Điều khoản thanh toán

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh Trung Quốc đến việc đàm phán hợp đồng thương mại quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 64 - 66)

III. ẢNH HƢỞNG CỦA VĂN HÓA KINH DOANH TRUNG QUỐC TỚI VIỆC ĐÀM PHÁN

4. Điều khoản thanh toán

Do tính đa dạng của chủ thể tham gia và chủng loại hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc nên phƣơng thức trao đổi và thanh toán cũng rất đa dạng, phong phú. Những hình thức thanh toán chủ yếu có: chuyển tiền (USD, Nhân dân tệ hoặc Đồng Việt Nam) (TTR); thƣ tín dụng (L/C) đều đƣợc áp dụng. Để mở rộng và thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh thế thƣơng mại giữa hai nƣớc, đồng thời giúp doanh nghiệp hai nƣớc giảm chi phí và chống rủi ro trong công tác thanh toán, ngày 26/5/1993, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã ký kết Hiệp định thanh toán và hợp tác. Theo Hiệp định này, mọi thanh toán đều phải thông qua Ngân hàng (kể cả trƣờng hợp hàng đổi hàng cũng phải có sự báo sổ). Riêng với hình thức đổi hàng, phần chênh lệch do giao hàng không cân đối cho phép sử dụng đồng tiền mà cả hai bên đồng ý thanh toán (đồng Việt Nam hay nhân dân tệ). Về đổi tiền ở biên giới, hai bên chƣa đạt đƣợc thỏa thuận nguyên tắc cho phép Ngân hàng sẽ lập quầy đổi tiền mà chỉ nêu là tùy sự cần thiết của mỗi bên. Mặc dù ngân hàng hai nƣớc đã có nhiều cố gắng nhƣng do nhiều nguyên nhân khác nhau nên việc thanh toán xuất nhập khẩu Việt - Trung qua ngân hàng vẫn chiếm tỉ lệ quá nhỏ so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của hai nƣớc. Chính vì phần lớn những giao dịch với đối tác Trung Quốc không thanh toán qua ngân hàng nên doanh nghiệp Việt Nam đã gặp không ít khó khăn trong việc nhận lại tiền hàng xuất khẩu. Thông thƣờng, phía Trung Quốc do nắm rõ đƣợc tình hình hàng xuất khẩu bên Việt Nam nên sẽ "khôn khéo" lúc ép giá xuống, lúc tạm dừng không mua, hoặc hạ cấp hàng hóa để mua rẻ, lấy hàng trƣớc trả tiền sau, chiếm dụng vốn. Trong khi đó, phía Việt Nam chƣa tìm hiểu kỹ đối tác, vội vàng buôn bán theo "niềm tin" nên dễ rơi vào tình trạng "thua đơn thiệt kép", nợ đọng kéo dài. Để khắc phục tình trạng trên, trong mấy năm gần đây, một số chi nhánh ngân hàng với thủ tục, cơ chế thông thoáng đã đƣợc hình thành tại các cửa khẩu. Đặc biệt, Lào Cai còn thiết lập quan hệ ngân hàng giữa Ngân hàng Nhà nƣớc - Phát triển nông thôn Lào Cai với Ngân hàng Công thƣơng tỉnh Vân Nam. Chính vì thế, hiện nay càng có

nhiều doanh nghiệp hai nƣớc lựa chọn tham gia thanh toán qua ngân hàng trong quá trình đàm phán hợp đồng thƣơng mại.

Xuất phát từ phân tích trên có thể thấy thanh toán bằng phƣơng thức tín dụng chứng từ ngày càng đƣợc sử dụng rộng rãi trong ngoại thƣơng của Trung Quốc cho cả nhập khẩu và xuất khẩu. Hầu hết thƣ tín dụng yêu cầu trong các hợp đồng là thƣ tín dụng đƣợc xác nhận, không thể huỷ ngang và đƣợc thanh toán ngay. Để đơn giản thủ tục và giải quyết việc thanh toán, bên mua hàng có thể thƣờng xuyên đƣợc yêu cầu mở thƣ tín dụng, đƣợc thanh toán ngay và có thể chuyển đổi để vận chuyển hàng theo phƣơng thức trả góp. Tuy nhiên để thúc đẩy xuất khẩu, Trung Quốc chấp nhận thƣ tín dụng 30 ngày, 60 ngày, 90 ngày và đến 360 ngày.

Các chứng từ cần thiết để nhập khẩu hàng hóa vào Trung Quốc đƣợc nêu trong bảng sau:

Bảng 2.1: Các loại chứng từ nhập khẩu và cơ quan cấp

Chứng từ Số

bản Cơ quan cấp

Giấy phép nhập khẩu 1 Cục Ngoại thƣơng, Bộ thƣơng mại Tờ khai hải quan 3 Hải quan

Hoá đơn thƣơng mại 6 Công ty xuất khẩu Thƣ tín dụng 1 Ngân hàng Trung Quốc

hoặc ngân hàng đƣợc uỷ quyền Giấy chứng nhận xuất xứ 6 Cơ quan nƣớc ngoài có trách nhiệm Giấy chứng nhận vệ sinh/sức

khoẻ 6

Cơ quan giám định hàng hoá của nƣớc ngoài

Giấy chứng nhận chất lƣợng 6 Cơ quan giám định hàng hoá của nƣớc ngoài Vận đơn đƣờng biển/

đƣờng hàng không 6 Công ty vận tải đƣờng biển/ đƣờng hàng không Danh sách hàng vận chuyển 6 Công ty xuất khẩu

Giấy chứng nhận bảo hiểm 6 Công ty bảo hiểm

Thông thƣờng, nhà nhập khẩu Trung Quốc (đại lý, hãng phân phối, đối tác liên doanh) tiến hành thu thập những chứng từ cần thiết liên quan đến việc nhập khẩu hàng hoá và xuất trình cho cơ quan Hải quan Trung Quốc. Chứng từ cần thiết cho mỗi loại hàng sẽ khác nhau, nhƣng đều phải có những chứng từ bắt buộc sau: Vận đơn; Hoá đơn; Bảng kê giao hàng; Tờ khai hải quan; Chứng nhận bảo hiểm và Hợp đồng.

Những mặt hàng đặc biệt sẽ yêu cầu thêm các chứng từ sau: Hạn ngạch nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu; Chứng nhận giám định do Cơ quan Kiểm tra chất lƣợng, giám định và kiểm dịch Trung Quốc hoặc Chi nhánh tại địa phƣơng cấp và Giấy chứng nhận chất lƣợng hoặc Giấy chứng nhận an toàn sản phẩm khác...

Các hình thức thanh toán khác: Trả góp và trả chậm đƣợc áp dụng cho hàng nhập khẩu vào Trung Quốc, đặc biệt là đối với chuyến tàu lớn, thiết bị và máy móc chịu thuế hải quan nặng và các hàng hoá khác cần nhiều ngoại hối. Những hình thức thanh toán này cũng đƣợc áp dụng ở Trung Quốc để bán máy móc, thiết bị và các hàng hoá có giá trị khác.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh Trung Quốc đến việc đàm phán hợp đồng thương mại quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)