Sự lu mờ của nhãn hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật liên minh Châu Âu và bài học kinh nghiệm cho vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam (Trang 71 - 72)

Thuật ngữ "sự lu mờ nhãn hiệu" không được quy định rõ ràng trong luật hoặc luật án lệ của EU. Tuy nhiên, trong pháp luật của một số quốc gia thành viên, thì học thuyết về sự lu mờ nhãn hiệu đã được hình thành và vận dụng trên thực tế trong thời gian khá dài. Điều 5(2) của Chỉ thị về thống nhất pháp luật nhãn hiệu của EU có thể được xem như là một sự đề cập gián tiếp đến học thuyết sự lu mờ nhãn hiệu. Tuy nhiên trên thực tế, thuật ngữ "sự lu mờ" hay "sự lu mờ nhãn hiệu" hầu như chưa bao giờ được đề cập hay ghi nhận một cách chính thức trong pháp luật của EU nhưng lại được công nhận và áp dụng trong thực tiễn.

Ở Việt Nam, khái niệm sự lu mờ nhãn hiệu đã không được định nghĩa rõ trong các luật. Tình hình có vẻ tương tự với tình hình của hệ thống pháp luật EU. Tuy nhiên, thông qua cách diễn đạt cả Luật SHTT năm 2005 (như được sửa đổi trong năm 2009) và Thông Tư số 01/2007 dường như là học thuyết sự lu mờ nhãn hiệu đã được áp dụng một cách gián tiếp tại Việt Nam.

Theo đó, miễn là tính phân biệt của nhãn hiệu có trước đó (NHNT) bị lu mờ hoặc có nguy cơ lu mờ hoặc phương hại đến bản sắc hoặc tạo nên hình ảnh tương tự giữa các nhãn hiệu, việc áp dụng nhãn hiệu sẽ được xem như đủ để phân biệt là nhãn hiệu và việc đăng ký nhãn hiệu đó sẽ bị từ chối. Trên thực tế, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đã khơng đề cập đến sự chống lu mờ như là yêu cầu đối với việc bảo hộ NHNT.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật liên minh Châu Âu và bài học kinh nghiệm cho vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)