B. NỘI DUNG
1.2. Một số vấn đề chung về kế toán nguyên vật liệu
1.2.3. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu
1.2.3.1. Chứng từ kế tốn
Theo thơng tư số 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014 hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp, chứng từ kế toán doanh nghiệp phải thực hiện theo đúng quy định của luật kế toán, Nghị định số 129/2004/NĐ- CP. Chứng từ kế toán đều thuộc loại hướng dẫn. Doanh nghiệp phải chủ động xây dựng, thiết kế biểu mẫu phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của mình nhưng cũng phải đáp ứng được các yêu cầu của Luật kế toán và đảm bảo rõ ràng, minh bạch, kịp thời, dễ kiểm tra, kiểm soát và đối chiếu. Trường hợp không tự xây dựng và thiết kế biểu mẫu chứng từ cho riêng mình, có thể áp dụng theo hướng dẫn Phụ lục số 03 thông tư này.
- Theo Phụ lục số 03 thông tư 200/2014/TT-BTC thì các Chứng từ về nguyên vật liệu bao gồm
+Phiếu nhập kho (mẫu 01-VT) + Phiếu xuất kho (mẫu 02-VT)
+ Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa (mẫu 03- VT)
+ Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa (mẫu 05- VT)
+ Bảng kê mua hàng (mẫu 06-VT)
+ Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, cơng cụ, sản phẩm, hàng hóa (mẫu 07-VT)
1.2.3.2. Tài khoản sử dụng
Để phản ánh số hiện có và tình hình biến động của ngun vật liệu, kế toán sử dụng tài khoản 152
- Tài khoản 152: Nguyên liệu, vật liệu.
Bên Nợ:
- Trị giá thực tế của nguyên vật liệu, vật liệu nhập kho mua ngoài, tự chế,
th ngồi gia cơng, chế biến, nhận góp vốn hoặc từ các nguồn khác; - Trị giá nguyên liệu, vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê;
- Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ (trường hượp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
Bên Có:
- Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất kho dùng vào sản xuất, kinh doanh, để bán, th ngồi gia cơng chế biến, hoặc đưa đi góp vốn;
- Trị giá nguyên liệu, vật liệu trả lại người bán hoặc được giảm giá hàng mua; - Chiết khấu thương mại nguyên liệu, vật liệu khi mua được hưởng;
- Trị giá nguyên liệu, vật liệu hao hụt, mất mát phát hiện khi kiểm kê; - Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho đầu kỳ (trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
Số dư bên Nợ:Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ.
+ Ngồi ra kế tốn cịn sử dụng một số tài khoản liên quan khác như: TK 151 – Hàng mua đang đi đường
TK 111 - Tiền mặt
TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Và một số TK liên quan khác
Sổ kế toán dùng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế. Trên cơ sở chứng từ kế toán hợp lý, hợp pháp, sổ kế toán NVL phục vụ cho việc thanh toán chi tiết các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến NVL. Theo thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp quy định:
- Doanh nghiệp được tự xây dựng biểu mẫu sổ kế tốn và hình thức ghi sổ kế tốn nhưng phải đảm bảo minh bạch, đầy đủ, dễ kiểm sốt và dễ đối chiếu.
- Nếu khơng tự xây dựng sổ kế tốn, doanh nghiệp có thể áp dụng các hình thức sổ kế tốn được hướng dẫn trong Phụ lục số 4 Thông tư này. Và tùy thuộc phương pháp kế toán áp dụng trong doanh nghiệp mà kế toán nguyên vật liệu sử dụng các sổ (thẻ) kế toán chi tiết sau:
+ Sổ chi tiết NVL, dụng cụ, sản phẩm hàng hóa (S10-DN)
+ Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa (S11-DN) + Thẻ kho (S12-DN)
+ Sổ chi tiết các tài khoản (S38-DN)
- Được tự sửa chữa sổ kế toán theo phương pháp phù hợp với Luật kế toán.
Nhận thấy quy định đối với chứng từ và biểu mẫu sổ kế tốn trong Thơng tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014 đều thuộc loại hướng dẫn (khơng bắt buộc), so với Quyết định 15/2006/QĐ-BTC thì đây là sự thay đổi theo hướng phù hợp với thực tiễn, hiện đại mang tính khả thi, tơng trọng bản chất hơn hình thức. Linh hoạt và mở, lấy mục tiêu đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành ra quyết định kinh tế của doanh nghiệp, phục vụ nhà đầu tư và chủ nợ làm trọng tâm; khơng kế tốn vì mục đích thuế.
1.2.3.4. Phương pháp kế tốn
Theo chế độ hiện hành có hai phương pháp kế tốn hàng tồn kho là: - Phương pháp kê khai thường xuyên
Việc lựa chọn phương pháp kế toán hàng tồn kho phải căn cứ vào đặc điểm, tính chất, số lượng, chủng loại nguyên vật liệu, hàng hóa và yêu cầu quản lý để có sự vận dụng thích hợp và phải thực hiện nhất quán trong niên độ kế toán.
a) Phương pháp kê khai thường xuyên.
Phương pháp kê khai thường xuyên: là phương pháp theo dõi và phản ánh thường xun, liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn vật tư, hàng hóa trên sổ kế toán. Trong trường hợp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên, các tài khoản kế toán hàng tồn kho được dùng để phản ánh số hiện có, tình hình biến động tăng, giảm của vật tư, hàng hóa. Vì vậy, giá trị hàng tồn kho trên sổ kế tốn có thể được xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán
Cuối kỳ kế toán căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế hàng tồn kho, so sánh, đối chiếu với số liệu hàng tồn kho trên sổ kế toán. Về nguyên tắc số tồn kho thực tế phải luôn phù hợp với số tồn trên sổ kế tốn. Nếu có chênh lệch phải truy tìm ngun nhân và có giải pháp xử lý kịp thời. Phương pháp kê khai thường xuyên thường áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất (công nghiệp, xây lắp...) và các doanh nghiệp thương nghiệp kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn như máy móc, thiết bị, hàng có kỹ thuật, chất lượng cao...
TK111,112,141,331,311 TK152 TK 621 Nhập kho NVL do mua goài Xuất NVL dùng trực tiếp cho TK1331 sản xuất chế tạo thực phẩm Thuế VAT được khấu trừ
TK 151 TK627,641,642,241 Nhập kho vật liệu đang đi Xuất NVL , phục vụ QLSX
kỳ trước bán hàngQLDN,XDCB….
TK 154 TK154 Nhập kho do tự chế hoặc thuê Xuất vật liệu thuê ngoài
ngồi ra cơng chê biến gia công, chế biến
TK 411 TK632 Nhập vốn liên doanh- NVL Xuất bán vật liệu
TK 128 TK128,222 Nhập lại vốn góp liên doanh Xuất vật liệu góp vốn liên doanh TK3381 TK 1381 Phát hiện thừa khi kiểm kê Phát hiện thiếu khi kiểm kê
TK412 TK 412 Chênh lệch tăng do đánh gia lại chênh lệch giảm do đánh giá
lại NVL lại NVL
SDCK : xxx
Sơ đồ 1.4. Sơ đồ kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên (tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) thường xuyên (tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)
b) Phương pháp kiểm kê định kỳ
- Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ vật tư, hàng hóa trên sổ kế tốn tổng hợp và từ đó tính giá trị của hàng hóa, vật tư đã xuất trong kỳ theo cơng thức:
Giá vốn thực tế Giá vốn thực tế Giá vốn thực tế Giá vốn thực tế của vật liệu = của vật liệu + của vật liệu - của vật liệu xuất kho trong kì tồn kho đầu kì nhập trong kì tồn kho cuối kì
- Theo phương pháp kiểm kê định kỳ, mọi biến động của vật tư, hàng hóa (nhập kho, xuất kho) không theo dõi, phản ánh trên các tài khoản kế toán hàng tồn kho. Giá trị của vật tư, hàng hóa mua và nhập kho trong kỳ được theo dõi, phản ánh trên một tài khoản kế toán riêng (TK 611 "Mua hàng")
- Cơng tác kiểm kê vật tư, hàng hóa được tiến hành cuối mỗi kỳ kế toán để xác định trị giá vật tư, hàng hóa tồn kho thực tế, trị giá vật tư, hàng hóa xuất kho trong kỳ (tiêu dùng cho sản xuất hoặc bán) làm căn cứ ghi sổ kế toán của tài khoản 611 "Mua hàng". Như vậy, khi áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, các tài khoản kế toán hàng tồn kho chỉ sử dụng ở đầu kỳ kế toán (để kết chuyển số dư đầu kỳ) và cuối kỳ kế toán (để phản ánh giá trị thực tế hàng tồn kho cuối kỳ).
- Phương pháp kiểm kê định kỳ thường áp dụng ở các doanh nghiệp có nhiều chủng loại hàng hóa, vật tư với quy cách, mẫu mã rất khác nhau, giá trị thấp, hàng hóa, vật tư xuất dùng hoặc xuất bán thường xuyên (cửa hàng bán lẻ...). Phương pháp kiểm kê định kỳ hàng tồn kho có ưu điểm là đơn giản, giản nhẹ khối lượng cơng việc hạch tốn. Nhưng độ chính xác về giá trị vật tư, hàng hóa xuất dùng, xuất bán bị ảnh hưởng của chất lượng công tác quản lý tại kho, quầy, bến bãi.
Để ghi chép kế toán vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ, kế toán sử dụng tài khoản 611 - Mua hàng: Tài khoản này phản ánh trị giá vốn của hàng luân chuyển trong kỳ.
TK 151, 152, 153 TK 611 TK 151, 152, 153 K/c vật liệu, CC, DC K/c vật liệu, CC, DC
tồn đầu kỳ tồn cuối kỳ
TK 411 TK 111, 112, 138 Nhận vốn góp cổ phần Chiết khấu hàng mua được hưởng Giảm giá, hàng mua trả lại
TK 111, 112 TK 621, 627, 641 Nhập kho NVL, CC, DC
TK 133 Cuối kỳ, k/chuyển số xuất dùng cho SXKD
TK 331 TK 111, 138, 334 Thiếu hụt, mất mát
TK 412 TK 412 Chênh lệch đánh giá tăng Chênh lệch đánh giá giảm
Sơ đồ 1.5. Sơ đồ kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp kiểm kê định kỳ (tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)