cũng như thực tiễn hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, pháp luật cần có những quy định rõ ràng, cụ thể và dễ dàng áp dụng hơn trong thực tiễn.
3.1.5. Một số vụ việc thực thi quyền bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam Việt Nam
Khi tình trạng xin bảo hộ cho các nhãn hiệu "ăn theo" những tên tuổi lớn trên thế giới đang trở thành xu hướng ở Việt Nam, cũng có rất nhiều những đơn đăng kí bảo hộ nhãn hiệu từ phía các doanh nghiệp Việt Nam xâm phạm đến các NHNT trên thế giới nhưng đã bị Cục SHTT từ chối. Như trường hợp một hãng kẹo tại TP.HCM xin đăng ký nhãn hiệu kẹo Honda nhưng Cục từ chối cấp đăng ký vì nếu đặt tên trùng sẽ khơng tránh khỏi gây ra khả năng nhầm lẫn đó là sản phẩm của hãng Honda Nhật Bản.
Bên cạnh đó cũng rất nhiều những trường hợp các cơng ty nước ngồi vào Việt Nam xin đăng ký bảo hộ nhãn hiệu những đã bị từ chối vì có hành vi xâm phạm đến các NHNT khác như:
Năm 1992, Cục Sở hữu công nghiệp (nay là Cục Sở hữu trí tuệ) đã bác bỏ đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hố "McDonald’s" của một cơng ty Australia cho các sản phẩm đồ ăn nhanh, dịch vụ ăn uống và các nhóm sản phẩm khác. Cục có đủ thơng tin để khẳng định nhãn hiệu "McDonald’s" là nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới cho đồ ăn nhanh và dịch vụ ăn nhanh của Công ty McDonald’s Corporation (Hoa Kỳ) mặc dù Công ty này chưa từng đăng ký và sử dụng nhãn hiệu trên tại Việt Nam.
Năm 1993, Cục Cục Sở hữu công nghiệp đã xem xét và quyết định hủy bỏ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá số 4854 cấp cho OPHIX GROUP (Australia) đối với nhãn hiệu "Pizza Hut" trên cơ sở đơn khiếu nại của Công ty Pizza Hut International, LLC (Hoa Kỳ). Công ty Hoa Kỳ đã chứng minh được sự nổi tiếng của các nhãn hiệu của mình, mặc dù chưa được đăng ký bảo hộ cũng như chưa từng sử dụng ở Việt Nam.
Năm 1998, Cục Cục Sở hữu công nghiệp đã từ chối đơn đăng ký nhãn hiệu "MILIKET" của một cơ sở thuộc thành phố Hồ Chí Minh cho sản phẩm vở học sinh vì dễ dàng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu mì "MILIKET" của công ty thực phẩm quận 5 [19].