Thực tiễn thi hành các qui định pháp luật về thỏa ước lao động tập thể

Một phần của tài liệu HỢP ĐỒNG CỘNG ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 105 - 107)

động tập thể

Thỏa ước lao động tập thể được xem như luật của cộng đồng doanh nghiệp nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động, đồng thời bảo vệ cho cả quyền lợi của cả người sử dụng lao động bằng cách làm bình ổn các quan hệ lao động, hạn chế bất bình đẳng do vị thế giữa hai bên người lao động và

người sử dụng lao động. Thơng qua đó thỏa ước lao động tập thể cịn góp phần bình ổn xã hội và thúc đẩy kinh tế phát triển.

Trên thực tế một số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả ln duy trì việc ký kết thỏa ước lao động tập thể và thường xuyên sửa đổi, bổ sung thỏa ước đó cho phù hợp với hồn cảnh trong từng giai đoạn. Nhiều thỏa ước lao động tập thể còn đưa vào nhiều điều kiện hơn so với các điều kiện chủ yếu quy định bởi pháp luật. Các điều kiện thêm vào này có thể bao gồm chế độ bảo đảm việc làm, mức lương cơ bản, chế độ nâng bậc lương, giảm giờ làm việc, bồi dưỡng sức khỏe, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, hiếu hỷ, chế độ ăn giữa ca, tặng quà sinh nhật, khen thưởng, trợ cấp khó khăn đột xuất, chế độ phúc lợi khác.

Theo đánh giá của Tổng Liên đoàn lao động, các bản thỏa ước tại các doanh nghiệp FDI và dân doanh còn thấp, nặng hình thức và sao chép luật, ít có lợi cho người lao động và khơng thể hiện nhiều trách nhiệm phía người sử dụng lao động [32]. Ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho tới nay mới chỉ có 56% tổng số doanh nghiệp ký kết thỏa ước lao động tập thể và việc thương lượng, ký kết, thực hiện thỏa ước lao động tập thể vẫn còn nhiều bất cập, chưa đúng quy trình thương lượng tập thể quy định tại Điều 71 của Bộ luật Lao động năm 2012 [56]. Điển hình tại tỉnh này là việc ký kết thỏa ước lao động tập thể tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Co.opmart Vũng Tàu 2 và công ty. Thỏa ước lao động tập thể ký vào ngày 10/06/2014 nhưng không tổ chức phiên họp thương lượng tập thể nào [56]. Có những địa phương việc ký kết thỏa ước lao động tập thể khá phổ biến. Chẳng hạn, tại các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long, năm 2013 tỉ lệ ký kết thỏa ước lao động tập thể tại các doanh nghiệp có tổ chức cơng đồn hầu hết đạt trên 70% như Kiên Giang 75,39%, An Giang 71,6%... Riêng tỉnh Sóc Trăng đạt trên 90%. Tuy nhiên, cịn nhiều thỏa ước lao động tập thể chỉ mang tính hình thức [58]. Các số liệu này cho thấy số lượng các thỏa ước lao động tập thể trong khu vực doanh nghiệp

đòi hỏi sự hợp tác về mặt pháp lý cao nhất nhỏ hơn rất nhiều so với số thỏa ước lao động tập thể cần giao kết. Có lẽ do thiếu nhận thức nền tảng về bản chất, vai trò và ý nghĩa pháp lý của thỏa ước này nên sự thờ ơ, có lẽ chủ yếu về phía người lao động, đối với thỏa ước lao động tập thể dẫn đến hiện trạng đó.

Một phần của tài liệu HỢP ĐỒNG CỘNG ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)