Khái niệm hợp đồng được qui định tại Điều 385, Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau: "Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự". Tiếp sau đó là các qui định về phân loại hợp đồng thành:
(1) Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau;
(2) Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ;
(3) Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực khơng phụ thuộc vào hợp đồng phụ;
(4) Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính; (5) Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó;
(6) Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định (Điều 402).
Định nghĩa và phân loại hợp đồng như vậy theo Bộ luật Dân sự năm 2015 cho thấy nhà làm luật khơng chú ý gì tới hợp đồng cộng đồng. Xét từ các đặc điểm của hợp đồng, định nghĩa này không bao quát được hợp đồng cộng đồng trong đó. Rõ ràng hơn cho các nhận định này là các qui định về phân loại hợp đồng khơng nhắc tới hợp đồng cộng động hay chí ít khơng coi hợp đồng cộng đồng là một loại hợp đồng chủ yếu trong khi sự hiện thân, vai trò và ý nghĩa của hợp đồng cộng đồng thật rõ ràng trong các đạo luật chuyên ngành.
3.2.2. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng cộng đồng
Xuất phát từ nền tảng tự do ý chí dẫn tới việc pháp luật cho phép thi hành các hợp đồng. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, nếu cho thi hành hợp đồng thì có thể gây ảnh hưởng khơng tốt đối với xã hội hoặc dẫn tới việc hợp đồng đó chống lại chính sự điều tiết của pháp luật. Để cản lại các loại hợp đồng không đủ tiêu chuẩn như vậy pháp luật về hợp đồng thiết lập một tấm lá chắn mà được gọi là các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng [8]. Hợp đồng được xem là sự thỏa thuận nhằm tạo lập ra hậu quả pháp lý [4, tr. 12]. Vậy việc cản lại các hợp đồng khơng đủ tiêu chuẩn nói một cách đơn giản là không cho phép các thỏa thuận vi phạm các điều kiện có hiệu lực phát sinh ra
hậu quả pháp lý. Tuy nhiên, nhằm bảo đảm quyền tự do hợp đồng, pháp luật khơng địi hỏi phải đăng ký hợp đồng hay kiểm tra tính hợp pháp của hợp đồng trước khi thực hiện. Do đó bên cạnh các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, pháp luật về hợp đồng cịn qui định vấn đề vơ hiệu hóa hợp đồng, có nghĩa là hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà vi phạm một trong các điều kiện có hiệu của hợp đồng. Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thường được qui định chung trong Bộ luật Dân sự có tính cách bao qt. Chẳng hạn, Bộ luật Dân sự Pháp năm 1804 qui định tại Điều 1108 có bốn điều kiện chủ yếu để hợp đồng có hiệu lực, bao gồm: (1) Có sự thỏa thuận của các bên; (2) có năng lực giao kết hợp đồng; (3) Sự cam kết có đối tượng xác thực; và (4) nghĩa vụ có căn cứ hợp pháp. Theo đó bốn điều kiện này là bốn điều kiện chủ yếu. Ngồi ra có thể cịn có các điều kiện khác nữa. Bộ luật Dân sự năm 2015 của Việt Nam cũng qui định về bốn điều kiện song có khác biệt như sau:
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, khơng trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định [29, Điều 117]. Điểm khác biệt lớn nhất là điều luật này qui định các điều kiện áp dụng chung cho cả hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương. Điểm khác biệt thứ hai là điều luật này coi việc đáp ứng các địi hỏi về hình thức của hành vi pháp lý là một điều kiện chung cho hành vi pháp lý có hiệu lực.
Xét tới các loại hợp đồng cộng đồng như nghiên cứu ở trên có thể thấy việc vi phạm về thủ tục giao kết là vi phạm nghiêm trọng bởi hợp đồng cộng đồng có tính chất đặc biệt về phương diện hiệu lực nên địi hỏi phải kiểm sốt
nó chặt chẽ về thủ tục giao kết nhằm bảo vệ người yếu thế và bảo vệ xã hội. Thủ tục giao kết ở đây bao gồm nhiều vấn đề liên quan tới người tham gia giao kết, thẩm quyền giao kết, thủ tục thương lượng và thống nhất ý chí, hình thức thể hiện của hợp đồng, tỷ lệ thống nhất ý chí, thủ tục kiểm sốt sau khi hợp đồng giao kết… Vì vậy có thể nói các điều kiện có hiệu lực liên quan tới các thủ tục này là các điều kiện có hiệu lực riêng của từng loại hợp đồng cộng đồng. Vậy câu hỏi đặt ra là việc vi phạm các điều kiện này sẽ dẫn tới hậu quả pháp lý gì?
Trước hết phải nói pháp luật từ thời La Mã cổ đại đã có sự phân biệt giữa vô hiệu tuyệt đối và vô hiệu tương đối. Thông thường hợp đồng chống lại điều cấm của pháp luật hay chống lại đạo đức xã hội thì bị vơ hiệu tuyệt đối mà tịa án có thể tự mình nại ra sự vơ hiệu dù rằng các bên đương sự khơng nại ra. Và vơ hiệu tuyệt đối khơng có thời thời hiệu. Do vậy, việc vi phạm thủ tục trong giao kết hợp đồng cộng đồng tùy từng sự vi phạm mà có thể xem là vơ hiệu tuyệt đối hay vô hiệu tương đối.
3.2.3. Hiệu lực của hợp đồng cộng đồng
Hợp đồng cộng đồng có tính chất chung về phương diện hiệu lực như trên đã nghiên cứu là một ngoại lệ của nguyên tắc hiệu lực tương đối của hợp đồng. Nhưng tùy từng loại hợp đồng cộng đồng mà hiệu lực của chúng có sự khác biệt nhất định.
Đối với thỏa ước lao động tập thể, mọi thành viên trong cộng đồng đó phải tuân thủ. Pháp luật thường có qui định thời hạn có hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể, qui định về hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể đối với người lao động vào làm việc sau hay trước khi thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực, mối quan hệ giữa hợp đồng lao động với thỏa ước lao động tập thể, về trường hợp chấm dứt doanh nghiệp, chia, tách hay sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp, và về trường hợp có tranh chấp xảy ra.
Nghị quyết hội đồng trong pháp nhân và nghị quyết của hội nghị chủ nợ là các loại hợp đồng cộng đồng được giao kết giữa các thành viên trong
cùng một cộng đồng đối với nhau. Do đó, việc qui định cụ thể về phương diện hiệu lực không được chú ý nhiều. Thông thường pháp luật chú ý hơn tới một khía cạnh liên quan tới hiệu lực của hai loại hợp đồng này là bảo vệ người yếu thế trong giao kết hợp đồng, cụ thể là người ít vốn trong cơng ty và chủ nợ có khoản nợ nhỏ. Nếu các hợp đồng này đáp ứng đủ các điều kiện có hiệu lực thì mọi thành viên của nó đều phải tn thủ. Thế nhưng để bảo đảm nguyên tắc bình đẳng và bảo vệ người yếu thế, pháp luật thường cho phép những người này yêu cầu xem xét lại nghị quyết hay hợp đồng với các thủ tục nhất định.
Vấn đề lớn có tính cách đặc thù ở đây là các hợp đồng này có hiệu lực đối với cả những người ngồi cộng đồng đó. Nghị quyết hội đồng trong pháp nhân có hiệu lực đối với tất cả các cơ quan của pháp nhân (nếu là nghị quyết của đại hội đồng cổ đông và nghị quyết của hội đồng thành viên) và những nhân viên có liên quan của pháp nhân. Nghị quyết của hội nghị chủ nợ có hiệu lực đối với cả con nợ đang bị mở thủ tục phá sản, tòa án giải quyết vụ việc phá sản, quản tài viên và doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
Hiệu lực cụ thể của hợp đồng cộng đồng khó có thể qui định trong một văn bản qui phạm pháp luật vì tính rất phong phú nó. Vì vậy người ta thường qui định hiệu lực của từng loại hợp đồng cộng đồng trong các văn bản tương ứng với loại hợp đồng cộng đồng đó.