Điều khoản thời hạn giao hàng

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh Trung Quốc đến việc đàm phán hợp đồng thương mại quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 58 - 62)

III. ẢNH HƢỞNG CỦA VĂN HÓA KINH DOANH TRUNG QUỐC TỚI VIỆC ĐÀM PHÁN

1. Điều khoản hàng hóa

1.4 Điều khoản thời hạn giao hàng

Dƣới đây là một trƣờng hợp tranh chấp về thời hạn giao hàng giữa một công ty Việt Nam và một công ty Trung Quốc

Các bên:

Nguyên đơn : Một công ty Việt Nam Bị đơn : Một cơng ty Trung Quốc

Tóm tắt vụ việc:

Ngày 14 tháng 5 năm 1995 giữa Nguyên đơn (Công ty Việt Nam) và Bị đơn (Công ty Trung Quốc) đã ký hợp đồng mua bán số 09/95 theo đó Nguyên đơn bán cho Bị đơn 1.500MT hạt điều xuất xứ Việt Nam, giao hàng vào cuối tháng 5 và tháng 6 năm 1995, với giá 940USD/1MT, giao hàng vào kho ngoại quan cảng Sài Gịn, thanh tốn bằng L/C khơng huỷ ngang, trả tiền ngay 85% khi xuất trình chứng từ giao hàng vào kho ngoại quan, 15% khi xuất trình vận đơn đƣờng biển, chứng từ thanh tốn gồm:

3/3 vận đơn đƣờng biển hoặc chứng từ nhận hàng vào kho ngoại quan, Hoá đơn thƣơng mại

Phiếu đóng gói

Giấy chứng nhận số lƣợng, trọng lƣợng, chất lƣợng do SGS hoặc Vinacontrol ký

Thực hiện hợp đồng Bị đơn đã mở L/C cho Nguyên đơn hƣởng lợi. Mục 36 L/C quy định các chứng từ thanh tốn, trong đó có giấy chứng nhận xuất xứ do Phịng Thƣơng mại và Cơng nghiệp Việt Nam cấp. Mục 37 L/C quy định cụ thể: để nhận đƣợc 85% trị giá L/C (tức trị giá hợp đồng) cùng với các chứng từ khác phải xuất trình một bản gốc và hai bản sao giấy chứng nhận xuất xứ do Phịng Thƣơng mại và Cơng nghiệp Việt Nam cấp, để nhận đƣợc 15% trị giá L/C, ngoài các chứng từ khác, phải xuất trình một bản photo giấy chứng nhận xuất xứ do Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam cấp.

Sau khi nhận đƣợc L/C, Nguyên đơn đã giao xong 1.428,23MT hạt điều vào kho ngoại quan cảng Sài Gòn ngày 22 tháng 6 năm 1995.

SGS đã cấp giấy chứng nhận số lƣợng, trọng lƣợng, chất lƣợng số 2504/95 ngày 23 tháng 6 năm 1995, trong đó ghi các chỉ tiêu chất lƣợng phù hợp với hợp đồng nhƣng khơng đề cập gì đến xuất xứ hàng hoá.

Ngày 25 tháng 10 năm 1995 Bị đơn đã xếp xong lô hàng từ kho ngoại quan cảng Sài Gòn xuống tàu.

Ngày 26 tháng 10 năm 1995 Bị đơn gửi cho Nguyên đơn văn thƣ, trong đó ghi rằng Nguyên đơn giao hạt điều xuất xứ Campuchia, chứ không phải xuất xứ Việt Nam, nên Bị đơn bị thiệt hại 442.752 USD, Nguyên đơn phải chịu trách nhiệm và phải bồi thƣờng ngay cho Bị đơn.

Ngày 27 tháng 10 năm 1995 Nguyên đơn lập bộ chứng từ lấy 15% trị giá L/C, trong đó chỉ có một bản photo giấy chứng nhận xuất xứ do Nguyên đơn cấp, Ngân hàng mở L/C và Bị đơn từ chối trả tiền. Đồng thời Bị đơn đã khởi kiện ra Toà ánTrung Quốc đề nghị toà án ra quyết định ngừng trả 15% trị giá L/C và Toà án Trung Quốc đã ra quyết định đó. Sau đó Ngân hàng mở L/C đã gửi Bản tƣờng trình đến Tồ ánTrung Quốc, trong đó nêu rằng bộ chứng từ do Nguyên đơn xuất trình khơng phù hợp với L/C, Ngân hàng từ chối trả tiền và đã thông báo việc này cho Nguyên đơn biết. Tuy nhiên, thực

tế Bị đơn đã bán lại lô hạt điều này cho khách hàng Ấn Độ và đã nhận đủ tiền hàng từ khách hàng Ấn Độ. Ngân hàng mở L/C đề nghị toà án Trung Quốc ra quyết định cho Ngân hàng mở L/C trả 15% trị giá L/C cho Nguyên đơn. Sau sự việc này Nguyên đơn đã đƣợc Ngân hàng mở L/C thanh toán 15% trị giá L/C vào ngày 20 tháng 12 năm 1995.

Do nhận đƣợc tiền hàng chậm nên Nguyên đơn kiện Bị đơn ra trọng tài yêu cầu Bị đơn nộp các khoản sau đây:

Phạt do vi phạm thời hạn thực hiện hợp đồng từ ngày 11 tháng 7 năm 1995 đến ngày 26 tháng 10 năm 1995 là 107.402 USD,

Phạt do vi phạm nghĩa vụ tiếp nhận hàng hoá từ ngày 11 tháng 7 năm 1995 đến ngày 26 tháng 10 năm 1995 là 161.104 USD

Phạt do vi phạm nghĩa vụ thanh toán (15% trị giá L/C) kể từ ngày 11 tháng 11 năm 1995 (ngày Ngân hàng mở L/C nhận đƣợc bộ chứng từ) đến ngày 20 tháng 12 năm 1995 là 3.268 USD.

Trong bản biện minh và kiện lại, Bị đơn trình bày nhƣ sau:

Đến ngày 27 tháng 9 năm 1995 Bị đơn mới đƣợc Công ty A (là công ty đại lý vận chuyển đƣợc Bị đơn uỷ nhiệm giữ lô hàng trong kho ngoại quan) cho biết hạt điều xuất xứ Campuchia, đƣợc Nguyên đơn nhập từ Campuchia về, đã tạm nộp thuế nhập khẩu 4%, khi nào tái xuất sẽ đƣợc hồn thuế. Chính vì vậy, Nguyên đơn không lấy đƣợc giấy chứng nhận xuất xứ do Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam cấp. Từ đó, Bị đơn khẳng định Nguyên đơn giao hàng khơng đúng chất lƣợng, địi Nguyên đơn giảm giá 15% giá bán là 201.380,57 USD do phải bán vội lô hàng này với giá rẻ vì nếu để lâu trong kho ngoại quan sẽ bị tịch thu do đây là hàng tạm nhập tái xuất, địi bồi thƣờng 30.000USD chi phí ngăn chặn thiệt hại (chi phí khởi kiện tại Tồ án Trung Quốc để ngăn chặn Ngân hàng mở L/C thanh toán 15% tiền hàng cho Nguyên đơn).

Về việc vi phạm thời hạn thực hiện hợp đồng và vi phạm nghĩa vụ tiếp nhận hàng hoá từ ngày 11 tháng 7 đến ngày 26 tháng 10 năm 1995:

Hợp đồng quy định thời hạn giao hàng vào kho ngoại quan tại cảng Sài Gòn vào cuối tháng 5 và tháng 6 năm 1995, thực tế Nguyên đơn đã giao hàng và Bị đơn đã nhận hàng tại kho đó vào ngày 22 tháng 6 năm 1995. Nhƣ vậy Bị đơn đã nhận hàng đúng thời hạn do hợp đồng quy định. Hợp đồng không quy định thời hạn cho Bị đơn lấy hàng ra khỏi kho để xếp xuống tàu, và kể từ khi hàng vào kho các bên không ký văn bản bổ sung quy định thời hạn này, cho nên việc lấy hàng ra khỏi kho lúc nào là quyền của Bị đơn. Vì vậy khơng có cơ sở và khơng có bằng chứng để kết luận Bị đơn vi phạm thời hạn thực hiện nghĩa vụ tiếp nhận hàng hố, do đó bác tiền phạt do Ngun đơn địi.

Bình luận và lƣu ý:

Rõ ràng chúng ta thấy Nguyên đơn quy kết Bị đơn vi phạm thời hạn thực hiện hợp đồng một cách chung chung, không cụ thể và khơng có căn cứ. Ngun đơn quy kết Bị đơn vi phạm thời hạn thực hiện hợp đồng, nhƣng khơng thể chỉ rõ đƣợc đó là thời hạn điều tàu đến lấy hàng hay thời hạn nhận hàng hay thời hạn trả tiền v..v.., bởi vì trong hợp đồng khơng quy định các loại thời hạn này. Nguyên đơn nói Bị đơn vi phạm nghĩa vụ tiếp nhận hàng hố nhƣng lại khơng chứng minh đƣợc Bị đơn không nhận hàng hay là nhận hàng chậm. Sơ suất đầu tiên ở đây là do Nguyên đơn không quy định trong hợp đồng thời hạn cho Bị đơn lấy hàng ra khỏi kho ngoại quan tại cảng Sài Gịn, cho nên khơng có căn cứ để quy kết.

Từ trƣờng hợp trên có thể thấy rằng việc quy định rõ thời hạn giao hàng có ý nghĩa vơ cùng quan trọng khi có tranh chấp xảy ra.

Đối với điều khoản thời hạn giao hàng, Luật hợp đồng 1999 của Trung Quốc có quy định rất đáng lƣu ý nhƣ sau: "nếu nhƣ các bên khơng có thỏa thuận rõ ràng về thời hạn giao hàng thì có thể thỏa thuận bổ sung, nếu nhƣ khơng đạt đƣợc thỏa thuận bổ sung thì xác định theo các điều khoản có liên

quan hoặc tập quán giao dịch của hợp đồng". Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là thế nào là tập quán giao dịch của hợp đồng. Qua thực tiễn sử dụng hợp đồng thƣơng mại quốc tế có thể thấy tập quán giao dịch của hợp đồng bao gồm tập quán giao dịch đã đƣợc thiết lập giữa hai bên và tập quán giao dịch của địa phƣơng. Ví dụ: cơng ty Việt Nam và công ty Trung Quốc đã nhiều lần ký kết hợp đồng cung cấp quạt hút gió, theo đó, bên bán Trung Quốc sẽ phải cung cấp hàng vào cuối mỗi tháng để bên mua lên kế hoạch tiêu thụ tại thị trƣờng Việt Nam trong tháng tiếp đó. Trong những lần giao dịch sau đó, nếu hai bên khơng quy định cụ thể về thời gian giao hàng thì thời gian đó vẫn đƣợc xác định là thời điểm cuối mỗi tháng. Đây là điểm tƣơng đối dễ xác định giữa các doanh nghiệp có quan hệ lâu dài. Tuy nhiên, vấn đề áp dụng tập quán giao dịch địa phƣơng với những doanh nghiệp Việt Nam lại không hề đơn giản. Vì thế, biện pháp an toàn nhất cho doanh nghiệp là quy định chính xác, cụ thể về điều khoản này.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh Trung Quốc đến việc đàm phán hợp đồng thương mại quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)