Xây dựng hệ thống văn bản pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng mang tính thống nhất, đồng bộ và lâu dà

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật liên minh Châu Âu và bài học kinh nghiệm cho vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam (Trang 73 - 74)

nổi tiếng mang tính thống nhất, đồng bộ và lâu dài

Các quy định pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa nói chung và NHNT nói riêng ở cộng đồng châu Âu được ghi nhận chủ yếu trong hai văn bản pháp luật quan trọng được ban hành từ rất lâu là Văn bản hướng dẫn đầu tiên năm 1988, 104/89/EEC về hài hịa pháp luật về nhãn hiệu hàng hóa của các quốc gia và Quy chế của Hội đồng năm 1993, 40/94/EC về nhãn hiệu hàng hóa Cộng đồng. Mặc dù vậy đây vẫn là hai văn bản chính thức và liên quan trực tiếp đến pháp luật về nhãn hiệu hàng hóa. Hai văn bản này cho đến nay khơng chỉ vẫn có giá trị hiệu lực mà còn mang nhiều điểm tiến bộ và chưa phải sửa đổi gì nhiều. Mặc dù EU có sử dụng án lệ trong việc bảo hộ NHNT nhưng vẫn không làm ảnh hưởng đến sự đồng bộ, thống nhất trong các văn bản pháp luật nêu trên.

Trong khi đó ở Việt Nam việc ban hành văn bản pháp luật về bảo hộ NHNT là một quá trình và đến nay vẫn cịn nhiều điểm hạn chế và thiếu sót. Vấn đề NHNT lần đầu tiên được quy định là trong Nghị định số 06/2001/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 63/NĐ-CP năm 1996 quy định

chi tiết về sở hữu công nghiệp. Tuy nhiên việc xác lập quyền và thực thi quyền đối với NHNT trước khi có Luật SHTT ra đời là không hiệu quả do việc không nhất quán giữa các quy trình của pháp luật và quá trình thực thi. Sau khi Luật SHTT ra đời vấn đề xác lập quyền đối với NHNT được quy định tại khoản 2, điều 6 của Nghị định 103/CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về sở hữu công nghiệp. Mặc dù sau khi ban hành nghị định này, công tác thực thi quyền đối với NHNT trở nên hiệu quả hơn và sau đó nghị định 105/2006 ra đời tiếp tục có những quy định chi tiết về việc bảo hộ NHNT. Tuy nhiên trên thực tế việc có nhiều văn bản pháp luật quy định về vấn đề này tạo nên tính rườm rà, khơng thống nhất, đồng bộ trong vấn đề bảo hộ NHNT của pháp luật Việt Nam. Yêu cầu cần đặt ra phải xây dựng một hệ thống pháp luật về nhãn hiệu nói chung và NHNT nói riêng mang tính đồng bộ, khách quan, thống nhất như pháp luật EU đã xây dựng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật liên minh Châu Âu và bài học kinh nghiệm cho vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)