Những bất cập chủ yếu của pháp luật Việt Nam về hợp đồng cộng đồng

Một phần của tài liệu HỢP ĐỒNG CỘNG ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 116 - 117)

chủ yếu của pháp luật Việt Nam về hợp đồng cộng đồng

2.4.1. Những bất cập chủ yếu của pháp luật Việt Nam về hợp đồng cộng đồng cộng đồng

Nói tới các bất cập chủ yếu của pháp luật Việt Nam về hợp đồng cộng đồng là nói tới sự bất cập về tính hệ thống của pháp luật. Có một thực trạng rất đáng tiếc là pháp luật Việt Nam hiện nay mất tính đồng bộ nghiêm trọng, nhất là trong khu vực luật tư. Sự mất đồng bộ không chỉ xảy ra giữa các đạo luật với nhau mà còn xảy ra ngay tại trong một đạo luật, thậm chí trong một chương hay một mục của đạo luật. Chẳng hạn, Điều 130 của Bộ luật Dân sự năm 2015 qui định: "Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần khi một phần nội dung của giao dịch dân sự vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của giao dịch", trong khi đó khoản 3, Điều 407, Bộ luật Dân sự này lại có qui định: "Sự vơ hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp các bên thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính". Hai điều luật này dù không nằm gần nhau nhưng là hai điều cùng nằm trong chế định hành vi pháp lý vô hiệu. Đáng tiếc hơn, khoản 1, Điều 407, Bộ luật Dân sự này qui định: "Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu". Dường như nhà làm luật đã quên rằng Điều 116 đã định nghĩa giao dịch dân sự gồm hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương. Đó là các dẫn chứng về thiếu đồng bộ về cách hiểu và cách thể hiện các qui định cụ thể của Bộ luật này. Nhưng phức tạp hơn đó là sự mất đồng bộ do thiếu chín chắn về khoa học pháp lý. Chẳng hạn, Điều 129 qui định: "Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tịa án ra quyết định cơng nhận hiệu lực của giao dịch đó" (khoản 1). Rõ ràng nhưng

qui định này khơng tính đến sự nhiều loại hợp đồng, trong đó có hợp đồng cộng đồng, mà chỉ nghĩ tới giải quyết tình huống mua bán bất động sản bằng giấy tờ trao tay, sau đó lại bội ước địi tun vơ hiệu hợp đồng do vi phạm các qui định của pháp luật về hình thức của hợp đồng. Luật Doanh nghiệp năm 2014 có qui định địi hỏi nghị quyết của đại hội đồng cổ đông phải thể hiện bằng biên bản. Nhưng vi lý do gì đó mà khơng có biên bản. Vậy có thể áp dụng các qui định trên hay khơng là một câu hỏi khó có câu trả lời vì tinh thần và lời văn khó có thể phù hợp với tình huống này, chưa kể đến thế nào là việc thực hiện xong 2/3 nghĩa vụ trong trường hợp nghị quyết giải thể công ty.

Bất cập lớn thứ hai là pháp luật Việt Nam không đưa ra khái niệm hay không biết tới hợp đồng cộng đồng mặc dù như trên đã phân tích nhiều loại hợp đồng cộng đồng riêng rẽ đã được pháp luật chú ý qui định trong các đạo luật khác nhau. Có lẽ các qui định này có được là do sự du nhập pháp luật nước ngoài từng mảng hiện thời và sự kế tiếp của lịch sử pháp luật mà cũng được du nhập từ nước ngoài nhưng trọn bộ.

Bất cập lớn thứ ba là kỹ thuật luật dân sự có quá nhiều hạn chế. Bộ luật Dân sự năm 2015 được xây dựng trên căn bản theo mơ hình Bộ luật Dân sự kiểu Đức là có phần chung, nhưng khi viết cụ thể chương nói về giao dịch dân sự lại theo kiểu Pháp bởi vậy thiết kế một điều nói về các điều kiện có hiệu lực chung của giao dịch dân sự. Các vấn đề của hợp đồng khơng được phân loại chính xác và đầy đủ. Chẳng hạn, nhà làm luật dường như chỉ quan niệm hiệu lực của hợp đồng liên quan tới điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, vơ hiệu hóa hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, trong khi đó nội dung hiệu lực của hợp đồng trong mối quan hệ với nghĩa vụ khơng được làm rõ hồn toàn.

Một phần của tài liệu HỢP ĐỒNG CỘNG ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 116 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)