu quả khi xét dưới góc độ thực hiện mục tiêu này. HQĐT công được thể
hiện rõ nét hơn bởi xu hướng của mức độ tác động. Khi mức độ tác động của
ĐTC đến gia tăng đầu tư của khu vực tư nhân có xu hướng tăng lên có nghĩa là ĐTC ngày càng hiệu quả. Ngược lại, nếu xu hướng này là ngược chiều thì có
nghĩa là ĐTC đang lấn át đầu tư tư nhận và được coi là không hiệu quả.
Để đánh giá hiệu quả của ĐTC đối với tăng trưởng kinh tế ở một số khía
cạnh khác như: chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tác giả có sử dụng hệ số co giãn theo
ĐTC của cơ cấu kinh tế. Việc sử dụng hệ số này để đánh giá hiệu quả của ĐTC là
dựa trên giả định mối quan hệ chặt giữa ĐTC và cơ cấu kinh tế. Đây là giả thiết tương đối mạnh nên kết quả tính tốn chỉ phản ánh tương đối về HQĐT cơng.
Ngồi ra, có thể xem xét đánh giá HQĐT công thông qua các chỉ tiêu
như: tỷ lệ thất thốt, lãng phí vốn đầu tư; hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
nhà nước; đóng góp của ĐTC đối với cán cân thương mại quốc tế; đóng góp
của ĐTC đối với ổn định kinh tế vĩ mô (ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát); đóng góp của ĐTC đối với sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân và khu
vực có vốn đầu tư nước ngồi. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt số liệu và cán cân thương mại, ổn định kinh tế vĩ mô, sự phát triển của các khu vực kinh tế khác chịu tác động của tổng hợp các yếu tố, khơng chỉ có nhân tố ĐTC nên thực tế rất khó có thể lượng hóa, đo lường HQĐT cơng trong trường hợp này.
2.2.2.2. Chỉ tiêu hiệu quả xã hội
Nâng cao mức sống, giảm nghèo, tạo thêm công ăn việc làm, gia tăng thu
nhập bình quân, cải thiện chất lượng và phát triển môi trường bền vững, nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe, đời sống tinh thần cho người dân (Edward Anderson, Paolo de Renzio và Stephanie Levy, 2006) là tiêu chí quan trọng đánh giá HQĐT công. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội của ĐTC cần lượng hóa được mức độ ảnh hưởng của ĐTC đến các nội dung này.
Với mục tiêu, phạm vi nghiên cứu đã nêu; để đánh giá hiệu quả xã hội
của ĐTC thời gian qua, luận án sử dụng chỉ tiêu “Mức độ đóng góp của ĐTC
đối với giảm tỷ lệ nghèo” cụ thể như sau:
Ở các nước kém phát triển và đang phát triển, phần lớn dân số sống trong
khu vực nông thơn với cơng việc chính là sản xuất nơng nghiệp. Hiệu quả xã hội của ĐTC đối với giảm nghèo được thể hiện rõ nét nhất trong khu vực nông
nghiệp, nông thôn (Fan, 1999, 2002, 2004) . ĐTC trực tiếp làm tăng thu nhập cho người nông dân thông qua tăng năng suất sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, khi năng suất sản xuất nông nghiệp tăng lên đồng nghĩa với việc người lao động trong khu vực nơng nghiệp sẽ có mức lương cao hơn và tạo thêm việc làm phi nơng nghiệp góp phần giảm đói nghèo. Năng suất lao động sản xuất nơng nghiệp phản ánh trực tiếp thu nhập của người lao động và hiện vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của người nghèo ở khu vực nông thôn, sau đó mới đến thu nhập từ
hoạt động sản xuất phi nông nghiệp của cư dân nông thôn. Năng suất lao động
nông nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố, gồm: khoa học công nghệ, CSHT, giáo dục
đào tạo, đầu tư cho sản xuất nông nghiệp. Khi CSHT giao thông được cải thiện sẽ
tạo điều kiện thuận lợi cho người nơng dân có thể tiếp cận tốt hơn thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp ở khu vực nông thôn. Bên cạnh đó, khi sản lượng nơng nghiệp tăng lên dẫn đến giảm giá cả lương thực thực phẩm, điều này trợ giúp gián tiếp cho
người nghèo vốn dành phần lớn thu nhập để chi tiêu cho nhu cầu cơ bản này.
Ngoài ra, mức độ đơ thị hóa và sự di dân, dịch chuyển lao động từ khu vực nông
thôn ra thành thị làm thay đổi cơ cấu thu nhập sản xuất nông nghiệp và sản xuất phi nông nghiệp của người nghèo cũng có tác động đến tỷ lệ nghèo.
Do đó, mức độ đóng góp của ĐTC đối với giảm nghèo là một trong chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả của ĐTC đối với giảm nghèo. Chỉ tiêu này được xác định trên cơ sở ước lượng mức độ ảnh hưởng của ĐTC đến tỷ lệ nghèo trên
cơ sở các mơ hình kinh tế lượng. Khi tỷ lệ ĐTC tăng lên mà tỷ lệ nghèo giảm
của ĐTC đối với giảm nghèo được thể hiện thông qua các kênh đầu tư vào
CSHT, giáo dục đào tạo, khoa học cơng nghệ, sản xuất nơng nghiệp… Vì vậy,
việc ước lượng cụ thể mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố này đến tỷ lệ nghèo sẽ
là cơ sở xem xét, đánh giá một cách tốt hơn HQĐT công đối với giảm nghèo
cũng như đề xuất các giải pháp, khuyến nghị phù hợp.
Ngoài ra, sự cải thiện chất lượng cuộc sống và phúc lợi xã hội khi tăng
ĐTC cũng là tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả, tác động của ĐTC đối
với xóa đói, giảm nghèo (Bùi Mạnh Cường, 2012). Điều này được thể hiện
qua một số chỉ tiêu về sức khỏe, giáo dục, đào tạo, hưởng thụ các dịch vụ xã
hội, chỉ số phát triển con người (HDI)... trong các thời kỳ khác nhau. Khi
ĐTC tăng, mức độ cải thiện chất lượng cuộc sống và phúc lợi xã hội tăng thì điều đó có nghĩa là HQĐT cơng đối với xóa đói giảm nghèo càng cao.