Các kiến nghị về mơ hình pháp luật Việt Nam hiện hành về hợp đồng cộng đồng

Một phần của tài liệu HỢP ĐỒNG CỘNG ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 124 - 125)

qui định về các loại hợp đồng cộng đồng chuyên biệt như một thể thống nhất, và phải điều chỉnh có hiệu quả pháp lý cũng như hiệu quả kinh tế, xã hội. Trên thực tế, các tranh chấp về hợp đồng cộng đồng ít hơn nhiều so với các tranh chấp về hợp đồng cá nhân. Thế nhưng các tranh chấp về hợp đồng cộng đồng có độ phức tạp cao và liên quan tới nhiều người. Đường lối giải quyết tranh chấp về hợp đồng cộng đồng mang tính lý luận nhiều hơn. Và mục tiêu giải quyết tranh chấp về hợp đồng cộng đồng nghiêng nhiều về lợi ích của cộng đồng nhiều hơn. Do đó, tính ứng dụng và tính hiệu quả của pháp luật về hợp đồng cộng đồng phải được nhìn nhận ở giác độ đó. Chẳng hạn: giải quyết tranh chấp liên quan tới nghị quyết của đại hội đồng cổ đông của công ty cổ phần không thể bỏ qua sự xem xét tới sự thu hút đầu tư; giải quyết tranh chấp liên quan tới nghị quyết của hội nghị chủ nợ trong phá sản không thể bỏ qua việc xem xét tới môi trường kinh doanh; giải quyết tranh chấp liên quan tới thỏa ước lao động tập thể không thể không nghĩ tới bảo vệ quyền lợi của người lao động và sự ổn định cảu các quan hệ lao động…

4.2. Các kiến nghị về mơ hình pháp luật Việt Nam hiện hành về hợp đồng cộng đồng hợp đồng cộng đồng

Mơ hình pháp luật là sự sắp đặt các yếu tố có tính chất pháp lý theo một căn cứ khoa học nhất định tạo thành một thể thống nhất để xây dựng pháp luật.

Các yếu tố trong mơ hình đó cơ bản gồm có: hệ thống lý thuyết chủ yếu xây dựng mơ hình, cấu trúc bên trong của pháp luật, loại nguồn hay các loại nguồn chủ yếu thể hiện các qui tắc pháp lý của cấu trúc bên trong của pháp luật, những vấn đề chủ yếu trong thi hành pháp luật trong tương lai và các giải pháp chủ yếu để xây dựng mơ hình pháp luật đó [11]. Vì vậy, ít nhất

trong một mơ hình của hệ thống pháp luật phải có cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật, và xác định các loại nguồn chủ yếu của pháp luật và những nguyên tắc, qui tắc chủ yếu nào cần thể hiện qua loại nguồn nào. Cấu trúc bên trong của pháp luật thực chất là sự phân loại pháp luật theo chiều ngang và chiều dọc. Theo chiều ngang, pháp luật được chia thành các ngành luật. Theo chiều dọc, một ngành luật được chia thành các chế định và các qui phạm pháp luật. Vì vậy, khi thiết kế mơ hình pháp luật khơng thể bỏ qua sự phân loại này.

Qua phần nghiên cứu lý thuyết về mơ hình pháp luật Việt Nam hiện hành về hợp đồng cộng đồng thể hiện ở trên, các kiến nghị chủ yếu về các thành tố khác nhau của mơ hình pháp luật Việt Nam hiện hành về hợp đồng cộng đồng bao gồm:

Một phần của tài liệu HỢP ĐỒNG CỘNG ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 124 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)