Nghệ thuật người Cơ Tu tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu Về xây dựng và phát triển nền văn hóa việt nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc (Trang 52 - 62)

- Về hơn nhâ n gia đình: Đồng bào Cơ Tu không ngăn cấm khắc khe

2.1.3.3. Nghệ thuật người Cơ Tu tỉnh Quảng Nam

Người Cơ Tu có một kho tàng các giá trị văn hóa, văn nghệ dân gian đặc sắc trong đó phải kể đến là truyện cổ, tục ngữ, dân ca nói lý, hát lý, hát đối đáp, giao duyên..., các loại nhạc cụ nhất là cồng chiêng, trống với nhiều chủng loại khác nhau. Đặc biệt là điệu dân vũ Tung tung - za zá (múa nam- múa nữ) đã được nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đây là một kiệt tác dân vũ độc đáo mà khơng phải dân tộc nào cũng có được.

- Tung tung là điệu múa dành cho nam giới, không gian thể hiện là những lễ hội đâm trâu, bỏ mả, kết nghĩa, mừng thắng lợi (trong nông nghiệp, lẫn chiến đấu bảo vệ dân làng). Người tham gia múa thường trang bị như những chiến binh, trang phục gọn gàng nhưng vẫn rực rỡ với tấm khố và tấm choàng truyền thống, trên đầu bịt khăn và tóc được trang trí lơng chim, nanh

lợn rừng, tay trái cầm khiêng và tay phải cầm giáo hoặc lao. Động tác múa ở đây thể hiện sự mạnh mẽ, dứt khoát, nhưng vẫn cho thấy sự uyển chuyển và linh động. Động tác thường đi theo nhịp trống, nhịp nhàng, thuần thục, cùng lúc và hướng về phía trước.

- Za zá là loại hình dành riêng cho nữ “Người đàn bà múa” là một biểu thị vật chất hóa linh hồn con người, người múa có năng khiếu diễn tả uyển chuyển và nhịp nhàng thế nào đi nữa cũng phải bảo đảm một số nguyên tắc, đó là: nhón cao, di chuyển trên các đầu ngón chân, cánh tay sãi ngang vai, khuỷu tay vng góc với cánh tay và lịng bàn tay ngữa, ngón chìa ra. Thân phải tự xoay quanh mình đồng thời phải nhập đội hình di chuyển theo ngược chiều kim đồng hồ. Các động tác ấy được người Cơ Tu ở đây ví như điệu nhảy của con chim T’ring. T”ring là giống chim được người Cơ Tu rất hâm mộ và ưa chuộng không chỉ ở chiếc mỏ dài, bộ lông sặc sỡ, mà đặc điểm ở đấy là chúng thường chỉ sống ở trên rừng theo từng cặp trống mái.

Kho tàng văn học dân gian của người Cơ Tu rất phong phú và đa dạng với nhiều thể loại: truyện cổ tích, thần thoại, truyền thuyết, ngụ ngơn, ca dao tục ngữ….. Ngồi ra, cịn có thể kể một số thể loại truyện dài, khi sử dụng cả nhạc điệu, vừa kể vừa ngâm mà có thể xem như trường ca. Cũng như các dân tộc thiểu số khác trên đất nước Việt Nam chưa có chữ viết nên việc lưu truyền lại văn học dân gian của người Cơ Tu đều do truyền miệng. Nhiều thế hệ đã qua đi nên khối lượng cũng như nội dung ít nhiều bị mất mát, thất truyền. Tuy nhiên, vốn bản chất của nền văn học dân gian, cái cốt lõi, cái tinh túy đầy bản sắc dân tộc khơng bao giờ bị mất đi ngun bản của nó.

Mảng truyện cổ người Cơ Tu phong phú về số lượng, chủng loại mà theo người già Cơ Tu cho biết có đến hàng trăm câu chuyện khác nhau mà nói theo cách nói của họ “đếm khơng hết chuyện, nhớ không hết chuyện”. Thế nhưng cho đến nay việc sưu tầm, biên soạn và xuất bản chưa được bao nhiêu. Thời gian trước ngày giải phóng hồn tồn miền Nam 1975, qua một số cán bộ người Cơ Tu tập kết ra học tập ở miền Bắc, một số tác giả đã sưu tầm được

một số câu chuyện và đã được nhà xuất bản văn hóa giới thiệu. Sau ngày giải phóng Sở Văn hóa - Thơng tin tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng đã quan tâm đến việc sưu tầm, biên soạn và đã giới thiệu được một số truyện cổ Cơ Tu. Năm 1992, Nhà xuất bản Đà Nẵng đã cho xuất bản tập truyện cổ Cơ Tu do tác giả Nguyễn Tri Hùng sưu tầm và biên soạn. Nhìn lại việc phát huy cái vốn quí giá này chưa được bao nhiêu so với kho tàng truyện cổ Cơ Tu vốn có. Moon, Xin xua - Plople hay đi tri - Loong ahay là hình thức kể chuyện cổ tích của người Cơ Tu. Nhiều câu chuyện kể có âm điệu, nội dung rất đặc sắc, người kể hết nội dung phải tốn nhiều đêm liền giống như là khan (Trường ca) của

người Êđê, Bana ở Tây Nguyên. Rất tiếc là loại hình này chưa được nghiên cứu nhiều để có thể đi đến kết luận xác đáng. Truyện cổ Cơ Tu thể hiện những tính cách của con người và xã hội Cơ Tu từ thời xa xưa, từ một xã hội khi chưa có giai cấp, phương thức sản xuất ngun thủy trong đó tình u thương giữa con người với con người, lao động chân chính được đề cao. Qua truyện cổ Cơ Tu, chúng ta thấy được cái cốt lõi của đời sống và xã hội cũng như cội nguồn lịch sử của người Cơ Tu lúc bấy giờ. Truyện cổ Cơ Tu chứa đựng nhiều tài liệu quý có nhiều lý thú về đặc điểm hơn nhân gia đình, về nguồn gốc dịng họ, về mối quan hệ giữa người giàu với người nghèo, về mối quan hệ giữa người Cơ Tu với người Kinh - vùng miền núi với đồng bằng, về giá trị, biểu hiện nhân sinh quan của người Cơ Tu. Có thể nói ở truyện cổ ta tìm thấy rất nhiều cứ liệu có tính khoa học.

Dân ca, tục ngữ, ca dao: Dân ca - hát dùng cho nam giới gồm có hát

Bhnooch là thể loại rất phổ biến, được người Cơ Tu thể hiện rất nhuyễn, rất linh hoạt, sáng tạo của các thời kỳ trước đây cũng như thời kỳ chống Mỹ cứu nước để cũng cố khối đoàn kết dân tộc, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng và động viên đấu tranh chống địch đều thông qua làn điệu hát Bhnooch này. Hát là dùng vào mục đích làm cho con người hiểu thêm những gì mình chưa hiểu, cịn thắc mắc. Hát Bhnooch trở thành thể thơ kiến tạo biểu hiện qua giọng ngâm. Hát Cơlêếng, hát trong dịp đám ma có tiếng trống nhịp theo,

ca ngợi thành tích và thương tiếc người quá cố. Hát Chơchăp - Calơi, dùng hát “lý” có trống chiêng trong dịp lễ hội đâm trâu, ca ngợi công lao của con trâu và sự hy sinh của con trâu đối với thần linh. Ngồi ra cịn có hát Cơlâu (hát khóc) dùng cho cả nam lẫn nữ. Hát dùng cho nữ giới, điệu Bhabhooch để tỏ tình yêu, nhớ người yêu đi xa - hát ru con. Điệu Ch xur nội dung mến thương người tài giỏi, săn bắn và lao động giỏi, hát ru... Trong các ngày hội, ngày lễ, đều có sự giao duyên nam nữ thông qua làn điệu dân ca. Nhưng việc giao dun lại có thể có những hình thức độc lập - Nam nữ chuyện trị với nhau bằng lời nói vẫn thổ lộ tâm tư qua aben hay đàn 2 dây. Phần lớn tác phẩm nảy sinh tức thời ngay trong lúc các hoạt động đang xảy ra. Nhưng văn học dân gian mà tồn tại và phát triển được chủ yếu vẫn là phương thức truyền miệng và bao giờ cũng gắn chặt với đời sống xã hội. Không thể biết ai là người khai sinh ra các làn điệu hát của nam giới Cơ Tu, cịn các làn điệu của nữ giới thì theo truyền thuyết người khai sinh ra nó là bà Nuh ở thơn Cr nươi cổ xưa. Trước sự đất mất, nhà tan, chồng con, dân làng chết do hoạ xâm lăng. Từ đó, bà Nuh cứ đi như người mất trí, tiếng hát của bà vang khắp núi rừng. Người phụ nữ Cơ Tu có điệu hát Bha bhooch từ đây.

* Phong tục tín ngưỡng

- Tang ma: Đồng bào Cơ Tu phân biệt hai trường hợp chết: Chết tốt là chết do đau ốm, già yếu. Chết xấu là chết đột ngột do bị cọp vồ, cây đè, đá lăn hoặc người phụ nữ chết do sinh đẻ hoặc những người bị giẫm chông, trúng tên đạn mà chết, đều gọi là chết xấu.

Đối với người chết tốt, người chết được quàng tại nhà, quan tài được làm từ một thân cây lớn, cưa dọc khoảng 1/3 để làm nắp, phần còn lại được khoắc rỗng để đặt thi thể vào. Loại cây gỗ làm quan tài là những loại cây bền, chắc lâu mục, thường là cây xgiêl, cây hơnghê. Khi cha mẹ già yếu, những người con trai vào rừng tìm cây, đẵn mang về làng và tự đẽo lấy thành quan tài, để sẵn trong nhà, dành cho cha mẹ khi qua đời. Những người khéo tay và có nhiều thời gian thì gia cơng chạm khắc vào nắp quan tài hình đầu trâu ở hai

đầu nắp quan tài và một số hoa văn, hình ảnh trang trí khác dọc theo nắp. Sau khi có người chết, gia đình đánh nhiều hồi phèng la như để báo hiệu cho mọi người trong làng cùng biết. Gia đình cũng soạn lễ ra cúng. Lễ cúng đơn giản nhất là cơm, trứng gà hoặc gà trống luộc, gia đình giàu có thì mỗ heo, hoặc bò, trâu để cúng, đồng thời cũng là để đãi đằng những người trong làng đến giúp việc tang. Những ngày người chết được quàng tại nhà, gia đình dọn cơm cúng ngày ba bữa và mang các thứ tư trang quen dùng hàng ngày của người chết đem đặt bên quan tài, dọn cả thuốc hút, nước trà như thể dọn cho người sống. Trong những ngày tang, thỉnh thoảng người ta đánh những hồi chiêng trống dài và đặc biệt những khi khóc than, kể lễ, người ta dùng trống đệm nhịp, gọi là điệu cơlêêng (kể lể). Lời hát kể lể than vãn kèm theo điệu trống nghe buồn não ruột. Người chết có thể được quàng tại nhà một vài ngày, khơng thấy có quy định gì đáng kể. Sau đó được khiêng ra rừng chơn. Người Cơ Tu thường chơn cất ở phía sườn núi thoai thoải về phía tây. Đầu đặt cao hơn chân, để mặt nhìn về hướng mặt trời lặn. Người Cơ Tu rất kiêng nếu đào huyệt gặp hang con lúi hoặc gặp tổ mối. Họ cho rằng nếu chọn vào chỗ đó thì sẽ có người chết tiếp theo, cho nên họ lại chọn chỗ đất khác để đào huyệt. Khi sắp chôn quan tài xuống huyệt, người ta vãi gạo ra bốn phương, miệng cầu xin các loại thần, các loại ma hãy phù hộ cho mọi điều tốt đẹp. Người Cơ Tu quan niệm cho rằng hồn người chết vẫn tiếp tục sinh hoạt như hồi còn sống, nên thường đặt trên nấm mồ nhiều thứ cần thiết cho sinh hoạt hằng ngày. Người chết là nam giới thì trên mồ có thể có đặt chiêng, ché, mền, khố, tên, ná.. là nữ giới thì thường đặt các loại quần áo, nồi niêu, chén bát, hạt cườm. Người Cơ Tu khơng có giỗ kỵ hàng năm, cũng khơng thăm mộ. Nói chung người Cơ Tu khơng thích tiếp xúc nhiều với thế giới các loài ma. Họ muốn các con ma ở n ngồi rừng, khơng vào nhà địi hỏi, quấy phá. Do đó, sau khi chơn cất người chết trên đường trở về, người ta không bao giờ dám quay mặt ngó lui, có nhỡ bỏ quên vật dụng gì gần mộ cũng khơng giám quay lại để lấy. Họ nghĩ rằng nếu quay mặt lại, con ma sẽ đi theo mà về làng thì sẽ sinh

chuyện phiền tối. Tùy theo khả năng của gia đình, con cháu vài năm sau, người Cơ Tu có tập tục sửa mộ và cải táng đưa hài cốt người đã chết về huyệt mộ của dòng họ.. Việc sửa sang phần mộ hoặc dồn mộ diễn ra sau ngày chôn khoảng từ hai năm trở lên.

Đối với những trường hợp mà người dân tộc Cơ Tu cho là “chết xấu” (tức là chết trong khi sanh đẻ, bị tai nạn mà chết, bị chết bất ngờ, khơng có những triệu chứng bệnh tật...) thì hầu như khơng có nghi lễ gì cả. Người Cơ Tu khơng đem thi thể người chết xấu về nhà. Họ chỉ lẳng lặng đi chôn ở một nơi thật xa, thật vắng vẻ ở trong rừng, có khi khơng dùng quan tài. Người Cơ Tu rất sợ dính líu đến hồn ma của những người chết xấu. Cho nên đồ đạc của những người chết xấu thường đem chơn theo ln. Heo gà có khi giết sạch, cho làng ăn thịt. Người đi chơn có khi cịn ở lại ngủ trong rừng mấy ngày, khơng giám về nhà vì sợ ma xấu đi theo về làng quấy nhiễu. Gia đình có người chết xấu họ rất kiêng cữ, khơng dám đến chơi ở nhà khác, làng khác trong một thời gian dài.

Người Cơ Tu tin rằng thế giới chung quanh mình đều có thần linh, ma quỷ, tin vào sức mạnh, khả năng giúp đỡ, đem lại điều tốt lành cũng như gây hại cho con người của họ. Khi con người chết đi đồng bào tin rằng người chết sẽ về với thế giới ma nên người chết bình thường sẽ được chơn cất và sau hai đến ba năm sẽ cải táng dồn mồ vào một nhà mồ chung cho cả dòng họ, nhà mồ được dựng phần thân nhà như nhà ở với vật liệu bằng gỗ và có rất nhiều tượng gỗ cũng như các tác phẩm điêu khắc truyền thống khác; đối với người chết xấu là chết do tai nạn cây đè, đá đỗ, đâm, chém... thì sẽ đem chơn ở rừng sâu.

* Nguồn gốc của hình chim trên đầu hồi của Nhà làng người Cơ Tu

Hình chim hay gà rất nổi bật trên hai đầu hồi tròn mái nhà Gươl - nhà Làng- của tộc người Cơ Tu (gươl/ gưal/ gơl) gợi nhớ đến cả hai dạng nhà khắc trên trống Đơng Sơn cũng như các trang trí đầu hồi hình sừng bắt chéo trên mái nhiều ngôi nhà cổ truyền khác ở Đông - Nam Á.

Đặc biệt, hai dạng chim được người Cơ Tu khắc kĩ và đẹp nhất là chim grốc và chim tring (bồ cành/phượng hoàng đất?), được coi là hai dạng chim lớn nhất và được nhất đối với họ, nhưng càng ngày càng hiếm. Hai dạng chim này trơng khá giống nhau, đều có mỏ cong, dài, màu vàng pha đỏ, cánh và thân trắng, đầu và đi đen. Tuy nhiên, chim grốc có mỏ to và dài hơn, thường làm tổ trong những vòm cây cao, ln sống và bay từng đơi vợ chồng. Trong khi đó, chim tring là tổ ở các cây thấp hơn, sống và bay thành từng đàn. Chúng cũng có tiếng kêu nghe khác nhau…

Trên nóc nhà làng người Cơ Tu thường khắc hai dạng chim này thành một đơi, con đực trên, con cái dưới, nhưng có đi chung dài vút lên ở giữa. Trên cột lễ buột trâu hiến tế, cột giữa nhà làng hay ở cổng làng, hình hai chim được thể hiện từng đơi, đối xứng.

Cho đến nay, có nhiều cách lý giải rất khác nhau về hình chim này, coi đó là một lồi chim thiêng; loài chim mang hồn lúa, một biểu tượng âm dương, phồn thực, một biểu tượng cho sự cố kết cộng đồng; sự thể hiện ước mơ về cuộc sống hạnh phúc với tình chung thủy vợ chồng .v.v…. Khi nhìn thấy chim tring bay về phía mặt trời mọc, người Cơ Tu coi đó là những điềm tốt lành đến với dân làng…

* Nhà mồ và quan tài người Cơ Tu

Nhà mồ Cơ Tu thường được dựng ở khu nghĩa địa chung của làng hay dòng họ nằm ở khu rừng phía tây làng. Nhiều tộc người ở Việt Nam cũng có phong tục này từ quan niệm phương Tây, phía mặt trời lặn là phía của đêm tối và của người chết. Xưa kia, có những ngơi nhà mồ lớn chung để tới hàng chục quan tài nằm cạnh và chồng lên nhau.

Thông thường, nhà mồ ln là một hình ảnh của ngơi nhà người sống. Nhà mồ Cơ Tu, thuở xa xưa chắc giống nhà ở cũng có mái hồi trịn, nhưng sau đã dần chuyển thành dạng chỉ có một hoặc hai mái hình vng hay chữ nhật có 4 hay 6 cột chống. Trong khi đó, quan tài Cơ Tu vẫn có mặt cắt hình trịn hay bầu dục tương tự như nhà người sống. Coi hồn của những người chết

lành sẽ hóa thành thần tốt phù hộ, độ trì nhiều hơn cho người sống, cho con cháu, nếu được thờ cúng chu đáo, người Cơ Tu có một sự quan tâm đặc biệt tới quan tài và nhà mồ - ngôi nhà của những người này.

Mặc khác, độ lớn, đẹp của nhà mồ và quan tài khơng chỉ phản ánh vị trí của người chết mà cả lòng hiếu thảo, tài lực của cả dòng họ và gia đình, do đó là một dấu hiệu xã hội quan trọng. Chính các lí do đó giải thích một nhận

Một phần của tài liệu Về xây dựng và phát triển nền văn hóa việt nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc (Trang 52 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w