Hệ thống pháp luật EU về bảo hộ nhãn hiệu luôn chặt chẽ gắn liền với điều ước quốc tế như Công ước Paris, Hiệp định TRIPs, Thỏa ước Madrid… Các nguyên tắc và quy định của những công ước và hiệp định này là một bộ phận quan trọng của pháp luật Châu Âu và pháp luật của các quốc gia thành viên. Do vậy, về nguyên tắc, việc bảo hộ NHNT ở EU trước hết phải tuân thủ và thống nhất với các quy định và nguyên tắc của các điều ước đó. Điều này thể hiện rõ trong các văn bản quy định về vấn đề NHNT của EU như Quy chế Nhãn hiệu Cộng đồng, trong quy định về bảo hộ NHNT có liên hệ đến công ước Paris, hay trong hoạt động của tổ chức đăng ký nhãn hiệu OHIM đều chú ý đến các điều ước quốc tế và lấy đó làm cơ sở pháp lý cho các quyết định của mình.
Là thành viên của Cơng ước Paris, EU tuân thủ rất chặt chẽ các quy định về NHNT của Công ước, những quy định của Công ước bên cạnh việc được áp dụng trực tiếp cịn được nội luật hóa trong quá trình xây dựng pháp luật. Quy chế Nhãn hiệu hàng hóa Cộng đồng năm 1993, đã xác định NHNT theo nghĩa của từ "nổi tiếng" được sử dụng tại điều 6bis của Công ước Paris. Phạm vi bảo hộ quy chế cũng chỉ rõ: NHNT được bảo vệ để chống lại nhãn
hiệu các hàng hóa trùng hoặc tương tự và được bảo vệ trước những nhãn hiệu có khả năng gây nhầm lẫn với NHNT. Điều này cũng tương tự những quy định của Công ước Paris: Các nước thành viên của Liên minh có trách nhiệm từ chối hoặc huỷ bỏ đăng ký, ngăn cấm việc sử dụng nhãn hiệu mà nhãn hiệu đó là sự sao chép, bắt chước, biên dịch và có khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được cơ quan thẩm quyền của nước đăng ký hoặc sử dụng coi là nhãn hiệu nổi tiếng tại nước đó cho hàng hố giống hoặc tương tự.... Ngồi ra trong thực tiễn bảo hộ NHNT, EU cũng rất tuân thủ một quy định khác của Công ước Paris:
Điều 6 bis Công ước Paris phải được áp dụng cả đối với những hàng hoá hoặc dịch vụ khơng tương tự với hàng hố, dịch vụ của nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng như vậy có thể gây hiểu lầm về mọi liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng và gây tổn hại đến lợi ích của chủ nhãn hiệu nổi tiếng [9].
Những quy định về NHNT tại điều 16 của Hiệp định TRIPs cũng được tuân thủ chặt chẽ trong thực tiễn bảo hộ của EU, đưa việc bảo hộ nhãn hiệu này lên một mức cao hơn và cụ thể hơn. Thứ nhất, việc bảo hộ không chỉ giới hạn ở nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng mà áp dụng cho cả nhãn hiệu dịch vụ nổi tiếng. Thứ hai, việc xác định nhãn hiệu có nổi tiếng hay khơng phải xem
xét danh tiếng của nhãn hiệu đó trong bộ phận cơng chúng có liên quan, kể cả danh tiếng tại nước thành viên tương ứng nhờ hoạt động quảng cáo nhãn hiệu.
Thứ ba, một nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với NHNT có thể coi là xâm phạm
nhãn hiệu này kể cả trường hợp hàng hóa, dịch vụ được sử dụng khơng trùng với hàng hóa, dịch vụ của NHNT nếu có nguy cơ làm hiểu lầm là có sự liên quan với chủ NHNT và có nguy cơ gây tổn hại cho chủ thể này.