đồng trong pháp nhân
Bản án số 511/2006/KDTM-ST ngày 12/10/2006 về việc tranh chấp giữa các thành viên của Công ty cổ phần Sản xuất, Dịch vụ, Thương mại Đay Sài gòn. Nguyên đơn là ông Nguyễn Văn Khảm. Bị đơn là ông Trần Hải Âu. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bao gồm các cổ đông của Công ty cổ phần Đay Sài gịn. Ngun đơn trình bày: Ngày 15/5/2006, Cơng ty cổ phần Đay Sài gòn đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường bãi miễn Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát nhiệm kỳ I đồng thời bầu Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát nhiệm kỳ II (2006 - 2011) với tổng số cổ đơng có mặt là 48 đại biểu đại diện cho 157.938 cổ phần, chiếm tỷ lệ 99,81%. Sau đó, vào ngày 16/5/2006, Hội đồng quản trị nhiệm kỳ mới đã nhất trí bầu ơng Nguyễn Văn Khảm làm Chủ tịch Hội đồng quản trị và là người đại diện theo pháp luật của công ty. Thế nhưng, Hội đồng quản trị cũ đã bị bãi miễn không chịu bàn giao tài liệu, sổ sách và con dấu của công ty cho Hội đồng quản trị mới. Nguyên đơn khởi kiện u cầu Tịa án buộc ơng Trần Hải Âu và Ban lãnh đạo đã bị miễn nhiệm bàn giao ngay công việc, tài liệu, sổ sách, cơ sở vật chất và con dấu của công ty cho Hội đồng quản trị mới để cơng ty nhanh chóng ổn định và đi vào sản xuất kinh doanh. Bị đơn yêu cầu Tòa án hủy bỏ các quyết định của Đại hội đồng cổ đông bất thường ngày 15/5/2006 vì đại hội được tiến hành khơng đúng trình tự đã ghi trong chương trình và quy chế tổ chức đại hội, vi phạm điều lệ công ty và Luật Doanh nghiệp. Một số cổ đông thống nhất với yêu cầu của nguyên đơn, trong khi một số cổ đông khác thống nhất với yêu cầu của bị đơn. Tòa án đã tiến hành hòa giải nhưng các đương sự không thỏa thuận được
với nhau. Hội đồng xét xử nhận định tranh chấp này là tranh chấp về kinh doanh, thương mại (tranh chấp giữa các thành viên công ty với nhau liên quan đến hoạt động của cơng ty). Tuy nhiên trước đó Tịa án nhân dân Quận 1 đã nhận đơn khởi kiện của ông Nguyễn Văn Khảm vào ngày 18/5/2006 và xác định quan hệ pháp luật có tranh chấp là "quyền sở hữu tài sản". Tịa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã nhận đơn khởi kiện của ông Trần Hải Âu vào ngày 24/5/2006 và đã thụ lý vụ án vào ngày 08/6/2006, nhưng xác định quan hệ pháp luật có tranh chấp là "tranh chấp giữa các thành viên cơng ty". Tịa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã có Quyết định số 298/2006/QĐ-NVA ngày 20/6/2006 nhập hai vụ án nói trên thành một vụ án để giải quyết. Lưu ý rằng khi viết đơn khởi kiện ông Nguyễn Văn Khảm và ông Trần Hải Âu đều nhân danh người đại diện theo pháp luật của cơng ty. Do vậy, Tịa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã xác định lại tư cách của hai ông là tư cách cá nhân (cổ đông), và xác định nguyên đơn là ông Nguyễn Văn Khảm (do khởi kiện trước), bị đơn là ông Trần Hải Âu (do khởi kiện sau), đồng thời không chấp nhận tư cách đại diện theo pháp luật cho công ty như hai ông đã tự xác định trong đơn khởi kiện.
Hội đồng xét xử đã xác định: (1) Đại hội đồng cổ đơng bất thường ngày 15/5/2006 đã có mặt 48 đại biểu là cổ đông hoặc đại diện cổ đông sở hữu 157.938 cổ phần, đạt tỷ 99,81% số cổ phần có quyền biểu quyết là 158.238 cổ phần (160.000 cổ phần - 1.762 cổ phần công ty đã mua lại) (vì cơng ty chỉ có một loại cổ phần duy nhất là cổ phần phổ thông); (2) Đại hội đã được tiến hành đến giai đoạn kiểm phiếu bầu Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát nhiệm kỳ II, tức là đã thực hiện xong việc biểu quyết, thông qua quyết định bãi nhiệm Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát nhiệm kỳ I; đã thực hiện xong việc bỏ phiếu bầu Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát nhiệm kỳ II. Vì vậy theo Hội đồng xét xử, có cơ sở để khẳng định: Đại hội đồng cổ đông bất thường ngày 15/5/2006 đã đủ điều kiện để tiến hành (có số cổ đơng dự họp đại diện ít nhất 51% số cổ phần có quyền biểu quyết); Quyết định của Đại hội
đồng cổ đông bất thường ngày 15/5/2006 có giá trị thực hiện (được số cổ đơng có mặt tại đại hội biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín tỷ lệ trên 51%). Do đó Hội đồng xét xử xét thấy, yêu cầu của ngun đơn địi ơng Trần Hải Âu và các thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ I đã bị miễn nhiệm phải bàn giao ngay trách nhiệm, tài sản, tài liệu, sổ sách và con dấu của công ty cho Hội đồng quản trị mới được bầu tại Đại hội đồng cổ đông bất thường ngày 15/5/2006 là có căn cứ và hợp pháp, cần được chấp nhận.
Đồng thời Hội đồng xét xử lập luận nguyên văn về các lý do của ông Trần Hải Âu đưa ra để yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông bất thường như sau:
"Về lý do thứ nhất (vi phạm thời hạn triệu tập đại hội):
Chính vì Hội đồng quản trị không triệu tập Đại hội đồng cổ đông theo yêu cầu trong thời hạn quy định 30 ngày nên theo quy định tại khoản 3 Điều 18 của Điều lệ công ty và khoản 3 Điều 71 Luật doanh nghiệp năm 1999, Ban kiểm soát đã thay thế Hội đồng quản trị triệu tập đại hội vào ngày 15/5/2006 (luật cũng như Điều lệ công ty không quy định thời hạn cho Ban kiểm soát triệu tập đại hội). Do đó, khơng có căn cứ pháp luật để cho rằng công ty đã vi phạm về thời hạn triệu tập đại hội.
Về lý do thứ hai (thành phần Ban tổ chức có ơng Nguyễn Hồng Quang là người ngồi cơng ty tham gia):
Ban tổ chức chỉ là người giúp việc cho Ban kiểm soát trong việc chuẩn bị và tổ chức đại hội, pháp luật cũng như Điều lệ cơng ty khơng có quy định về thành phần Ban tổ chức. Do đó, khơng có căn cứ để u cầu hủy bỏ quyết định của Đại hội đồng cổ đơng vì lý do này.
Về lý do thứ ba (thành phần cổ đông dự đại hội không đúng theo Điều lệ là phải sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên):
Bị đơn viện dẫn khoản 1 Điều 19 của Điều lệ công ty để cho rằng thành phần cổ đông đã được triệu tập và đã tham gia đại hội là không đúng
theo Điều lệ (có một số cổ đơng sở hữu dưới 1% vốn điều lệ). Tuy nhiên, quy định này của Điều lệ công ty là trái với quy định của pháp luật tại Điều 15 và điểm a khoản 1 Điều 53 Luật doanh nghiệp năm 1999 (quy định mọi cổ đông phổ thơng đều có quyền tham dự và biểu quyết tất cả các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đơng). Do đó, quy định nói trên của Điều lệ cơng ty khơng có hiệu lực để thực hiện.
Về lý do thứ tư (giấy ủy quyền đại diện cho cổ đơng dự họp khơng có chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền):
Pháp luật cũng như Điều lệ cơng ty khơng có quy định giấy ủy quyền đại diện cổ đơng tham dự đại hội phải có chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Mặt khác, các giấy ủy quyền (mẫu để cổ đông sử dụng khi cần ủy quyền cho người khác) do ban tổ chức phát ra đều có đóng sẵn dấu của cơng ty và thực tế từ khi khai mạc đại hội cho đến nay, chưa có cổ đơng nào khiếu nại về việc đại hội đã chấp nhận người đại diện mà mình khơng có ủy quyền. Do đó, khơng có căn cứ để yêu cầu hủy bỏ quyết định của Đại hội đồng cổ đơng vì lý do này.
Về lý do thứ năm (danh sách ứng cử viên Hội đồng quản trị và Ban
kiểm soát chưa được thẩm tra tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 27 và Điều 35 của Điều lệ và chưa thông qua đại hội theo Quy chế và Chương trình đại hội):
Thứ nhất, khơng có quy định nào của Điều lệ cơng ty cũng như quy
định của pháp luật buộc phải thẩm tra tiêu chuẩn của các ứng cử viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát tại đại hội trước khi bỏ phiếu bầu Hội đồng quản trị và Ban kiểm sốt.
Thứ hai, Chương trình đại hội (mục A 8) chỉ ghi "Thông qua danh
sách đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát nhiệm kỳ II của nhóm cổ đơng ……..", khơng có ghi "Thơng qua danh sách ứng cử viên vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát nhiệm kỳ II ……..". Về nội dung của mục này, các bên có ý kiến giải thích khác nhau: bị đơn cho rằng đó là danh sách
ứng cử viên trong khi nguyên đơn lại không thừa nhận mà cho rằng đó là danh sách người đề cử (tức là nhóm cổ đơng sở hữu trên 10% vốn điều lệ có quyền đề cử); khơng phải là danh sách ứng cử viên.
Thứ ba, dù hiểu nội dung mục A 8 nói trên như thế nào (theo nguyên
đơn hay theo bị đơn giải thích) thì có một sự thật đã được khẳng định: tất cả các đại biểu (là cổ đơng hoặc đại diện cổ đơng) có mặt tại đại hội đã đồng ý bỏ phiếu và thực tế đã hoàn tất việc bỏ phiếu bầu Hội đồng quản trị và Ban kiểm sốt nhiệm kỳ II mà hồn tồn khơng có một ý kiến nào khiếu nại hoặc yêu cầu chủ tọa phải tạm dừng đại hội để có thời gian thực hiện mục A 8 trước khi bỏ phiếu bầu Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát nhiệm kỳ II. Như vậy, bằng hành vi của tất cả các đại biểu có mặt cùng bỏ phiếu bầu, có cơ sở để xác định đại hội đã nhất trí 100% thơng qua mục A 8 (nếu hiểu theo nghĩa do nguyên đơn giải thích), tức là đại hội đã được tiến hành đúng theo trình tự ghi trong chương trình của đại hội mà người triệu tập đã gửi đến các cổ đông trước khi tiến hành đại hội, hoặc là đại hội đã nhất trí 100% bỏ qua mục A 8 (nếu hiểu theo nghĩa do bị đơn giải thích), tức là chính đại hội đã nhất trí thay đổi chương trình của cuộc họp (chứ khơng phải chỉ là quyết định của một số cổ đơng có mặt). Dù thuộc trường hợp nào (tiến hành đúng trình tự hay thay đổi chương trình) thì đại hội cũng đã được tiến hành hợp lệ theo quy định tại khoản 6 Điều 22 của Điều lệ công ty cũng như quy định tại khoản 4 Điều 76 Luật doanh nghiệp năm 1999 vì đã được sự nhất trí của 100% đại biểu có mặt, hồn tồn khơng có sự vi phạm trong vấn đề này.
Thứ tư, nếu coi các đại biểu (là cổ đông hoặc đại diện cổ đông) rời
khỏi đại hội ngay sau khi đã bỏ phiếu bầu Hội đồng quản trị và Ban kiểm sốt nhiệm kỳ II là cổ đơng vắng mặt tại đại hội (tức là tự mình từ bỏ quyền tham dự đại hội) thì số đại biểu cổ đơng cịn lại vẫn đủ điều kiện tiến hành đại hội theo quy định (vì chiếm tỷ lệ trên 51% số cổ phần có quyền biểu quyết) (81.028 cổ phần/158.238 cổ phần = 51,21%) và đủ điều kiện để thông qua
quyết định của đại hội (vì đã được 100% đại biểu có mặt cịn lại nhất trí biểu quyết bằng phiếu bầu)". Từ đó Hội đồng xét xử cho rằng, yêu cầu hủy bỏ các quyết định của Đại hội đồng cổ đơng vì lý do này là hồn tồn khơng chính đáng và khơng có căn cứ.
Hội đồng xét xử quyết định: (1) Chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn, buộc ông Trần Hải Âu và Hội đồng quản trị nhiệm kỳ I của Công ty cổ phần Sản xuất, Dịch vụ, Thương mại Đay Sài gòn phải bàn giao nhiệm vụ, tài sản, tài liệu, sổ sách và con dấu của công ty cho Hội đồng quản trị nhiệm kỳ II (bao gồm các ông Nguyễn Quốc Định; Trần Thanh Huy; Nguyễn Văn Khảm; Thái Thành Nam và bà Nguyễn Thị Thu Lan); và (2) Bác yêu cầu của bị đơn đòi hủy bỏ tất cả các quyết định của Đại hội đồng cổ đông bất thường ngày 15/5/2006 của Công ty cổ phần Sản xuất, Dịch vụ, Thương mại Đay Sài gòn.
Vụ việc này cho thấy mối quan hệ giữa Điều lệ công ty, qui chế, chương trình đại hội và các hành vi thực tế tại đại hội là mối quan hệ có tính cách thứ bậc và có bản chất là quan hệ hợp đồng. Theo Ngơ Huy Cương thì trước hết phải xác định hai vấn đề có tính ngun tắc như sau: Thứ nhất, Điều lệ, qui chế, chương trình đại hội và các hành vi thực tế tại đại hội đều mang bản chất hợp đồng (hành vi pháp lý), nhưng Điều lệ ở vị trí cao nhất mà các hành vi khác không thể vượt qua; thứ hai, Điều lệ, qui chế, chương trình đại
hội có thể bị sửa đổi nhưng chỉ bằng các hành vi khác với một thủ tục giao kết đặc biệt và có mục đích như vậy [3, tr. 54]. Vụ việc này và các này cho thấy mặc dù nghị quyết của đại hội đồng cổ đơng có bản chất là một hợp đồng cộng đồng. Song nó cịn có mối liên hệ mang tính thứ bậc với điều lệ, các qui chế khác của công ty. Dù sao điều lệ cơng ty có vị trí cao hơn so với nghị quyết của đại hội đồng cổ đông trong những trường hợp thông thường. Trong trường hợp sửa đổi điều lệ thì nghị quyết của đại hội đồng cổ đơng lại có một giá trị là hình thức pháp lý cho sự sửa đổi đó. Từ đây có thể rút ra một vấn đề
là pháp luật và điều lệ cần qui định và kiểm sốt chặt chẽ hình thức sửa đổi điều lệ công ty.