Mơ hình đến xây dựng văn hóa doanhnghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty TNHH MTV 790 – tổng công ty đông bắc (Trang 36 - 39)

1.2. Tổng quan về xây dựng văn hóa doanhnghiệp

1.2.3. Mơ hình đến xây dựng văn hóa doanhnghiệp

Khi nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng văn hóa doanh nghiệp, các tác giả đưa ra những mơ hình nghiên cứu khác nhau. Nhìn chung, theo các nghiên cứu trước đây, các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng văn hóa doanh nghiệp gồm các nhân tố sau đây:

Sự tham gia

Sự tham gia của lãnh đạo và nhân viên trong quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp là nhân tố tạo nên hiệu quả cảu xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Vai trị của sự tham gia của các cá nhân trong tổ chức đối với xây dựng văn hóa doanh

nghiệp đã được đề cập đến trong các nghiên cứu của Robbins và Judge (2012) , Ginevicius và Vaitkunaite (2006) hay Aydin và Ceylan (2009).

Đào tạo và phát triển

Một số nhà nghiên cứu cho rằng đào tạo và phát triển có liên hệ chặt chẽ với việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp (Ginevicius và Vaitkunaite, 2006). Quan điểm này được hỗ trợ bởi nghiên cứu của Robbins và Judge (2012) khi nghiên cứu các nhân tố cốt lõi ảnh hưởng đến xây dựng văn hóa tổ chức. Tuy nhiên mối quan hệ tích cực giữa cơ hội phát triển và văn hóa doanh nghiệp thuộc vào sự nhận thức của nhân viên. Tại Việt Nam các nghiên cứu của Đỗ Minh Cương (2001), Nguyễn Viết Lộc (2011) cũng đề cập đến vệc đào tạo và phát triển như một nhân tố cốt lõi trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

Giao tiếp

Sự giao tiếp đề cập đến quá trình tương tác giữa nhân viên đối với lãnh đạo hay quan hệ của nhân viên với đồng nghiệp. Lãnh đạo phải đóng vai trị hỗ trợ và hướng dẫn đối với các nhân viên. Theo Denison (1996), lãnh đạo ảnh hưởng đến tinh thần và thái độ làm việc, cống hiến của nhân viên với cơng ty và đóng vai trị quan trọng trong việc xây dựng và đưa văn hóa doanh nghiệp vào thực tiễn đối với nhân viên. Đồng nghiệp là người làm việc cùng trong tổ chức hoặc gần hơn là những người làm việc cùng bộ phận với nhau. Sự giao tiếp với đồng nghiệp thân thiện và hỗ trợ sẽ góp phần làm tăng tính gắn kết giữa nhân viên trong tổ chức và tạo ra sự đoàn kết trong nội bộ doanh nghiệp (Robbins và Judge, 2012; Dương Thị Liễu, 2008). Robbins và Judge (2012)

Quan tâm khách hàng

Khách hàng đóng vai trị quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp, việc quan tâm đến các đặc điểm về đối tượng khách hàng của doanh nghiệp sẽ tạo nên những giá trị tích cực trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Trong các nghiên cứu của (Denison, 1996, Robbins và Judge, 2012). Tại Việt Nam, các nghiên cứu của Nguyễn Anh Tuấn và Nguyễn Phương Mai (2011), Nguyễn Mạnh Quân (2007) cũng đã chỉ ra vai trò của sự quan tâm khách hàng trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

Sự đồng cảm và đồng thuận

Sự đồng cảm và đồng thuận giữa nhân viên với nhân viên, giữa nhân viên với lãnh đạo tạo ra sự đoàn kết trong nội bộ của tổ chức. Văn hóa tổ chức được xây dựng trên nền tảng con người và mối quan hệ giữa con người với với con người trong tổ chức. Vì vậy, sự đồng cảm và đồng thuận giữa các cá nhân trong tổ chức là cơ sở để xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp (Aydin và Ceylan, 2009, Ginevicius và Vaitkunaite, 2006, Robbins và Judge, 2012).

Sự phối hợp và hòa nhập

Sự phối hợp và hòa nhập giữa các cá nhân trong tổ chức tạo ra môi trường làm việc hiệu quả, tạo động lực làm việc cho các nhân viên trong tổ chức và là cơ sở để xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Mối quan hệ tích cực của sự phối hợp và hòa nhập giữa các cá nhân trong tổ chức và xây dựng văn hóa doanh nghiệp được đề cập đến trong các nghiên cứu của Bodla, Huma Ali và Naeem Ali (2013), Dương Thị Liễu (2012).

Định hướng chiến lược

Chiến lược phát triển của doanh nghiệp giúp định hình những nền tảng cơ bản để xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa định hướng chiến lược của doanh nghiệp và hoạt động xây dựng văn hóa doanh nghiệp đã được đề cập đến trong các nghiên cứu của (Denison, 1996, Robbins và Judge, 2012). Bên cạnh đó, theo Nguyễn Viết Lộc (2011), chiến lược và định hướng phát triển của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến các nguồn lực mà doanh nghiệp phân bổ cho quá trình xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp.

Hệ thống khen thưởng và khuyến khích

Hệ thống khen thưởng và khuyến khích thể hiện sự ghi nhận những đóng góp cá nhân của người lao động với tổ chức. Trong thực tế, hệ thống khuyến khích và khen thưởng được xem xét dưới các khía cạnh như: Cơng ty ghi nhận những đóng góp cá nhân, thực hiện các chính sách khen thưởng nhất quán, công bằng, tiếp thu những đóng góp hữu ích của nhân viên (Robbins và Judge, 2012). Trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, nhà lãnh đạo phải đặc biệt quan tâm đến nhũng quy định về khen thưởng và kỷ luật đối với nhân viên, để văn hóa doanh nghiệp thực sự đi vào trong từng hoạt động của doanh nghiệp (Dương Thị Liễu, 2008; Ginevicius và Vaitkunaite, 2006).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty TNHH MTV 790 – tổng công ty đông bắc (Trang 36 - 39)