Bổ sung các qui định về phân loại hợp đồng cần thiết và ngoại lệ của hiệu lực tương đối của hợp đồng vào Bộ luật Dân sự năm 2015.
Thay vì chỉ định nghĩa một vài loại hợp đồng chủ yếu tại Điều 402 của Bộ luật Dân sự năm 2015 thành: (1) Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau; (2) Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ; (3) Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực khơng phụ thuộc vào hợp đồng phụ; (4) Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính; (5) Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp
đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó; (6) Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định (Điều 402), Bộ luật này nên qui định phân loại hợp đồng theo những cặp nhất định như sau:
Hợp đồng có thể phân loại thành;
(1) Hợp đồng ưng thuận, hợp đồng trọng hình thức và hợp đồng thực tế; (2) Hợp đồng ưng thuận và hợp đồng gia nhập;
(3) Hợp đồng đơn vụ và hợp đồng song vụ; (4) Hợp đồng hữu danh và hợp đồng vô danh; (5) Hợp đồng thông thường và hợp đồng hảo tâm; (6) Hợp đồng chắc chắn và hợp đồng may rủi; (7) Hợp đồng cá nhân và hợp đồng cộng đồng.
Sau các qui định phân loại này, cần có các định nghĩa cho từng lại hợp đồng như Điều 402 nêu trên.
Điều 4 của Bộ luật Dân sự năm 2015 qui định:
1. Bộ luật này là luật chung điều chỉnh các quan hệ dân sự. 2. Luật khác có liên quan điều chỉnh quan hệ dân sự trong các lĩnh vực cụ thể không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.
3. Trường hợp luật khác có liên quan khơng quy định hoặc có quy định nhưng vi phạm khoản 2 Điều này thì quy định của Bộ luật này được áp dụng [29].
Do đó, việc cần thiết là phải bổ sung nguyên tắc hiệu lực tương đối của hợp đồng vào Bộ luật này. Việc thiếu qui định nguyên tắc như vậy khó có thể giải thích cho hiệu lực của hợp đồng nói chung và hợp đồng cộng đồng nói riêng. Như trên đã nghiên cứu hợp đồng cộng đồng có một đặc điểm khá khác biệt về phương diện hiệu lực của hợp đồng. Vì vậy nếu khơng có các qui
định về nguyên tắc hiệu lực tương đối và ngoại lệ của hiệu lực tương đối của hợp đồng thì khó có thể giải thích được hợp đồng cộng đồng.
Các qui định liên quan tới hợp đồng cộng đồng là các qui định thuộc lĩnh vực pháp luật dân sự. Bộ luật Dân sự năm 2015 tại Điều 1 xác định nghĩa của thuật ngữ dân sự như sau: Bộ luật này quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực
pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự). Theo đó, những vấn đề liên quan tới
hợp đồng, trừ hợp đồng hành chính, có thể được xem là vấn đề dân sự. Vì vậy xây dựng nền tảng cho hệ thống luật tư là rất quan trọng có ý nghĩa dẫn dắt cho các qui định về sau.