III. ẢNH HƢỞNG CỦA VĂN HÓA KINH DOANH TRUNG QUỐC TỚI VIỆC ĐÀM PHÁN
1. Điều khoản hàng hóa
1.3 Điều khoản chất lượng
Chất lƣợng hàng hóa là điều khoản rất nhạy cảm nên doanh nghiệp Việt Nam cần phải đặc biệt chú ý quy định sao cho chi tiết, rõ ràng để xác định. Ví dụ dƣới đây sẽ cho thấy việc không chi tiết cụ thể trong quy định về chất lƣợng hàng hóa sẽ mang đến cho đƣơng sự tổn thất to lớn thế nào:
Ngày 25 tháng 4 năm 2007, Công ty X của Trung Quốc ký hợp đồng mua bán với cơng ty Y của Malaixia, theo đó cơng ty Y cung cấp cho công ty X 5000 tấn đồng đúc, đơn giá 610USD/MT FOB Incoterms 2000, giao hàng làm 10 chuyến, tổng giá trị hợp đồng khoảng hơn 3 triệu USD. Điều khoản quy cách phẩm chất quy định: sản xuất theo bản vẽ mẫu do bên mua cung cấp, hàng phải do bên mua giám định và cấp giấy chứng nhận chất lƣợng. Mô tả về chất lƣợng hàng hóa trong hợp đồng có nêu: yêu cầu bề mặt đồng thành phẩm phải sáng bóng, cấu kiện đồng khơng đƣợc có bất kỳ vết sù sì, khơng có lỗ hổng khơng khí, khơng có vết ráp, khơng có vết lõm do sự nén khơng khí...và những biểu hiện kém chất lƣợng khác. Sau khi hợp đồng ký đƣợc 10 ngày, bên bán Y phải đặt cọc cho bên mua Trung Quốc 10% giá trị hợp đồng để đảm bảo thực hiện hợp đồng, sau khi lơ thứ nhất đƣợc giao xong thì bên bán có quyền rút lại đặt cọc. Về việc chứng nhận chất lƣợng, hợp đồng tiếp tục nêu rằng: trƣớc khi hàng đƣợc xếp lên tàu, bên bán phải thông báo cho bên mua để bên mua cử ngƣời đến xƣởng kiểm tra lấy mẫu, trên cơ sở đó cấp giấy chứng nhận.
Tƣởng nhƣ nắm chắc món lợi, bên bán Malaixia nhanh chóng gửi đi 10% tiền đặt cọc và tích cực chuẩn bị sản xuất để kịp cung cấp hàng cho bên mua Trung Quốc. Khi một phần lô hàng đƣợc sản xuất xong, bên bán điện thông báo cho bên mua đến kiểm tra, sau khi có chứng nhận chất lƣợng của bên mua mới sản xuất tiếp. Tuy nhiên bên mua lần lữa không cử ngƣời đến và cuối cùng yêu cầu bên bán tự mời cơ quan giám định địa phƣơng đến giám định trƣớc. Dƣới sự phân tích và thực tế giám định của cơ quan giám định địa
phƣơng, ngƣời bán nhận thấy tất cả các tiêu chuẩn về chất lƣợng hàng trong hợp đồng đều quy định một cách chung chung, có hàm ý mơ hồ. Ngay lập tức, ngƣời bán điện cho ngƣời mua Trung Quốc yêu cầu họ cử nhân viên đến kiểm tra giám định chất lƣợng hàng hóa. Nhƣng khi bên Trung Quốc nhận đƣợc điện, không những họ từ chối không đến mà còn phản bác lại nhƣ sau: Nếu bên bán không thể giao hàng đúng nhƣ quy định về quy cách phẩm chất hàng hóa trong hợp đồng thì coi nhƣ bên bán đơn phƣơng vi phạm hợp đồng. Lúc này, bên bán Malaixia mới nhận ra rằng thực chất bên mua Trung Quốc đã sử dụng điều khoản quy cách phẩm chất hàng hóa quy định một cách mập mờ để chiếm đoạt 10% tiền đặt cọc hợp đồng. Không đủ lý lẽ xác đáng để kiện bên mua ra tòa, bên bán Malaixia đành ngậm đắng nuốt cay chịu mất số tiền đó và nhiều tổn thất kinh tế kéo theo nữa.
Ví dụ trên là bài học cho doanh nghiệp Việt Nam là cần phải đề cao cảnh giác trƣớc những thƣơng nhân Trung Quốc túc trí đa mƣu; am hiểu tƣờng tận về loại hàng hóa tiến hành giao dịch; ln phải cẩn trọng trong từng điều khoản của hợp đồng. Bên Việt Nam thƣờng xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, ngƣ sản chƣa qua sơ chế hay nguyên liệu thô nên chất lƣợng thƣờng thấp, điều kiện bảo quản khơng cao. Phía các doanh nghiệp Trung Quốc thƣờng tấn công vào nhƣợc điểm này của doanh nghiệp Việt Nam để khiến các doanh nghiệp Việt Nam phải đƣa ra một vài nhƣợng bộ.
Hiện nay Trung Quốc đang sử dụng mã số chất lƣợng hàng hóa [18 ]. Ngƣời tiêu dùng Trung Quốc có thể kiểm tra chất lƣợng hàng hóa với các mã số chất lƣợng có hiệu lực từ tháng 6/2008. Các loại hàng hóa bao gồm lƣơng thực, thực phẩm, đồ gia dụng, dây cáp điện, dụng cụ nông nghiệp, bếp gas, thiết bị an toàn lao động, tấm phủ điện và mỹ phẩm. Ngƣời tiêu dùng có thể u cầu thơng tin về sản phẩm nhƣ tên hãng sản xuất, hạn sử dụng bằng cách gọi điện thoại miễn phí tới số điện thoại sau lớp nhũ cào. Khi sản phẩm kém chất lƣợng bị phát hiện, thông tin sẽ chuyển đến mạng lƣới điều tra và thông
báo cho các nhà phân phối khác và ngừng lƣu thơng. Quy định này có ảnh hƣởng rất lớn đến việc đàm phán điều khoản chất lƣợng hàng hóa giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Trung Quốc. Phía đối tác Trung Quốc với tƣ cách là nhà nhập khẩu sẽ rất khó tính trong việc u cầu chất lƣợng hàng hóa bởi chất lƣợng hàng hóa sẽ ảnh hƣởng tới danh tiếng của họ trong một thời gian dài, đến khi nào ngƣời dân Trung Quốc khơng có kiến nghị, phàn nàn gì về chất lƣợng sản phẩm.