Khái niệm và tiêu chí xác định nhãn hiệu nổi tiếng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật liên minh Châu Âu và bài học kinh nghiệm cho vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam (Trang 59 - 61)

Khái niệm NHNT được đề cập đầu tiên là trong Nghị định số 06/2001/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 63/NĐ-CP năm 1996 quy định chi tiết về sở hữu cơng nghiệp thì vấn đề NHNT mới được quy định. Theo quy định tại Điểm 8b, Điều 2 của Nghị định này thì NHNT được quy định như sau: "Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu hàng hoá được sử dụng liên tục cho sản phẩm, dịch vụ có uy tín khiến cho nhãn hiệu được biết đến một cách rộng rãi". Đây có thể được coi là q trình nội luật hoá các quy định của điều ước quốc tế vào các văn bản pháp luật Việt Nam đồng thời cũng đánh dấu một bước tiến trong quá trình xây dựng các quy phạm pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền SHTT nói chung và NHNT nói riêng. Tuy nhiên, định nghĩa trên chỉ nêu ra một khái niệm mang tính khái quát đã được đề cập trong các văn bản mang tính quốc tế và có một số vấn đề bất cập như sau: Thứ nhất,

nhãn hiệu được biết đến một cách rộng rãi nhưng rộng rãi đến mức nào, hay nói cách khác, luật đã khơng xác định phạm vi nổi tiếng. Thứ hai, luật đề ra

định nghĩa nhưng lại khơng xác định các tiêu chí để phân định nhãn hiệu là nổi tiếng hay không. Điều này đã gây những khó khăn cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu chứng nhận và được bảo hộ NHNT. Chính vì vậy, nghị định này có hiệu lực từ năm 2001 nhưng hầu như khơng có giá trị áp dụng.

Để khắc phục các nhược điểm nêu trên, Luật SHTT 2005 ra đời có quy định mới liên quan đến NHNT và đưa ra các tiêu chí cơng nhận NHNT. Theo quy định tại điểm 20, Điều 4 Luật SHTT thì NHNT được định nghĩa

như sau: "Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam".

Quy định nêu trên đã khắc phục được nhược điểm của định nghĩa NHNT trong Nghị định 06, thứ nhất định nghĩa này đã đưa ra phạm vi nổi tiếng, có nghĩa là trên tồn lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên việc quy đinh phạm vi này sẽ rút ra một hệ quả, nếu một nhãn hiệu rất nổi tiếng trên thế giới mà người tiêu dùng Việt Nam khơng biết đến, thì nhãn hiệu này sẽ không được coi là nổi tiếng theo quy định của pháp luật Việt Nam. Thứ hai, để khắc phục sự thiếu sót của Nghị định 06, lần đầu tiên Luật đã đưa ra các tiêu chí để cơng nhận một NHNT. Điều 75 của Luật SHTT 2005 quy định các tiêu chí xác định một NHNT là:

- Số lượng người tiêu dùng liên quan đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo

- Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành

- Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp

- Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu

- Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu - Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu

- Số lượng quốc gia công nhận NHNT

- Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầutư của nhãn hiệu... [24].

Trên đây là những tiêu chí để được xem xét khi đánh giá một NHNT, có thể khẳng định đây là một bước tiến trong việc quy định pháp luật về

NHNT. Đây là những quy định mở, dựa vào các tiêu chí này các tổ chức, cá nhân sẽ thu thập các chứng cứ liên quan đến quá trình sử dụng của nhãn hiệu để yêu cầu các cơ quan chức năng xem xét, đánh giá. Cũng cần phải lưu ý rằng, ngồi các tiêu chí nêu trên, nếu tổ chức, cá nhân có các chứng cứ khác, có thể cung cấp để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét, đánh giá nhãn hiệu.

Tuy nhiên qua xem xét các tiêu chí nêu trên, chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy rất nhiều các quy định mang tính chất định lượng: số lượng các quốc gia, số lượng người tiêu dùng... Vấn đề đặt ra ở đây là khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét một nhãn hiệu có phải là nổi tiếng khơng thì các tổ chức, cá nhân cần phải cung cấp số lượng bao nhiêu quốc gia mà nhãn hiệu đã được đăng ký, 30, 50 hay 70, vấn đề tương tự cũng đặt ra đối với số lượng người tiêu dùng. Nếu ở các quốc gia khác theo hệ thống luật Anh Mỹ, thì những quy định này thường được áp dụng dựa vào án lệ. Tuy nhiên, do đặc thù của hệ thông luật Việt Nam, không thừa nhận án lệ như một nguồn gốc của luật. Vậy có lẽ cần ban hành Thơng tư điều chỉnh về vấn đề này để dễ dàng áp dụng pháp luật trong thực tiễn. Bên cạnh đó, có sự mâu thuẫn giữa quy định trong điểm 6 điều 75 về số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu và quy định tại điểm 20, Điều 4, Luật SHTT. Định nghĩa tại Điều 4 chỉ yêu cầu NHNT chỉ cần được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên tồn lãnh thổ Việt Nam trong khi tiêu chí cơng nhận lại nêu số lượng quốc gia.

Có thể thấy, có rất nhiều văn bản pháp luật quy định về khái niệm cũng như tiêu chí xác định NHNT tại Việt Nam, mặc dù các văn bản ra đời sau có nhiều tiến bộ, mang tính ứng dụng trong thực tiễn hơn các văn bản trước nhưng vẫn không thể tránh khỏi tính trạng chồng chéo, khơng thống nhất, điều này cũng góp phần ảnh hưởng đến việc xác lập quyền sở hữu NHNT tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật liên minh Châu Âu và bài học kinh nghiệm cho vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)