Nguyên tắc bảo hộ và thời hạn bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật liên minh Châu Âu và bài học kinh nghiệm cho vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam (Trang 64 - 65)

tại Việt Nam

Việc bảo hộ NHNT ở Việt Nam được thực hiện dựa trên các nguyên tắc pháp lý cơ bản, bao gồm bảo hộ thông qua các điều ước quốc tế, bảo hộ trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại và bảo hộ khơng qua đăng ký.

Là thành viên của Công ước Paris, hiệp định TRIPS… Việt Nam có nghĩa vụ tuân thủ quy định của các điều ước quốc tế này về việc bảo hộ NHNT. Cũng như pháp luật Châu Âu, Việt Nam cũng đã nội luật hóa một số quy định của các điều ước quốc tế, như việc xác định khái niệm NHNT dựa trên Công ước Paris 1883, bảo hộ trên cơ sở công nhận không qua đăng ký hay việc bảo hộ tăng cường theo hiệp định TRIPS.

- Thời hạn bảo hộ NHNT:

Theo quy định của Nghị định 63/CP 1996 được bổ sung sửa đổi bởi Nghị định 06/2001/NĐ-CP) thì NHNT được bảo hộ vô thời hạn. Hiện nay, trong các văn bản mới như Luật SHTT 2005 hay Nghị định 103/CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về sở hữu công nghiệp… không quy định cụ thể. Tuy nhiên theo quy định của pháp luật quốc tế cũng như thực tế thực thi pháp luật về bảo hộ NHNT thì thời hạn bảo hộ NHNT là vô thời hạn, cho đến khi nhãn hiệu đó vẫn tồn tại và được công nhận là NHNT.

Tuy vậy cũng không loại trừ trường hợp một NHNT khơng được bảo hộ nữa. Đó là khi nhãn hiệu nổi khơng cịn nổi tiếng nữa, hay nói cách khác là khi các tiêu chí làm nhãn hiệu đó trở thành nổi tiếng khơng cịn trên thực tế hoặc nhãn hiệu đã trở thành tên gọi chung của một loại sản phẩm, dịch vụ nhất định (trường hợp này còn gọi là sự lu mờ nhãn hiệu).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật liên minh Châu Âu và bài học kinh nghiệm cho vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)