Phong trào tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa (theo tinh thần NQ TW5)

Một phần của tài liệu Về xây dựng và phát triển nền văn hóa việt nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc (Trang 62 - 65)

- Về hơn nhâ n gia đình: Đồng bào Cơ Tu không ngăn cấm khắc khe

2.2.1. Phong trào tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa (theo tinh thần NQ TW5)

Quảng Nam có khoản 25 dân tộc anh em cùng chung sống. Mỗi dân tộc đều có nền văn hóa truyền thống riêng hết sức độc đáo. Từ khi bước vào công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, nhất là hơn 17 năm trở lại đây, đời sống văn hóa (ĐSVH) của đồng bào các dân tộc tỉnh Quảng Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, việc thực hiện Nghị quyết TW 5 (khóa VIII) và kết luận Hội nghị TW 10 (khóa IX) về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trên địa bàn tỉnh được đẩy mạnh. Bản sắc văn hóa các dân tộc khơng những được bảo tồn mà cịn được phát huy, trở thành những yếu tố nội sinh quan trọng đối với việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và chống lại những luồng văn hóa độc hại, các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan. Bước vào thế kỷ 21, ngành Văn hóa- Thể thao & Du lịch tỉnh Quảng Nam tiếp tục chỉ đạo việc triển khai thực hiện Nghị quyết TW 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” với tinh thần làm cho văn hóa thấm sâu vào tồn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng trên địa bàn dân cư vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ của con người tạo ra đời sống sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển phục vụ đắc lực sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh tiến vững chắc lên CNXH. Sau Nghị quyết 5 khóa VIII (1998), các Chỉ thị, Nghị quyết, Kết luận của Đảng, Nhà nước ở Trung ương và địa phương về lĩnh vực văn hóa - thơng tin đã được quán triệt sâu sắc trong các cấp, các ngành, các đoàn thể nhân dân của tỉnh Quảng Nam tạo điều kiện và khí thế mới cho các hoạt động văn hóa, văn nghệ ngày càng đi vào cuộc sống, góp phần nâng cao nhận thức, củng cố lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước; làm thay đổi cách nghĩ, cách làm, đẩy lùi những tập tục lạc hậu, phịng, chống âm mưu “diễn biến hịa bình” của các thế lực thù địch, tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, giữ vững quốc phịng - an ninh trong mọi tình huống.

Thực hiện Quyết định số 235/QĐ-TTg ngày 23/11/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban chỉ đạo cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH), ngành văn hóa - thơng tin tỉnh Quảng Nam đã tham mưu cho UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo phong trào (TDĐKXDĐSVH) của tỉnh, Sở VHTT là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo phong trào, trong những năm qua, đã triển khai và xây dựng hàng trăm văn bản chỉ đạo, đã cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo của Trung ương, hướng dẫn cơ sở thực hiện có hiệu quả phong trào, đặc biệt là công tác xây dựng gia đình văn hóa, làng bản văn hóa.

Qn triệt thực hiện Chỉ thị 27/CT-TW:

Từ sau khi có Chỉ thị 27/CT-TW ngày 12/1/1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII), Chỉ thị 14/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 28/3/1998 về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và Chỉ thị 24/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19/6/1998 về việc xây dựng và thực hiện quy ước nếp sống văn hóa của làng, bản, thơn, cụm dân cư, đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc miền núi tỉnh Quảng Nam đã có những chuyển biến tích cực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhiều hủ tục lạc hậu từng bước được xóa bỏ, đồng thời góp phần xây dựng, bảo tồn, phát huy nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Trong việc cưới, việc tang và đã hạn chế những tiêu cực xã hội, các hủ tục lạc hậu; những thuần phong mỹ tục tốt đẹp của đồng bào các dân tộc Quảng Nam được phát huy và đã trở thành ý thức trong nếp sống văn hóa của từng người dân, từng bước quy định những chuẩn mực về trật tự kỷ cương trong việc cưới, việc tang và lễ hội… [63, tr.11-12].

Có thể nói kết quả của cuộc vận động phong trào “TDĐKXDĐSVH”, đã làm cho bộ mặt miền núi tỉnh Quảng Nam có nhiều thay đổi; sản xuất phát triển, đời sống kinh tế trong nhân dân từng bước khá dần lên, khơng cịn hộ

đói, hộ nghèo giảm. Nhiều hộ gia đình đã mua sắm được phương tiện nghe, nhìn và phương tiện đi lại đắc tiền. Ăn, ở hợp vệ sinh, con em trong độ tuổi đều được cắp sách đến trường, các tập tục lạc hậu dần dần được xóa bỏ, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao từng bước phát triển, nội bộ nhân dân đoàn kết tốt, chấp hành tốt các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Từ những thành cơng mang lại lợi ích thiết thực của phong trào xây dựng làng văn hóa, được Ban chỉ đạo các huyện, thành phố và các xã, thị trấn rút kinh nghiệm, tổ chức triển khai nhân rộng trên khắp địa bàn tỉnh.

Nhìn chung, đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân trong tỉnh được nâng lên một bước. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được tổ chức sôi nổi, phong phú, phát huy tác dụng trong việc giáo dục truyền thống, nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc.

Các đội thơng tin văn nghệ, chiếu bóng lưu động từng bước được thực hiện tốt hơn vai trị của mình với chức năng là tun truyền viên xung kích trên các mặt trận tư tưởng và văn hóa, trên mọi nẻo đường là cầu nối “Ý Đảng lòng dân”, phát hiện và biểu dương những nhân tố mới trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong việc đấu tranh phòng, chống tiêu cực, tham nhũng và các tệ nạn xã hội khác.

Một phần của tài liệu Về xây dựng và phát triển nền văn hóa việt nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w