Hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật liên minh Châu Âu và bài học kinh nghiệm cho vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam (Trang 76 - 81)

nhãn hiệu nổi tiếng

Trước hết, để hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành về bảo

hộ nhãn hiệu nổi tiếng, Nhà nước cần xây dựng một hệ thống pháp luật nhãn hiệu mang tính thống nhất, đồng bộ và hiệu quả. Luật về nhãn hiệu hàng hóa ra đời sẽ góp phần quan trọng đáp ứng được những yêu cầu trên.

Hầu hết các nước đều ban hành văn bản pháp luật riêng về SHTT, trong đó khi điều chỉnh nhãn hiệu hàng hố nổi tiếng có dẫn chiếu tới Công ước Paris, Hiệp định TRIPS và các văn bản pháp luật quốc tế khác bên cạnh những quy định riêng, cụ thể, phù hợp cho mình. Pháp ban hành Bộ luật SHTT (Intellectual Property Code), Trung Quốc ban hành Luật nhãn hiệu hàng hoá (Trademark Law), Canada ban hành Luật nhãn hiệu hàng hoá (Trademark Act)...

Thứ hai, pháp luật Việt Nam cần xây dựng những quy định cụ thể,

mang tính định lượng hơn nhằm xác định tiêu chí "nhãn hiệu nổi tiếng" và "nhãn hiệu đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi".

Những quy định này phải hướng dẫn và giải thích cụ thể, chi tiết hơn về cách thức mà các tiêu chí được hiểu và áp dụng. Bên cạnh đó có thể xây dựng và ban hành danh mục nhãn hiệu nổi tiếng. Danh mục này sẽ không đương nhiên trở thành chứng cứ bắt buộc cho các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình xác định nhãn hiệu nổi tiếng trên thực tế. Nhưng nó là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng bên cạnh các tiêu chí khác mà cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét trong quá trình giải quyết các vụ việc cụ thể.

Thứ ba, pháp luật cần làm rõ vấn đề pháp lý liên quan đến việc liệu

một NHNT có được bảo hộ ở Việt Nam khơng nếu nhãn hiệu đó chưa được sử dụng và biết đến ở thi trường Việt Nam. Đây là vấn đề rất quan trọng bởi việc quyết định loại hình bảo hộ hiện có cho một nhãn hiệu "nổi tiếng" sẽ có thể liên quan đến việc xử lý tranh chấp trong những năm tới đây.

Nhằm trả lời cho câu hỏi liệu một nhãn nước ngồi nổi tiếng có được bảo hộ ở Việt Nam hay khơng nếu nó chưa được sử dụng ở nước ta như một nhãn hiệu, cần hiểu về khái niệm "nổi tiếng" trong bối cảnh nhãn hiệu ở Việt Nam.

Luật SHTT năm 2005 quy định, NHNT là một "nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam". Việc phân biệt một nhãn hiệu không đơn giản. Liệu người tiêu dùng Việt Nam có quen với nhãn hiệu của các hàng hóa và dịch vụ được sử dụng bên ngoài Việt Nam. Luật SHTT của Việt Nam liệt kê một số yếu tố để xác định liệu một nhãn có nổi tiếng hay không, nhưng không một yếu tố nào đòi hỏi một cách rõ ràng rằng NHNT phải được sử dụng ở Việt Nam. Trở ngại duy nhất là liệu một nhãn nước ngồi nổi tiếng thậm chí khơng được sử dụng như một nhãn hiệu ở Việt Nam có thể đạt tới mức độ nổi tiếng để được người tiêu dùng biết đến một cách rộng rãi hay không? Điều này là có thể bởi tính bùng nổ của mạng Internet, sự tăng trưởng của thương mại điện tử và mua sắm trực tuyến, sự dễ dàng thuận tiện trong thơng tin liên lạc tồn cầu và đi nước ngồi, dễ có khả năng là các nhãn nước ngồi có thể dễ dàng trở nên nổi tiếng đối với người tiêu dùng Việt Nam cho dù không được sử dụng thực tế ở trong nước. Cần lưu ý rằng theo các quy định của Điều 6bis của Công ước Paris, các NHNT ở một nước là thành viên của Cơng ước Paris có thể được bảo hộ mặc dù không được sử dụng ở nước đó. Vì vậy, chỉ đơn giản căn cứ vào các nghĩa vụ của mình theo Cơng ước Paris, Việt Nam cần chấp nhận bảo hộ một nhãn đã nổi tiếng ở một nước thành viên khác của Công ước Paris mà không cần yêu cầu phải được sử dụng ở Việt Nam. Ít nhất các quyền của chủ sở hữu NHNT theo Công ước Paris sẽ được ưu tiên áp dụng so với Luật SHTT của Việt Nam bởi

vì Luật SHTT của Việt Nam tuyên bố một cách rõ ràng rằng quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là một thành viên có giá trị cao hơn các quy định của Luật SHTT của Việt Nam.

Thứ tư, cần bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành

liên quan đến các yêu cầu hay tiêu chí để đánh giá nguy cơ gây nhầm lẫn trong các vụ việc tranh chấp về nhãn hiệu. Những quy định về yếu tố gây nhầm lẫn cịn chưa rõ ràng và khách quan, cần có quy định hướng dẫn cụ thể hơn trong văn bản dưới Luật để giải thích cách thức xác định hành vi vi phạm thơng qua việc xác định các tiêu chí "khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng".

Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì NHNT có thể bị từ chối bảo hộ ở Việt Nam trên cơ sở khơng có yếu tố gây nhầm lẫn nếu NHNT và nhãn sao chép đã được đăng ký cho những loại hàng hóa hoặc dịch vụ khác nhau. Một lần nữa, cần xem xét những nghĩa vụ quốc tế mà Việt Nam đã cam kết tuân thủ. Điều 16(3) của Hiệp định về các Quyền SHTT liên quan đến Thương mại quy định rằng việc bảo hộ các NHNT được áp dụng cho cả các hàng hóa và dịch vụ khác với hàng hóa và dịch vụ mà nhãn hiệu đã được đăng ký cho chúng, nếu việc sử dụng nhãn của hàng hóa hay dịch vụ đó chỉ ra mối liên hệ với chủ sở hữu của nhãn hiệu đã được đăng ký và nếu chủ sở hữu của nhãn hiệu được đăng ký bị thiệt hại bởi việc sử dụng nhãn trên các hàng hóa hay dịch vụ đó.

Ví dụ là chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng đã đăng ký nhãn hiệu nổi tiếng của mình cho nhóm hàng hóa 9, trường hợp này chủ sở hữu nhãn sao chép có thể sử dụng nhãn sao chép gây nhầm lẫn với nhãn hiệu nổi tiếng một cách an tồn thậm chí cho hàng hóa thuộc nhóm 3 bởi vì người tiêu dùng Việt Nam sẽ có xu hướng tin rằng hàng hóa của chủ sở hữu nhãn sao chép có liên hệ với chủ sở hữu của nhãn hiệu nổi tiếng. Người tiêu dùng bình thường có thể sẽ mua hàng các sản phẩm của chủ sở hữu nhãn sao chép bởi vì họ tin rằng các sản phẩm của chủ sở hữu nhãn sao chép có quan hệ với các sản phẩm

mang nhãn hiệu nổi tiếng mà họ đã nhìn thấy, đã xem trong một số chương trình quảng cáo, hoặc đọc trong các tạp chí, sách hướng dẫn du lịch, trên một số trang tin điện tử ưa thích, hoặc chương trình vơ tuyến…Người tiêu dùng Việt Nam có thể yên tâm hưởng thụ sản phẩm của chủ sở hữu nhãn sao chép bởi vì nghĩ rằng họ đang giao dịch với một chi nhánh của chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng [22]. Một mục tiêu cơ bản của việc bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam là tránh để người tiêu dùng nhầm lẫn về nguồn gốc của hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên, Việt Nam cần xử lý NHNT khác với các nhãn khác trong phân tích yếu tố gây nhầm lẫn. Ở một số nước nơi các NHNT được bảo hộ chống lại việc làm loãng khả năng của nhãn trong nhận diện và phân biệt các hàng hóa và dịch vụ, không cần chứng minh yếu tố gây nhầm lẫn, hoặc cũng không cần chỉ ra sự cạnh tranh giữa các hàng hóa của nguyên đơn và bị đơn. Do đó, có thể bảo hộ NHNT chống lại các nhãn tương tự gây nhầm lẫn được sử dụng cho hàng hóa và dịch vụ khơng có quan hệ với hàng hóa và dịch vụ của NHNT.

Thứ năm, pháp luật Việt Nam cần bổ sung, hoàn thiện các quy định về

chế tài đối với việc xâm phạm đối với NHNT cũng như cơ chế bảo hộ.

Một lý do quan trọng nhằm giải thích tại sao các NHNT cần được bảo hộ theo chế độ đặc biệt là nhằm tránh việc làm giàu bất hợp pháp của những kẻ xâm phạm. Một NHNT đặc biệt nhạy cảm với việc sao chép bởi vì điều đó đem lại cho những kẻ xâm phạm sự công nhận ngay lập tức với chi phí tối thiểu để đưa sản phẩm ra thị trường và tiếp thị. Kẻ xâm phạm có thể lựa chọn sử dụng NHNT nào đó do sự nổi tiếng của nó ở Việt Nam và nhận được những lợi thế của sự nổi tiếng từ tài sản của chủ sở hữu NHNT một cách đơn giản. Những người sao chép NHNT nhằm thu được nhiều lợi nhuận nhất với ít nỗ lực nhất phục vụ cho việc làm giàu của họ. Tuy nhiên, mặc dù việc trừng phạt những kẻ xâm phạm do ý đồ xấu của họ dường như là công bằng và hợp lý, nhưng trên thực tế những chế tài đó lại chưa tương xứng. Vì vậy cần xây dựng những quy định hợp lý hơn về chế tài trong công tác bảo hộ NHNT.

Ở một số nước nơi các NHNT được bảo hộ chống lại sự làm lỗng nhãn hiệu, khơng cần chứng minh yếu tố gây nhầm lẫn, cũng khơng cần trình bày sự cạnh tranh giữa các hàng hóa của nguyên đơn và của bị đơn. Do đó, có thể sử dụng biện pháp phòng vệ chống làm loãng đối với những người sử dụng nhãn tương tự gây nhầm lẫn thậm chí cho các hàng hóa và dịch vụ khơng có mối quan hệ với các hàng hóa và dịch vụ của NHNT. Việt Nam lại thiếu quy định về ngoại lệ làm lỗng, có thể ngăn chặn được việc bị đơn sử dụng nhãn hiệu của nguyên đơn cho mục đích thương mại nào đó, cho dù các hàng hóa của bị đơn khơng cạnh tranh với hàng hóa của nguyên đơn. Việt Nam cần phải đối mặt với những vấn đề này để xem xét xem có cần loại bỏ sự khơng rõ ràng trong việc bảo hộ NHNT hay không. Một cách cho các chủ sở hữu nhãn nước ngoài nổi tiếng tránh phải dựa vào ngoại lệ NHNT như hiện nay là sử dụng các nhãn của họ ở Việt Nam. Tuy nhiên, cho dù họ có làm như vậy, phạm vi bảo hộ có thể khơng được đủ rộng như họ trơng đợi. Dường như việc bắt buộc mở rộng việc kinh doanh trên trường quốc tế chỉ nhằm để tránh sự ăn cắp nhãn hiệu là khơng mang tính thực tế, nhưng lựa chọn này có thể là giải pháp tạm thời phù hợp cho đến khi có những sửa đổi trong việc bảo hộ NHNT ở Việt Nam.

Cuối cùng, pháp luật Việt Nam cần phải chấp nhận học thuyết về sự lu mờ nhãn hiệu như là một trong những yếu tố quan trọng phải được tính đến trong việc xác định các hành vi xâm phạm NHNT trong các vụ việc cụ thể.

Ở một số nước phát triển trên thế giới, trong đó có Hoa Kỳ, xem vấn đề trọng tâm của việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng chính là sự lu mờ nhãn hiệu hàng hóa. Thuật ngữ này đã được đưa ra và sử dụng trong một thời gian khá dài trước khi được đề cập trong luật của Mỹ. Nó được định nghĩa lần đầu tiên bởi Schechter vào năm 1927 để bảo vệ chống lại "sự biến mất dần dần hay sự phân tán những đặc tính và sự nhận biết của cơng chúng đối với nhãn hiệu hàng hóa bởi sự sử dụng nó cho những sản phẩm phi cạnh tranh". Một năm sau đó, Thẩm phán Learned Hand, trong vụ kiện "Yale Electric Corporation v. Robertson" (năm 1928), đã chấp thuận một Lệnh cho phép

chống lại sự sử dụng của bị đơn đối với nhãn hiệu hàng hóa tương tự với nhãn hiệu của nguyên đơn nhưng chỉ cho những hàng hóa phi cạnh tranh.

Khái niệm về "sự lu mờ nhãn hiệu hàng hóa" được hiểu là sự làm giảm đi khả năng của NHNT trong việc nhận biết và phân biệt hàng hóa hay dịch vụ, bất kể có tồn tại hay khơng tồn tại một sự cạnh tranh giữa chủ sở hữu NHNT và các bên khác, hay khả năng gây nhầm lẫn, lỗi lầm hay lừa dối. Định nghĩa này rõ ràng đã khẳng định rằng nguy cơ gây nhầm lẫn, mặc dù là một căn cứ cơ bản của sự xâm phạm nhãn hiệu hàng hóa, khơng phải là một yếu tố được yêu cầu cho sự lu mờ theo quy định của pháp luật [29, tr. 35]. Thực tế ở Việt Nam cho thấy khái niệm "sự lu mờ của nhãn hiệu" đang còn rất xa lạ, tuy nhiên hành vi xâm phạm đến nhãn hiệu nổi tiếng từ những đối tượng lợi dụng kẽ hở của pháp luật thì đã tồn tại từ rất lâu rồi. Việc cụ thể hóa thành quy định pháp luật yếu tố lu mờ về nhãn hiệu sẽ góp phần nâng cao khả năng bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật liên minh Châu Âu và bài học kinh nghiệm cho vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)