Kiến nghị thứ tư

Một phần của tài liệu HỢP ĐỒNG CỘNG ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 129 - 130)

Cần quy định các điều kiện có hiệu lực cụ thể trong các luật chuyên ngành.

Bởi hợp đồng cộng đồng có tính chất đặc biệt như đã phân tích, nên trong mỗi loại hợp đồng cộng đồng đều có sự khác biệt ít nhiều về điều kiện có hiệu lực. Việc qui định cụ thể các điều kiện này trong luật chuyên ngành giúp cho việc làm rõ sự khác biệt này và dễ tiếp cận khi thi hành.

Như các chương trên đã phân tích, mỗi loại hợp đồng cộng đồng chuyên biệt có các yêu cầu riêng do địi hỏi của chính nhu cầu làm phát sinh ra loại hợp đồng chuyên biệt đó đặt ra. Chẳng hạn, do nhu cầu bảo vệ đặc biệt đối với người lao động trong thời đại công nghiệp, cho nên luật lao động tách biệt khỏi luật dân sự. Tính chất của quan hệ lao động khiến luật lao động có những chế tài đặc biệt (đình cơng, bãi cơng hay bế xưởng...). Vì vậy, điều kiện có hiệu lực thơng thường của hợp đồng nói chung liên quan tới sự ưng thuận khơng phù hợp với những loại chế tài này. Cho nên luật lao động không vô hiệu hóa thỏa ước lao động tập thể được giao kết dưới áp lực từ phía những người lao động [8]. Rõ ràng những loại hợp đồng cộng đồng chuyên biệt khác cũng đều có nhu cầu điều tiết riêng biệt bởi do chính tính chất riêng biệt của chúng địi hỏi. Việc qui định các điều kiện có hiệu lực chuyên biệt của những loại hợp đồng cộng đồng chuyên biệt không nhất thiết phải theo cách thức qui

định về các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng nói chung trong Bộ luật Dân sự năm 2015, mà có thể qui định tách bạch riêng, chẳng hạn như: "Thỏa ước lao động tập thể không bị vô hiệu chỉ bởi việc nại ra áp lực của đình cơng hoặc bãi cơng". Tất nhiên các qui định như vậy cần tới vai trị giải thích luật tòa án giải quyết tranh chấp.

Một phần của tài liệu HỢP ĐỒNG CỘNG ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 129 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)