Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu

Một phần của tài liệu CẤU TRÚC của báo cáo THỰC tập 1 (Trang 27 - 28)

B. NỘI DUNG

1.2. Một số vấn đề chung về kế toán nguyên vật liệu

1.2.1. Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu

Nhận thức được vị thế của nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất đòi hỏi hệ thống quản lý phản ánh chính xác đầy đủ các thơng tin số liệu về nguyên vật liệu. Do vậy, nhiệm vụ đặt ra đối với cơng tác hạch tốn ngun vật liệu là:

- Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về tình hình thu mua, vận chuyển, bảo quản, nhập, xuất tồn nguyên vật liệu. Tính giá thực tế của nguyên vật liệu đã mua. Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thu mua nguyên vật liệu về số lượng, chất lượng, chủng loại, giá cả, thời hạn... nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất kinh doanh.

- Áp dụng đúng đắn phương pháp hạch toán nguyên vật liệu. Hướng dẫn và kiểm tra các phân xưởng, các phòng ban trong đơn vị thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu về nguyên vật liệu.

- Kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản, dự trư, sử dụng nguyên vật liệu. Kiểm tra tình hình nhập xuất nguyên vật liệu, thừa, thiếu, ứ đọng, kém phẩm chất để động viên đúng mức nguồn vốn nội bộ, tăng nhanh tốc đọ chu

chuyển vốn. Tính tốn chính xác số lượng, giá trị nguyên vật liệu thực tế đã đưa vào sử dụng và tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh doanh. Phân bổ các giá trị nguyên vật liệu đã tiêu hao vào các đối tượng sử dụng.

- Tham gia kiểm kê và đánh giá nguyên vật liệu theo chế độ quy định. Lập các bản báo cáo về nguyên vật liệu. Phân tích kinh tế tình hình thu mua, dự trữ, bảo quản và sử dụng nguyên vật liệu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu.

Một phần của tài liệu CẤU TRÚC của báo cáo THỰC tập 1 (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)