Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng cộng đồng

Một phần của tài liệu HỢP ĐỒNG CỘNG ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 81 - 85)

Xuất phát từ nền tảng tự do ý chí dẫn tới việc pháp luật cho phép thi hành các hợp đồng. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, nếu cho thi hành hợp đồng thì có thể gây ảnh hưởng khơng tốt đối với xã hội hoặc dẫn tới việc hợp đồng đó chống lại chính sự điều tiết của pháp luật. Để cản lại các loại hợp đồng không đủ tiêu chuẩn như vậy pháp luật về hợp đồng thiết lập một tấm lá chắn mà được gọi là các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng [8]. Hợp đồng được xem là sự thỏa thuận nhằm tạo lập ra hậu quả pháp lý [4, tr. 12]. Vậy việc cản lại các hợp đồng không đủ tiêu chuẩn nói một cách đơn giản là không cho phép các thỏa thuận vi phạm các điều kiện có hiệu lực phát sinh ra hậu quả pháp lý. Tuy nhiên, nhằm bảo đảm quyền tự do hợp đồng, pháp luật khơng địi hỏi phải đăng ký hợp đồng hay kiểm tra tính hợp pháp của hợp đồng trước khi thực hiện. Do đó, bên cạnh các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, pháp luật về hợp đồng còn qui định vấn đề vơ hiệu hóa hợp đồng, có nghĩa là hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà vi phạm một trong các điều kiện có hiệu của hợp đồng. Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thường được qui định chung trong Bộ luật Dân sự có tính cách bao qt. Chẳng hạn, Bộ luật Dân sự Pháp năm 1804 qui định tại Điều 1108 có bốn điều kiện chủ yếu để hợp đồng có hiệu lực, bao gồm: (1) Có sự thỏa thuận của các bên; (2) có năng lực giao kết hợp đồng; (3) Sự cam kết có đối tượng xác thực; và (4) nghĩa vụ có căn cứ hợp pháp. Theo đó bốn điều kiện này là bốn điều kiện chủ yếu. Ngồi ra có thể cịn có các điều kiện khác nữa. Bộ luật Dân sự năm 2015 của Việt Nam cũng qui định về bốn điều kiện song có khác biệt như sau:

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, khơng trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định [29, Điều 117]. Điểm khác biệt lớn nhất là điều luật này qui định các điều kiện áp dụng chung cho cả hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương. Điểm khác biệt thứ hai là điều luật này coi việc đáp ứng các địi hỏi về hình thức của hành vi pháp lý là một điều kiện chung cho hành vi pháp lý có hiệu lực.

Là một loại hợp đồng, như các loại hợp đồng khác, hợp đồng cộng đồng cũng phải tuân thủ các điều kiện có hiệu lực chung của hợp đồng. Tuy nhiên, do tính chất đặc biệt hay các đặc thù của hợp đồng cộng đồng, cho nên có nhiều điều kiện có hiệu lực của hợp đồng nói chung được tăng cường thêm hoặc tiết giảm đi cho phù hợp với tính chất hay các đặc thù đó.

Trước hết, nói về điều kiện ưng thuận của hợp đồng cộng đồng. Bởi hợp đồng cộng đồng có hiệu lực ngay với cả những người khơng giao kết, thậm chí phản đối việc giao kết, do đó điều kiện ưng thuận của hợp đồng bị tiết giảm. Những người phản đối việc giao kết không thể xin hủy hợp đồng do vơ hiệu bởi khơng có sự ưng thuận của họ. Tuy nhiên, thành viên của cộng đồng này có thể xin hủy hợp đồng vì bị lừa dối hoặc bị đe dọa (bạo lực). Việc bị lừa dối hay bị đe dọa (bạo lực) như vậy có thể được xem xét tùy theo từng loại hợp đồng cộng đồng. Trong trường hợp hợp đồng cộng đồng được giao kết giữa một bên là cộng đồng với một bên khác mà có thể là một cộng đồng hoặc khơng phải là một cộng đồng (thỏa ước lao động tập thể), thì yếu tố lừa dối hay bạo lực có thể bị xem xét từ phía bên kia hoặc từ nội tại của cộng đồng tham gia giao kết bởi bản thân cộng đồng giao kết thông qua một quan hệ đại diện, và có thể có nhóm thành viên lạm dụng cộng đồng [10]. Còn trong trường hợp hợp đồng cộng đồng được giao kết giữa các thành viên của một cộng đồng với nhau (nghị quyết của đại hội đồng cổ đông công ty cổ

phần hoặc nghị quyết của hội nghị chủ nợ), thì yếu tố bị bạo lực hay bị lừa dối có thể bị xem xét từ chính nội tại của cộng đồng này hoặc từ bên ngồi nếu có sự tác động tới ý chí của thành viên hoặc các thành viên của cộng đồng [10]. Cịn đối với yếu tố nhầm lẫn thì chỉ có thể xem xét trong trường hợp một bên nhầm lẫn đối với hợp đồng cộng đồng được giao kết giữa một bên là cộng đồng với một bên khác mà có thể là một cộng đồng hoặc không phải là một cộng đồng (thỏa ước lao động tập thể) [10]. Trường hợp nhầm lẫn trong việc giao kết hợp đồng giữa các thành viên của một cộng đồng đối với nhau, thì khơng thê hủy hợp đồng vì đó là nhầm lẫn chung. Một hoặc một thiểu số nhầm lẫn không thể dẫn tới hủy hợp đồng bởi hợp đồng có hiệu lực ngay cả trong trường hợp có thành viên phản đối.

Điều kiện về năng lực giao kết hợp đồng được gia tăng đối với hợp đồng cộng đồng, có nghĩa là chỉ được giao kết hợp đồng cộng đồng khi có thẩm quyền theo luật định hoặc theo một văn bản có hiệu lực trước đó (ví dụ như điều lệ cơng ty) bởi hợp đồng cộng đồng là một vấn đề pháp lý nghiêm trọng ảnh hưởng tới nhiều người. Riêng đối với hợp đồng cộng đồng được giao kết thơng qua đại diện chung thì cần có sự lưu ý tới tính hợp pháp của sự đại diện. Tính hợp pháp ở đây có hai ý: thứ nhất, đại diện có thẩm quyền đại diện hay không; và thứ hai, đại diện có phản ánh đúng ý chí của đại đa số

thành viên của cộng đồng mà họ đại diện hay không [10]. Thẩm quyền đại diện có thể tìm thấy qua pháp luật hoặc các minh chứng khác như điều lệ, qui chế hay hiệp ước… của cộng đồng đó. Nhưng việc có hay khơng sự phản ánh đúng ý chí của số đơng là một vấn đề phức tạp phải được chứng minh. Việc không bảo đảm một trong hai điều kiện trên khiến hợp đồng cộng bị vô hiệu.

Điều kiện về đối tượng của hợp đồng khơng có sự gia tăng hay tiết giảm so với các loại hợp đồng khác. Tuy nhiên, đối tượng của hợp đồng cộng đồng luôn luôn được nhà làm luật chú ý tới bởi sự ảnh hưởng lớn của loại hợp đồng này tới cộng đồng và người yếu thế trong cộng đồng đó. Đối tượng của

hợp đồng cộng đồng là một lợi ích mà các bên nhằm tới trong một hợp đồng cộng đồng. Đối tượng này đơi khi có phạm vi rất rộng, chẳng hạn như trong thỏa ước lao động tập thể. Hợp đồng cộng đồng bị vơ hiệu tồn phần hay từng phần khi nhằm tới một hoặc nhiều đối tượng mà một hoặc nhiều đối tượng đó bị cấm hay hạn chế.

Điều kiện về hình thức của hợp đồng cộng đồng được gia tăng khá nhiều và được luật định. Xét tới các loại hợp đồng cộng đồng như nghiên cứu ở trên có thể thấy việc vi phạm về thủ tục giao kết là vi phạm nghiêm trọng bởi hợp đồng cộng đồng có tính chất đặc biệt về phương diện hiệu lực nên đòi hỏi phải kiểm sốt nó chặt chẽ về thủ tục giao kết nhằm bảo vệ người yếu thế và bảo vệ xã hội. Thủ tục giao kết ở đây bao gồm nhiều vấn đề liên quan tới người tham gia giao kết, thẩm quyền giao kết, thủ tục thương lượng và thống nhất ý chí, hình thức thể hiện của hợp đồng, tỷ lệ thống nhất ý chí, thủ tục kiểm sốt sau khi hợp đồng giao kết… Lưu ý rằng khi nói tới hình thức của hợp đồng là nói tới sự biểu lộ ý chí mà trong đó bao gồm cả cách thức (thủ tục) biểu lộ ý chí. Vì vậy có thể nói các điều kiện có hiệu lực liên quan tới các thủ tục này là các điều kiện có hiệu lực riêng của từng loại hợp đồng cộng đồng. Vậy câu hỏi đặt ra là việc vi phạm các điều kiện này sẽ dẫn tới hậu quả pháp lý gì? Việc vi phạm về hình thức của hợp đồng cộng đồng làm cho hợp đồng vô hiệu.

Trước hết phải nói pháp luật từ thời La Mã cổ đại đã có sự phân biệt giữa vơ hiệu tuyệt đối và vô hiệu tương đối. Thông thường hợp đồng chống lại điều cấm của pháp luật hay chống lại đạo đức xã hội thì bị vơ hiệu tuyệt đối mà tịa án có thể tự mình nại ra sự vô hiệu dù rằng các bên đương sự không nại ra. Và vơ hiệu tuyệt đối khơng có thời thời hiệu. Do vậy việc vi phạm thủ tục trong giao kết hợp đồng cộng đồng tùy từng sự vi phạm mà có thể xem là vơ hiệu tuyệt đối hay vơ hiệu tương đối. Vì hợp đồng gây ảnh hưởng lớn tới nhiều người trong cộng đồng, thậm chí ngồi cộng đồng như

trên đã nghiên cứu, cho nên pháp luật hợp đồng cần qui định chặt chẽ về hình thức của hợp đồng mà trong đó bao gồm cả thủ thủ tục giao kết. Do đó, việc vi phạm điều kiện về hình thức gây khó khăn cho việc dẫn chứng và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên cộng đồng, nhất là những người yếu thế. Trong khi giải quyết tranh chấp, thẩm phán phải giải thích về sự vi phạm về điều kiện hình thức để ra phán quyết phù hợp.

Một phần của tài liệu HỢP ĐỒNG CỘNG ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)