VỀ HỢP ĐỒNG CỘNG ĐỒNG
3.1. Khái quát về thực trạng pháp luật Việt Nam về hợp đồng cộng đồng cộng đồng
Ngoài một số cơng trình nghiên cứu chung về hợp đồng cộng đồng như đã đề cập tới tại Chương 1 về đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu, pháp luật thực định của Việt Nam hiện nay khơng có qui định nào trực tiếp gọi tên hợp đồng cộng đồng và không có qui định trực tiếp về những vấn đề pháp lý chung của hợp đồng cộng đồng. Thậm chí thuật ngữ hợp đồng cộng đồng rất hãn hữu được nhắc tới trong lĩnh vực học thuật, cũng như trong thực tiễn thi hành pháp luật nói chung và thực tiễn tư pháp nói riêng. Thế nhưng ở dưới các chế độ cũ, theo truyền thống Civil Law, có học giả đã nghiên cứu một số vấn đề pháp lý chung về hợp đồng cộng đồng, đại biểu là Vũ Văn Mẫu như đã nói ở những chương trên.
Tuy nhiên, các phân loại cụ thể của hợp đồng cộng đồng (như thỏa ước lao động tập thể, nghị quyết của đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần, nghị quyết của hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, nghị quyết hội nghị chủ nợ hay hương ước…), dù chưa quan niệm chúng thuộc về hợp đồng cộng đồng, vẫn được nghiên cứu một cách riêng rẽ và được qui định khá cụ thể trong các văn bản qui phạm pháp luật khác nhau. Bao trùm lên các phân loại cụ thể đó là các qui định chung của luật tư, các qui định cụ thể của luật dân sự, luật thương mại và luật lao động. Các qui định này, dù không tỏ ra qui định một cách trực tiếp, nhưng có liên quan trực tiếp tới hợp đồng cộng đồng.
Do hợp đồng cộng đồng là một khoảng khá rộng và lại tương đối chuyên sâu đối với từng loại cụ thể, nên khó có thể qui định hồn tồn về hợp đồng cộng đồng trong một đạo luật nhất định. Vì thế với cấu trúc của hệ thống
pháp luật có sự phân chia các ngành luật theo kiểu pha tạp giữa truyền thống Sovietique Law và truyền thống Civil Law như ở Việt Nam hiện nay, các qui phạm pháp luật liên quan tới hợp đồng cộng đồng được phân bổ ở nhiều ngành luật khác nhau. Trước hết, luật dân sự là nơi chứa đựng các nguyên tắc và qui tắc nền tảng của cả hệ thống pháp luật, nhất là luật tư, có các nguyên tắc và qui tắc chung cho hợp đồng và hợp đồng cộng đồng. Các ngành luật khác chứa đựng các nguyên tắc và qui tắc cho từng loại hợp đồng cộng đồng, cụ thể: luật lao động chứa đựng các nguyên tắc và qui tắc của thỏa ước lao động tập thể; luật thương mại có các nguyên tắc và qui tắc liên quan tới nghị quyết của hội đồng trong pháp nhân thương mại và nghị quyết của hội nghị chủ nợ. Cần lưu ý rằng nghị quyết của hội đồng trong các pháp nhân tư pháp do chính luật dân sự điều chỉnh, và ngành luật này có thể điều chỉnh phần nào đấy về hương ước (một hợp đồng cộng đồng có tính chất hành chính). Tuy nhiên, hương ước liên quan nhiều hơn tới luật hành chính hơn là tới luật dân sự.
Tùy từng sự lựa chọn lập pháp, các đạo luật khác nhau có thể qui định cụ thể về hợp đồng cộng đồng. Chẳng hạn: nếu nhà làm luật lựa chọn việc xây dựng một bộ luật thương mại bao quát cả ngành luật thương mại, thì tại đó qui định cả về loại hợp đồng cộng đồng là nghị quyết của hội đồng trong pháp nhân thương mại và cả về loại hợp đồng cộng đồng là nghị quyết của hội nghị chủ nợ. Nhưng nếu nhà làm luật lựa chọn xây dựng nhiều đạo luật chuyên biệt như ở Việt Nam hiện nay thì các qui định liên quan tới từng loại hợp đồng cộng đồng trong lĩnh vực thương mại bị phân tán ở những đạo luật chuyên biệt.
Bộ luật Dân sự năm 2015 của Việt Nam tuyên bố rằng Bộ luật này là luật chung điều chỉnh các quan hệ dân sự; và các đạo luật khác có liên quan điều chỉnh quan hệ dân sự trong các lĩnh vực cụ thể không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự được quy định tại Bộ luật này (khoản 1 và 2, Điều 4). Các nguyên tắc này được diễn giải dài dịng, do đó gây cản trở cho việc giải thích, và bao gồm:
(1) Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, khơng được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.
(2) Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, khơng trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
(3) Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.
(4) Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích cơng cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
(5) Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự (Điều 3, Bộ luật Dân sự năm 2015).
Các quan hệ dân sự ở đây được giải thích tại Điều 1 của Bộ luật Dân sự năm 2015 hồn tồn khơng rõ ràng, nhưng có thể hiểu là: các quan hệ về nhân thân và quan hệ tài sản của cá nhân, pháp nhân được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (Điều 1, Bộ luật Dân sự năm 2015). Tuy nhiên, điều luật này nhấn mạnh tới bình đẳng và tự do ý chí là những nguyên tắc lớn cần được xem xét khi qui định hay luận giải về hợp đồng cộng đồng.
Bộ luật Dân sự năm 2015 dường như đã thốt ra ngồi truyền thống pháp luật Xô-viết khi mở rộng các loại nguồn và xác định thứ tự ưu tiên áp dụng các loại nguồn của luật dân sự. Theo Ngô Huy Cương, cách thức xác định các loại nguồn này và việc ghi nhận nguyên tắc bất khả thụ lý là kết quả tiếp thu kinh nghiệm từ các Bộ luật Dân sự của Việt Nam dưới thời Pháp thuộc nhưng lại khơng thiếp thu hồn tồn chính xác [10, tr. 23]. Các nguồn của pháp luật dân sự bao gồm: Hợp đồng, văn bản qui phạm pháp luật, tập
quán pháp, tiền lệ pháp và lẽ cơng bằng. Trong đó hợp đồng được ưu tiên áp dụng trước hết với cách mô tả rằng:
1. Trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự mà các bên khơng có thỏa thuận, pháp luật khơng có quy định và khơng có tập qn được áp dụng thì áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự.
2. Trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều này thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này, án lệ, lẽ công bằng [29, Điều 6].
Các qui định này đã tỏ ra rất tôn trọng nguyên tắc tự do thỏa thuận, tự định đoạt của luật tư nói chung mà trong đó luật dân sự đóng vai trị nền tảng. Tuy nhiên hợp đồng chỉ có thể được áp dụng khi không bị tuyên vô hiệu. Các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nói chung và của hợp nói riêng đã được qui định từ Điều 116 đến Điều 133 của Bộ luật Dân sự năm 2015, nhưng thiếu thỏa đáng về học thuật, cũng như không chứa đựng đủ giải pháp để xử lý các tình huống tun vơ hiệu.
Về giao kết hợp đồng, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã có sự tiến bộ hơn rất nhiều so với Bộ luật Dân sự năm 2005 vì coi đề nghị giao kết hợp đồng có thể gửi tới người đã được xác định hoặc tới công chúng (khoản 1, Điều 386). Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, sự im lặng không được xem là sự chấp nhận trừ khi các bên có thỏa thuận trước hoặc theo thói quen xác lập giữa hai bên (Điều 393, khoản 2).
Đối với hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba, Bộ luật Dân sự năm 2015 của Việt Nam, tuy khơng có một điều luật nào qui định nguyên tắc khái qt, song có thể tìm thấy ngun tắc này thông qua việc giải thích một số điều luật trong đó. Khoản 2, Điều 40 của Bộ luật này qui định: "Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau
theo cam kết". Các bên nói trong điều khoản này chính là các bên giao kết hợp đồng. Và ngay sau đó, tại khoản 5, Điều 402 của Bộ luật này có qui định: "Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó". Điều khoản này nói về một ngoại lệ của nguyên tắc hiệu lực tương đối của hợp đồng.
Vì những ý nghĩa to lớn của thỏa ước lao động tập thể và trong bối cảnh hội nhập quốc tế, xây dựng kinh tế thị trường và thúc đẩy cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, Bộ luật Lao động năm 2012 của Việt Nam đã qui định khá cụ thể về thương lượng tập thể và kết quả của thương lượng tập thể thành được thể hiện trong thỏa ước lao động tập thể.
Bộ luật Lao động năm 2012 khơng có qui định cụ thể về các vấn đề hay các điều kiện chủ yếu của thỏa ước lao động tập thể mà phải hiểu thông qua các qui định về thương lượng tập thể. Tuy nhiên có thể tìm thấy các điều kiện này được qui định khá trực tiếp trong Điều 46, Bộ luật Lao động năm 1994 của Việt Nam. Điều khoản này quy định cụ về như sau: "Nội dung chủ yếu của thỏa ước lao động tập thể gồm những cam kết về việc làm và đảm bảo việc làm; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp lương; định mức lao động; an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội đối với người lao động". Ngồi ra các bên cũng có thể quy định thêm những điều kiện khác phụ thuộc vào hoàn cảnh của từng doanh nghiệp, từng ngành nghề.
Luật Doanh nghiệp năm 2014 là một đạo luật khá đặc biệt không chỉ bởi tên gọi của đạo luật này ít mang tính chất pháp lý, mà cịn làm xáo trộn khá nhiều hình thức kinh doanh trong đó, đồng thời dường như đứng tách bạch khỏi ngành luật thương mại nói riêng và hệ thống pháp luật nói chung. Nhưng dù sao về mặt học thuật, đạo luật này được xem là nói về một chế định quan trọng của luật thương mại - đó là thương nhân. Bởi thế nhiều người xem
Luật Doanh nghiệp năm 2014 là một Bộ luật về thương nhân mặc dù các qui định ở đó ít sự gắn kết với hành vi thương mại. Trước hết tất cả các thực thể kinh doanh trong đạo luật này đều được gọi là doanh nghiệp, trừ hộ kinh doanh và tổ hợp tác. Như vậy khơng có sự phân biệt rõ ràng giữa các cơng ty và doanh nghiệp tư nhân, trong khi doanh nghiệp tư nhân có bản chất là cá nhân kinh doanh (thương nhân thể nhân); cịn cơng ty là thương nhân pháp nhân. Các hình thức cơng ty bao gồm: công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Đáng lưu ý là mỗi cơng ty đều có tư cách pháp nhân khơng kể tới hình thức pháp lý của công ty. Tuy nhiên, chỉ trong các hình thức cơng ty nhiều chủ thì hợp đồng cộng đồng mới được sử dụng. Các hình thức cơng ty nhiều chủ bao gồm: công ty hợp danh, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên. Lưu ý rằng công ty hợp danh có thể có hai loại theo pháp luật Việt Nam. Một loại (cơng ty hợp danh) có các thành viên đều là thành viên hợp danh. Loại khác (công ty hợp vốn đơn giản) có cả thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Vì vậy nghị quyết của đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần và nghị quyết của hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên đều có thể được xem là hợp đồng cộng đồng. Riêng nghị quyết của hội đồng thành viên của công ty hợp danh và của công ty hợp vốn đơn giản không thể xem là hợp đồng cộng đồng bởi các thành viên hợp danh của các công ty này ln ln có quyền phủ quyết đối với bất kỳ quyết định nào của công ty, trừ trường hợp họ đã cùng nhau thỏa thuận là quyết định theo đa số hoặc pháp luật suy diễn ý chí chung của họ để qui định. Song những trường hợp này là rất hãn hữu và liên quan tới những vấn đề đơn giản của công ty. Các qui định trong Luật Doanh nghiệp năm 2014 về nghị quyết của các hội đồng như trên dường như không chú ý tới khía cạnh pháp lý của chúng, có nghĩa là dường như chưa coi chúng là hợp đồng cộng đồng, mà chỉ coi chúng như những hoạt động cần thiết về mặt kinh tế của quản trị công ty.
Nghị quyết của hội nghị chủ nợ được qui định tại Luật Phá sản năm 2014 - một đạo luật gây khá nhiều tranh luận về học thuật và tính khả thi. Đạo luật này được soạn thảo và thơng qua trong vịng 15 tháng, kế thừa và sửa đổi, bổ sung Luật Phá sản năm 2004. Trước hết phải nhìn nhận khiếm khuyết chung của tồn bộ luật phá sản mà trong đó có chế định hội nghị chủ nợ. Dù Luật Phá sản năm 2014 có những tiến bộ nhất định so với các đạo luật phá sản trước đó của Việt Nam kể từ sau năm 1975 về phương diện loại bỏ nhiều hơn những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ ra khỏi thương trường để phân bổ lại nguồn lực sao cho có lợi, nhưng cịn khá nhiều bất cập xét từ những nguyên lý thơng thường của luật phá sản. Tịa án nhân dân tối cao nhận định về Luật Phá sản năm 2014 so với các Luật phá sản năm 1993 và Luật Phá sản năm 2004 như sau:
Tại Việt Nam, hơn 20 năm dưới sự điều chỉnh của Luật Phá sản doanh nghiệp 1993 và Luật Phá sản 2004, số lượng vụ việc phá sản do Tòa án giải quyết là tương đối thấp, thể hiện tình trạng số lượng doanh nghiệp tự rút lui khỏi nền kinh tế thông qua các quy định của pháp luật phá sản là một con số rất nhỏ. Khắc phục hạn chế này, Luật Phá sản được Quốc hội thơng qua ngày 19/6/2014, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015 đã có nhiều cải cách đáng kể. Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, từ khi Luật Phá sản có hiệu lực thi hành đến ngày 30/9/2017, bên cạnh việc tiếp tục giải quyết 229 vụ việc đã thụ lý từ những năm trước, Tòa án nhân dân các cấp thụ lý mới 407 vụ việc phá sản. Trong đó, đã giải quyết 439 vụ việc (ra quyết định không mở thủ tục phá sản 119 vụ việc, ra quyết định mở thủ tục phá sản 271 vụ việc, trả lại đơn 44 vụ việc), riêng năm 2017, Tòa án đã ra được 45 quyết định tuyên bố phá sản. Như vậy, so với 9 năm thi hành Luật phá sản 2004 (từ 2004-2013: Tòa án các cấp chỉ thụ lý 336 đơn yêu cầu tuyên bố phá
sản doanh nghiệp, ra 236 Quyết định mở thủ tục phá sản, trong đó ra 83 Quyết định tuyên bố phá sản), số lượng vụ việc phá sản mà Tòa án các cấp thụ lý, giải quyết đã tăng lên rất nhiều. Một số Tịa án có số lượng vụ việc phá sản thụ lý cao kể từ khi có Luật Phá sản như Tịa án Thành phố Hồ Chí Minh (126 đơn được thụ lý), tỉnh Bình Dương (59 đơn được thụ lý)… Tuy nhiên, cũng có nhiều Tịa