Tăng cường vai trò của Nhà nước trong toàn bộ hệ thống bảo hộ nhãn hiệu nói chung và nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật liên minh Châu Âu và bài học kinh nghiệm cho vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam (Trang 74 - 76)

bảo hộ nhãn hiệu nói chung và nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng

- Các biện pháp chung:

Tăng cường vai trò hoạt động, sự phối hợp hoạt động của các cơ quan chức năng trong cùng lĩnh vực, tăng cường chính sách minh bạch và công khai hóa cơng tác lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đặc biệt củng cố và tăng cường chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các vấn đề liên quan đến nhãn hiệu nói chung và NHNT nói riêng.

Nâng cao trình độ chuyên mơn của lực lượng thực thi, tạo ra tính định hướng, thống nhất trong hoạt động thực thi quyền SHTT. Khắc phục tình trạng chồng chéo hiện nay giữa các cơ quan thực thi bằng cách thành lập một cơ quan đầu mối chuyên phụ trách về vấn đề nhãn hiệu và NHNT. Quy định

rõ thẩm quyền và quy trình giám định, xét nghiệm, thăm dị, điều tra… liên quan đến quá trình giải quyết các vụ việc liên về NHNT. Tăng cường và phát huy tối đa vai trò của Tòa án trong việc giải quyết các vụ việc liên quan đến NHNT, đào tạo đội ngũ thẩm phán chuyên trách, tiến đến thành lập Tòa chuyên trách về SHTT.

- Các biện pháp cụ thể:

+ Các cơ quan chức năng phải thường xuyên theo dõi thông tin và xử lý sớm mọi sự lạm dụng NHNT.

+ Cục SHTT cần phổ biến hơn nữa "Công báo sở hữu công nghiệp" đến các cơ quan chức năng về bảo hộ SHTT khác cũng như các tổ chức doanh nghiệp và người dân.

Công báo là một ấn phẩm của Cục SHTT được xuất bản hàng tháng công bố tất cả các nhãn hiệu, kiểu dáng, giải pháp hữu ích, sáng chế đã đăng ký và được bảo hộ. Mục đích của việc cơng bố và phổ biến là tạo cơ hội cho các doanh nghiệp có thể phản đối, khiếu nại việc cấp văn bằng bảo hộ. Doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội phân tích, nhận dạng những nhãn hiệu nào có thể gây nhầm lẫn, tương tự với mình để kịp thời bảo hộ cho nhãn hiệu của mình.

+ Tạo ra các hành lang pháp lý phù hợp để giúp các doanh nghiệp tìm được cơ chế bảo hộ tốt hơn

Bên cạnh việc các doanh nghiệp tự tìm cách bảo vệ mình thì nhà nước cũng cần có những biện pháp cụ thể hỗ trợ. Hiện vẫn tồn tại nhiều khó khăn và sự không đồng nhất của việc bảo hộ NHNT trong phạm vi Việt Nam và trên thế giới. Đó là các thủ tục cụ thể cơng nhận NHNT, việc thống nhất các tiêu chí cơng nhận NHNT và việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này.

+ Ban hành danh mục NHNT thế giới, NHNT Việt Nam

Một số nước trên thế giới ban hành danh mục các nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng và được bổ sung liên tục hàng năm (như Mỹ, Nhật…). Việc ban

hành danh mục các nhãn hiệu hàng hố nổi tiếng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tránh tình trạng tranh chấp phát sinh khi cùng một nhãn hiệu hàng hoá nhưng quốc gia này cơng nhận là nhãn hiệu hàng hố nổi tiếng, quốc gia khác lại không công nhận. Đây cũng là một văn bản cần thiết mà Việt Nam cũng cần xem xét để ban hành.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật liên minh Châu Âu và bài học kinh nghiệm cho vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)