Công tác quản lý và sử dụng nguyên vật liệu tại công ty

Một phần của tài liệu CẤU TRÚC của báo cáo THỰC tập 1 (Trang 67 - 71)

B. NỘI DUNG

2.2. Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH TMXD Loan Thắng

2.2.1. Công tác quản lý và sử dụng nguyên vật liệu tại công ty

2.2.1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu tại công ty

Tại Công ty để đáp ứng cho quá trình thi công xây lắp cần sử dụng một khối lượng lớn nguyên vật liệu bao gồm rất nhiều nguyên vật liệu với nhiều chủng loại, quy cách đa dạng và phong phú. Do đặc thù của sản phẩm xây lắp mang tính đơn chiếc nên với mỗi công trình các nguyên vật liệu phải cung cấp

theo đúng tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật đã xác định cụ thể trong dự toán, định mức tiêu hao đã được duyệt.

Mỗi loại nguyên vật liệu có đặc điểm, tính chất lý hóa khác nhau nên điều kiện bảo quản cũng khác nhau. Với vật tư chịu ứng lực như các loại tủ điện, dây diện, cáp điện, sắt, thép... thường có giá trị cao nhưng nếu không bảo quản tốt sẽ bị rỉ nên cần phải bao bì cẩn thận tránh mưa nắng. Đối với xi măng phải thường xuyên kiểm tra, phải đảo lại tránh bị đông cứng và vón cục. Có loại nguyên liệu là sản phẩm của ngành khai thác được sử dụng ngay mà không qua chế biến như: các loại cát, sỏi, đá ... Những loại vật liệu này không để trong kho mà thường để ngoài trời nên hao hụt tự nhiên thường cao. Thiết bị điện, các loại phụ tùng...cần bảo quản trong kho cẩn thận đảm bảo kiện an toàn kỹ thuật.

Đặc thù thi công công trình phân tán trên nhiều địa bàn khác nhau cách xa trụ sở, nên các vật tư phải di chuyển phân tán theo từng công trình, nhiều người quản lý về mặt hiện vật và giá trị. Mặt khác, đặc điểm của nguyên vật liệu xây dựng thường cồng kềnh, khối lượng lớn, chi phí vận chuyển bốc dỡ lớn, dễ hao hụt nên Công ty không tổ chức kho tàng tập trung mà tổ chức các kho tập kết nguyên vật liệu ngay tại kho của các công trình và do ban chỉ huy của công trình chịu trách nhiệm quản lý.

Nguồn cung cấp nguyên vật liệu tại Công ty chủ yếu là mua ngoài. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, nguồn cung cấp các loại nguyên vật liệu trong nước rất dồi dào, giá cả cạnh tranh nên việc thu mua vật liệu khá thuận tiện, nhanh chóng.

Qua thống kê ở Công ty chi phí chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là loại chi phí thường chiếm từ 60-70% trong giá thành sản phẩm xây lắp nên sự tăng lên hoặc giảm đi sự tiêu hao nguyên vật liệu có ảnh hưởng trực tiếp tới các chỉ tiêu giá thành thực tế, lợi nhuận,…của Công ty. Do đó công tác quản lý nguyên vật liệu phải chặt chẽ nhưng vẫn đảm bảo sự gọn nhẹ, linh hoạt được Công ty rất chú trọng hoàn thiện.

2.2.1.2. Phân loại nguyên vật liệu tại công ty

Nguyên vật liệu trong công tác xây dựng rất nhiều, tại Công ty TNHH TMXD Loan Thắng, nguyên vật liệu được chia thành 4 nhóm nguyên vật liệu chủ yếu:

- Nguyên vật liệu chính: Bao gồm các vật liệu xây dựng như mạ xà, tôn múi, dây điện...đá, cát, xi măng, thép hình, hộp các loại, gạch các loại. - Nguyên vật liệu phụ: Cột chống, ván gỗ, dầu thuỷ lực, dầu động cơ,

mỡ,…

- Nhiên liệu: Xăng, củi đốt, dầu diegen,... - Nguyên vật liệu khác: còn lại

Để thuận tiện cho công tác hạch toán kế toán trên phần mềm máy vi tính tại Công ty NVL được phân cấp theo loại, nhóm, chi tiết từng loại vật liệu.

Việc phân loại như vậy công ty sẽ tiến hành lập danh mục nguyên vật liệu để phục vụ cho công tác hạch toán trên kế toán máy.

2.2.1.3. Đánh giá nguyên vật liệu tại công ty a) Đánh giá nguyên vật liệu nhập kho

Nguyên vật liệu tại Công ty được tính theo giá mua ghi trên hóa đơn của người bán. Vì nguyên vật liệu của Công ty chủ yếu là do mua ngoài và Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên giá thực tế của nguyên vật liệu mua ngoài là giá thực tế trên hóa đơn không bao gồm thuế GTGT.

Với trường hợp giá mua trên hóa đơn đã bao gồm cả phí vận chuyển vì trong hợp đồng mua bán đã thỏa thuận vật liệu phải được cung cấp tại chân công trình thì trị giá nguyên vật liệu nhập kho là giá mua trên hóa đơn chưa bao gồm thuế GTGT. Vì thế, khi nguyên vật liệu về nhập kho kế toán tính ngay được giá thực tế của số vật liệu đó

Giá nhập

kho =

Giá mua trên

hóa đơn +

Chi phí liên quan -

Các khoản giảm giá (nếu có)

Ví dụ 1: Ngày 25/05/2019 Công ty TNHH TMXD Loan Thắng mua Nhôm thanh của công ty Cổ phần sản xuất và thương mại nhôm Hà Nội, phiếu nhập kho ngày 25/05/2019 (Phụ lục 02), hóa đơn GTGT số 0000498 (Phụ lục 03), số lượng 3044.24 kg, theo giá mua chưa thuế GTGT là 55,300 đồng/ kg, thuế suất thuế GTGT 10%.

Trị giá thực tế NVL nhập kho = 3044.24 x 55,300 = 168,346,472 (đồng)

b) Đánh giá nguyên vật liệu xuất kho

Công ty TNHH TMXD là công ty xây dựng. Các công trình, hạng mục Công ty xây dựng đa số là công trình lớn , cách xa trụ sở dự trữ, vì vậy mà NVL mua về được đưa thẳng đến chân công trình, đa số NVL mua về sử dụng ngay, lượng tồn kho ít nên Công ty đã lựa chọn phương pháp tính giá thực tế đích danh.

Giá thực tế

NVL xuất kho =

Số lượng NVL xuất kho

theo từng lô, lần xuất x

Đơn giá thực tế NVL nhập theo từng lô, lần

nhập

Ví dụ 2: Ngày 28/12/2019. Xuất gỗ ván cho công trình nhà lớp học 2 tầng 10 phòng trường mầm non Dữu Lâu, phiếu xuất kho (Phụ lục 04).

Đơn giá xuất kho của lô hàng ngày 28/12/2019 là: do doanh nghiệp tính giá xuất kho theo phương pháp thực tế đích danh.

Giá thực tế xuất kho của gỗ là = (21.4 + 4.8) x 1,780,000 = 46,636,000 (đồng)

2.2.1.4. Công tác quản lý và sử dụng nguyên vật liệu

Mỗi công trình đều tổ chức kho riêng phục vụ cho chính công trình đó, vật liệu phục vụ cho công trình nào thì nhập kho công trình đó. Cử thủ kho chịu trách nhiệm trông coi bảo quản, thực hiện việc nhập xuất kho và ghi chép sổ sách đầy đủ.

Tổ chức ghi chép, phân loại và tổng hợp số liệu về tình hình thu mua, vận chuyển, tình hình nhập- xuất- tồn của nguyên- nhiên vật liệu. Từ đó có các kế hoạch thu mua và lên kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất

hợp lý, tránh lãng phí hoặc thiếu hụt nguyên vật liệu.

Tính toán và xác định chính xác số lượng, giá trị vật tư từ thực tế đưa vào sử dụng và số liệu đã tiêu hao để từ đó phân bổ chính xác giá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đã tiêu hao cho các đối tượng sử dụng tức là tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đơn vị sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.

Tình hình quản lý nguyên vật liệu tại công ty Công ty TNHH TMXD Loan Thắng được diễn ra ở cả công trình và ở cả kho của công ty. Ở tại kho công trình có các thống kê làm nhiệm vụ quản lý, đồng thời vào cuối mỗi tuần, mỗi tháng kế toán vật tư của công ty sẽ xuống kiểm tra để ghi vào sổ kế toán tình hình nhập xuất, sử dụng nguyên vật liệu

Do nhận một số công trình ở xa nên một số loại nguyên vật liệu công ty sẽ mua và tiến hành nhập kho tại công trình đó. Một số nguyên vật liệu khác dễ vận chuyển công ty sẽ tự vận chuyển xuống công trình.

Hầu hết các nguyên vật liệu có nguồn cung cấp dồi dào trên thị trường, việc thỏa thuận, ký kết mua bán thực hiện nhanh chóng, tiện lợi. Công ty mua hàng của người bán thì có thể trả tiền trước khi nhận hàng, hoặc trả tiền ngay, hoặc trả chậm dựa vào hoá đơn đỏ do đơn vị bán gửi đến cùng với hàng về nhập kho.

Một phần của tài liệu CẤU TRÚC của báo cáo THỰC tập 1 (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)