vùng dân tộc Cơ Tu tỉnh Quảng Nam hiện nay
Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 5 BCHTW (khóa VIII) đã đề ra phương hướng chung về phát triển sự nghiệp văn hóa nước ta là: Phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nghị quyết cũng khẳng định làm cho văn hóa thấm
sâu vào tồn bộ đời sống xã hội, vào từng người, từng gia đình, tập thể và cộng đồng từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo cho đất nước ta có đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Nghị quyết Trung ương V khoá VIII của Đảng ta cũng nêu lên 5 quan điểm chỉ đạo, 10 nhiệm vụ cụ thể và 4 giải pháp lớn để thực hiện các phương hướng, mục tiêu nêu trên. Trong đó có giải pháp phát động phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hố ở khu dân cư”, huy động mọi nguồn
lực nhân dân và cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương từ trong Đảng, đến các cơ quan Nhà nước, các đồn thể ra ngồi xã hội tích cực hưởng ứng tham gia phong trào.
Nghị quyết nêu rõ phong trào: “Toàn dân đồn kết xây dựng đời sống
văn hố” bao gồm các phong trào như người tốt, việc tốt, uống nước nhớ
nguồn, đền ơn đáp nghĩa, xố đói giảm nghèo, xây dựng gia đình văn hố, phường, xã, thơn, bản làng văn hố, tồn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư... và toàn bộ các phong trào ấy đều hướng vào nội dung thi đua yêu nước, tất cả vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh, trong đó cần chú trọng các nội dung cụ thể sau:
- Xây dựng chương trình hoạt động thông tin cổ động để thường xuyên đưa tiếng nói của Đảng và Nhà nước đến với nhân dân, đồng thời phản ánh những ý kiến của quần chúng nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
- Xây dựng phong trào sáng tác và biểu diễn văn nghệ quần chúng rộng rãi để quần chúng nhân dân trực tiếp tham gia vào việc hưởng thụ và sáng tạo văn hóa.
- Xây dựng phong trào đọc sách báo và xây dựng các thư viện, phòng đọc sách báo ở cơ sở.
- Xây dựng nếp sống văn hóa mới, gia đình văn hóa mới.
- Giáo dục truyền thống dân tộc và truyền thống cách mạng thông qua việc xây dựng hệ thống bảo tàng, nhà truyền thống và các khu di tích lịch sử văn hóa.
- Xây dựng hệ thống nhà văn hóa, các câu lạc bộ để thu hút mọi đối tượng đến tham gia theo sở thích và các nhu cầu của từng nhóm xã hội.
Như vậy, việc xác định nội dung xây dựng đời sống văn hóa (ĐSVH) cịn tùy thuộc vào yêu cầu thực tiễn xây dựng văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội. Căn cứ vào yêu cầu thực tiễn và tiếp cận ở góc độ lý luận để xem xét đời sống văn hóa và mơi trường văn hóa, các hoạt động văn hóa là điều kiện để xác định nội dung xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, bao gồm các mặt chủ yếu sau:
- Xây dựng con người văn hóa; - Xây dựng gia đình văn hóa;
- Xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh trong cộng đồng dân cư; - Xây dựng mơi trường văn hóa, tổ chức khuyến khích mọi người cùng tham gia sáng tạo văn hóa;
- Củng cố, hồn thiện các thiết chế văn hóa ở cơ sở [23, tr.116].
Điều đáng lưu ý là dù tiếp cận ở góc độ nào đi chăng nữa thì mục đích của việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở vẫn là xây dựng một mơi trường văn hóa lành mạnh, một chỉnh thể đời sống văn hóa vừa tiên tiến, vừa đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó có các dân tộc thiểu số, từ môi trường ấy tạo ra lớp người có văn hóa, một chủ thể sáng tạo mới, có tác động trực tiếp để thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội. Cho nên, trong các nội dung đó, xây dựng con người có văn hóa và gia đình văn hóa, xây dựng mơi trường văn hóa là nhiệm vụ trọng tâm. Mục đích nhằm xây dựng con người có chuẩn mực về đạo đức, lối sống, có năng lực và thể chất tốt.
Xây dựng đời sống văn hóa vùng đồng bào dân tộc Cơ Tu còn là việc xây dựng các thiết chế văn hóa xã hội, bao gồm nhà văn hóa (nhà Gươl), các câu lạc bộ, thư viện, trường học, trạm y tế, sân vận động... góp phần tạo nên mơi trường, cảnh quan văn hóa mới ở miền núi, góp phần xây dựng giữa truyền thống và hiện đại trong cảnh quan văn hóa nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc của từng vùng miền.
Xây dựng đời sống văn hóa, nhằm phát huy quyền làm chủ của các dân tộc thiểu số nói chung trong đó có dân tộc Cơ Tu nói riêng trong việc phổ
biến, sáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn hóa, nghệ thuật tiên tiến, tạo dựng một lối sống mới, bổ sung những phong tục, tập quán, lễ hội tốt đẹp vừa đậm đà bản sắc dân tộc văn hóa Cơ Tu, vừa phù hợp với trào lưu văn hóa tiến bộ của dân tộc Việt Nam và của cả nhân loại trên thế giới.
Sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồng bào Cơ Tu tỉnh Quảng Nam gắn bó với việc xây dựng đời sống văn hóa có ý nghĩa rất đặc biệt quan trọng. Xây dựng đời sống văn hóa mới sẽ làm thay đổi những quan niệm, từ những nhận thức của bà con người Cơ Tu với tư duy cũ sang tư duy mới, chuyển từ tư duy của nền sản xuất tự cung, tự cấp, du canh du cư với nếp sống, nếp nghĩ lạc hậu chuyển sang lĩnh vực sản xuất hàng hóa theo hướng cơ chế thị trường, nền sản xuất ấy phải mang tính năng động, tích cực trong khai thác mọi nguồn lực trí tuệ, tài năng vốn có, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách khoa học, công nghệ để phát triển sản xuất hàng hóa. Xây dựng đời sống văn hóa cịn trực tiếp góp phần sáng tạo ra lực lượng sản xuất mới, vừa xóa bỏ được cái cũ lạc hậu, lỗi thời, vừa xây dựng cái mới hiện đại trong mọi mặt của đời sống kinh tế vùng đồng bào các dân tộc trong đó có dân tộc Cơ Tu.
Xây dựng đời sống văn hóa được coi như bước đi ban đầu trong q trình xây dựng nền văn hóa mới ở vùng dân tộc Cơ Tu tỉnh Quảng Nam. Đó là cơng việc xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng để tiến hành các hoạt động văn hóa, giáo dục, mở mang dân trí, bồi dưỡng tình cảm, đạo đức, lối sống, giáo dục thẩm mỹ và tổ chức các hoạt động văn hóa trong thời gian nhàn rỗi. xây dựng đời sống văn hóa nhằm phát huy quyền làm chủ của các dân tộc thiểu số trong đó có dân tộc Cơ Tu trong việc sáng tạo, phổ biến và hưởng thụ các giá trị văn hóa, nghệ thuật tiên tiến, tạo dựng một lối sống mới, bổ sung những phong tục, tập quán, lễ thức tốt đẹp mang yếu tố đậm đà bản sắc dân tộc, bên cạnh văn hóa truyền thống của người Cơ Tu, vừa phù hợp với trào lưu chung của nền văn hóa tiến bộ của cả dân tộc và nhân loại trên thế giới.
Xây dựng đời sống văn hóa phát triển theo hướng văn minh, tiến bộ, bà con người Cơ Tu sẽ được cung cấp những tri thức, kinh nghiệm từ nền sản
xuất tự cung, tự cấp, dựa trên cơ sở thể lực và công cụ thô sơ, sang nền sản xuất hàng hóa nhiều thành phần và hơn nữa người Cơ Tu sẽ chuyển sang nền cơ chế thị trường. Phát triển văn hóa gắn kết với phát triển kinh tế - xã hội, sẽ góp phần xóa đói giảm nghèo, thực hiện tiến bộ và cơng bằng xã hội, phát huy tính dân chủ ở vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có người Cơ Tu sinh sống. Văn hóa góp phần làm lành mạnh hóa các mối quan hệ xã hội, chống các hiện tượng tiêu cực của kinh tế thị trường, các hiện tượng phản văn hóa xâm nhập vào trong đời sống văn hóa tinh thần của vùng đồng bào dân tộc Cơ Tu, xây dựng đời sống văn hóa tốt, sẽ góp phần rút ngắn dần khoảng cách phát triển giữa các dân tộc, giữa miền núi với miền xi, góp phần đưa cuộc sống của đồng bào các dân tộc cùng chung sống trên đất nước ta thoát khỏi sự tụt hậu so với khu vực và trên thế giới.
Đời sống người Cơ Tu ngày nay đang đổi mới một cách nhanh chóng, đã từng bước dần dần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi, mở rộng sản xuất, biết sử dụng các loại máy móc cơ giới vào trong sản xuất, biết áp dụng các tiến bộ khoa học- kỹ thuật, từng bước chuyển dần nền sản xuất theo lối tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa. Đã xuất hiện nhiều hộ gia đình có thu nhập cao và giàu có. Đồng bào đã ổn định dần đời sống định cư, sự giao lưu văn hóa và kinh tế giữa các dân tộc anh em đã làm cho người Cơ Tu phát triển khơng ngừng, vừa giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, vừa tiếp thu những giá trị tinh hoa của văn hóa mới, của đời sống hiện đại một cách nhanh chóng, từng bước đưa dân tộc Cơ Tu ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam phát triển nhanh chóng, hịa nhập chung vào sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tiểu kết chương 1
Luận văn đã góp phần làm rõ khái niệm, quan niệm liên quan đến đời sống văn hóa, như định nghĩa về văn hóa và đời sống văn hóa, vai trị của việc xây dựng đời sống văn hóa đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của người Cơ Tu ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam. Luận văn cũng khái quát đơi nét
về tình hình đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội và quá trình hình thành, phát triển của người Cơ Tu ở các huyện miền núi Tây Giang, Nam Giang và Đơng Giang, nơi có người Cơ Tu sinh sống. Các khái niệm được trình bày ở chương 1 là cơ sở nhằm xác định khung lý thuyết để luận văn tiến hành khảo sát thực trạng đời sống văn hóa dân tộc Cơ Tu qua các huyện miền núi Tây Giang, Nam Giang và Đông Giang tỉnh Quảng Nam hiện nay.
Chương 2