Đối với ngành chủ quản Sở, Phịng Văn hóa-Thể thao Du lịch

Một phần của tài liệu Về xây dựng và phát triển nền văn hóa việt nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc (Trang 122 - 129)

- Về hơn nhâ n gia đình: Đồng bào Cơ Tu không ngăn cấm khắc khe

9 Môi trường

3.3.3. Đối với ngành chủ quản Sở, Phịng Văn hóa-Thể thao Du lịch

* Từ mơ hình tổ chức của ngành văn hóa-thơng tin- thể thao và du lịch, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch; Phịng Văn hóa-Thơng tin-Thể thao các huyện, thị, quận cần xây dựng quy chế về tổ chức và hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở.

* Kiện toàn Ban Chỉ đạo phong trào “TDĐKXDĐSVH” từ tỉnh đến cơ sở, đảm bảo hoạt động thường xuyên có hiệu quả.

* Quy định chế độ cho các hoạt động văn hóa- thơng tin ở vùng dân tộc thiểu số của tỉnh theo Đề án của ngành Văn hóa- Thơng tin- Thể thao- Du lịch tỉnh thực hiện tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII.

* Đầu tư hợp lý về cơ sở vật chất và trang thiết bị cho hệ thống thiết chế văn hóa- thơng tin ở cơ sở.

* Có chính sách hỗ trợ cho cán bộ chun trách và bán chun trách cơng tác văn hóa - thơng tin ở xã, phường, thị trấn, nhất là vùng đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống trong đó có dân tộc Cơ Tu.

Tiểu kết chương 3

Chương 3, luận văn không dừng lại ở định hướng chung mà cố gắng phân tích làm sáng tỏ những phương hướng xây dựng đời sống văn hóa theo tiêu chí xây dựng nơng thơn mới và vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể của tỉnh Quảng Nam trong việc xây dựng đời sống văn hóa các dân tộc, trong đó có tộc người Cơ Tu ở các huyện miền núi của tỉnh. Và nhiệm vụ của luận văn dựa trên cơ sở phân tích thực trạng cũng như từ những kinh nghiệm thực tế của địa phương đã đề xuất 7 giải pháp với 17 kiến nghị đối với cấp Trung ương; đối với cấp ủy, chính quyền địa phương và ngành chủ quản từ Sở đến Phịng Văn hóa- Thể thao- Du lịch cấp huyện, thị. Tất nhiên, những suy nghĩ nêu trên khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, nhưng âu đó cũng là

tình cảm và trách nhiệm của những người tri ân, tri kỷ trên lĩnh vực văn hóa đối với văn hóa tộc người Cơ Tu tỉnh Quảng Nam hiện nay.

KẾT LUẬN

Cũng như 54 tộc người anh em trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, ngoài sự thống nhất chung văn hóa Cơ Tu cịn có những nét văn hóa riêng độc đáo, đậm đà. Người ta chú ý đặc biệt đến dân tộc này bởi phong tục hôn nhân thuận chiều, dấu vết tơ-tem trong lĩnh vực dịng họ, tín ngưỡng trong hoạt động săn bắn, kiến trúc “nhà đàn ông” (gươl), nhà mồ… Cho đến nay, người Cơ Tu vẫn bảo tồn nhiều nét cổ truyền và đặc sắc của một nền văn hóa Cơ Tu lâu đời, một trong những chủ thể của văn hóa bản địa Đơng Nam Á, sắc thái Cơ Tu được lưu giữ trong đời sống những chủ nhân của nó ít nhiều có phần đậm nét hơn. Dấu ấn văn hóa cổ truyền từ ngơi nhà gươl đến bộ y phục nữ, những chiếc gùi dùng trong đời sống hàng ngày đến những lễ cúng theo tập tục…càng đi vào làng, đi ở xa, lên cao, sẽ thấy văn hóa Cơ Tu hiện diện đậm đà hơn, sắc nét hơn.

Tình hình hiện nay đã đổi khác. Cùng với những thời cơ và thách thức mà kinh tế thị trường và quá trình hội nhập kinh tế thế giới đưa đến, văn hóa dân tộc Cơ Tu vùng cao Quảng Nam đang đứng trước một đòi hỏi lớn: phải phát triển mạnh mẽ nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH. Đó là một nhiệm vụ kép, vừa phải (giữ vững bản sắc của mình) để khơng bị đồng hóa, vừa phải phát triển lên một tầm cao mới tương ứng với thời đại mới. Để giải quyết các vấn đề phức tạp đó, có hàng loạt câu hỏi đặt ra:

- Cốt lõi của văn hóa dân tộc Cơ Tu là cái gì? Cái gì tạo nên bản sắc, diện mạo, tiếng nói riêng của văn hóa dân tộc đó. Trong cái bản sắc riêng đó, cái gì tạo nên sự thống nhất giữa văn hóa các dân tộc Cơ Tu với văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

- Trong quá trình CNH-HĐH đất nước hiện nay, những nhân tố gì cần được giữ gìn, phát huy; những nhân tố gì đã tỏ ra lỗi thời cần khắc phục, loại bỏ; những nhân tố gì chưa có trong truyền thống nhưng nhất thiết phải hình

thành và bổ sung vào đời sống văn hóa của các dân tộc thiểu số cho thích hợp với điều kiện lịch sử mới thì ủng hộ và tạo điều kiện để phát triển.

Tiếp cận với văn hóa dân tộc Cơ Tu nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã phải ngạc nhiên về tính đồng bộ, sức biểu hiện cao và vơ cùng độc đáo của mơi trường văn hóa này. Sự đồng bộ thể hiện ở cơ cấu các thành phần tham gia vào tổng thể văn hóa tinh thần và sự phát triển tương đối đồng đều giữa các bộ phận, các thể loại trong mỗi thành phần. Ở đây có sự phát triển khá cân xứng giữa các loại hình văn hóa nghệ thuật như: âm nhạc, trang trí, điêu khắc dân gian, các hành động diễn xướng cho đến những sinh hoạt tinh thần như lễ hội, tín ngưỡng…hịa quyện với khơng gian, thời gian, với xã hội và con người.

Có thể nói, trên bước đường phát triển, dân tộc Cơ Tu đang vừa tiếp nối, bảo tồn văn hóa truyền thống, vừa lãng quên một phần nếp cũ, đồng thời đang tích cực hịa nhập với các yếu tố văn hóa mới. Đặc biệt lớp trẻ ngày nay hướng tới sự thay đổi và tiếp thu cái mới nhanh hơn, mạnh hơn góp phần hình thành nên sắc thái văn hóa chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, góp phần tạo nên nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, để văn hóa thấm sâu vào trong đời sống của từng cá nhân trong cộng đồng. Việc nghiên cứu đời sống văn hóa của người Cơ Tu ở các huyện miền núi vùng cao tỉnh Quảng Nam hiện nay có thể rút ra những vấn đề chủ yếu sau:

1. Đời sống văn hóa tinh thần của người Cơ Tu ở các huyện miền núi vùng cao Quảng Nam (Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang) được tạo thành bởi một hệ thống gồm nhiều thành tố như: tín ngưỡng, nghi thức, ngơn ngữ, văn học dân gian… Tín ngưỡng là một trong những thành tố quan trọng nhất của văn hóa tinh thần, nó tác động mạnh mẽ đến nghệ thuật và văn hóa dân gian, nó hịa quyện với các lễ thức, hội hè tạo nên những sắc thái, sự phong phú trong đời sống văn hóa tinh thần. Trong lễ thức được gắn liền với chu kỳ đời người hoặc được tiến hành trong cộng đồng dịng họ, cộng đồng thơn, bản làng…Văn hóa dân gian của đồng bào các dân tộc Cơ Tu tương đối phong phú, gồm nhiều loại hình thần thoại, truyện cổ tích, dân ca, ca dao, tục ngữ,

câu đố, các trị chơi, hát lý…. Nó thường được gắn chặt trong đời sống hằng ngày của đồng bào.

Đời sống văn hóa tinh thần truyền thống của người Cơ Tu ở các huyện miền núi Quảng Nam vận động và phát triển thơng qua ba hệ thống thiết chế xã hội, gia đình, dòng họ, cộng đồng làng bản, các thiết chế này vừa đảm bảo trong quá trình sản xuất và tái sản xuất các giá trị văn hóa tinh thần, vừa bảo tồn tính truyền thống văn hóa tộc người. Thơng qua các thiết chế này, văn hóa tộc người được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, nhờ vậy bản sắc văn hóa của dân tộc được lưu giữ và ngày càng phát huy mạnh mẽ.

Bên cạnh văn hóa phi vật thể đời sống văn hóa của tộc người Cơ Tu ở các huyện miền núi ở Quảng Nam có các loại hình vật thể như kiến trúc, nhà ở, ẩm thực, trang phục, phương thức sinh hoạt tinh thần…tất cả đều là những nét văn hóa riêng đã thể hiện một bản sắc văn hóa rất phong phú độc đáo và rất đa dạng của tộc người Cơ Tu.

2. Cùng với sự phát triển nền kinh tế thị trường, ngày nay mơi trường văn hóa giao tiếp của người Cơ Tu trên đất nước Việt Nam nói chung, cũng như người Cơ Tu ở các huyện miền núi Quảng Nam nói riêng ngày càng được mở rộng, giao lưu với điều kiện giao thông tương đối thuận tiện đã đẩy lùi tính khép kín trong các bản làng người Cơ Tu, tác động đến đời sống văn hóa tinh thần phong phú, làm nảy sinh những yếu tố văn hóa mới trên nền tảng cổ truyền của văn hóa Cơ Tu như: sách, báo, điện ảnh, truyền thanh, truyền hình, internet, giáo dục, khoa học công nghệ mới…

Hiện nay đời sống văn hóa của tộc người Cơ Tu ở các huyện miền núi Quảng Nam bao gồm các yếu tố văn hóa truyền thống đan xen với văn hóa mới, cùng cộng sinh tồn tại. Tiêu biểu là các chương trình biểu diễn của các đội thơng tin lưu động, các đội xung kích đến phục vụ ở các thôn, bản làng ở các huyện miền núi của người Cơ Tu bao giờ cũng có các tiết mục văn hóa dân gian truyền thống… Như vậy, truyền thống văn hóa càng được bảo lưu, nó khơng chỉ bám rễ trong sinh hoạt văn hóa truyền thống mà còn thâm nhập sâu vào trong các buổi sinh hoạt văn hóa mới của người dân địa phương, làm

cho các sinh hoạt này ngày càng thêm phong phú, thu hút được đông đảo các tầng lớp của người Cơ Tu tham gia.

Văn hóa tộc người Cơ Tu cũng là văn hóa của luật tục. Luật tục quy định rõ thái độ ứng xử của con người đối với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Luật tục như là một thể chế văn hóa nhằm bảo vệ mang tính cộng đồng cao. Có những quy định chặt chẽ về rừng, về đất đai, về các sản vật, về bến nước … cũng như những quy định về hơn nhân, gia đình sở hữu, quan hệ láng giềng.

Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tích cực, đời sống văn hóa của người Cơ Tu ở các huyện miền núi: Đông Giang, Nam Giang và Tây Giang, Quảng Nam vẫn còn một vài hạn chế như: mức hưởng thụ văn hóa của người dân cịn thấp so với khả năng sáng tạo văn hóa của người dân địa phương, chưa phát huy đúng mức đời sống của người dân. Có những người dân mức hưởng thụ văn hóa cịn nghèo, các thiết chế văn hóa mới (thư viện, nhà văn hóa..) lại khơng phát huy một cách có hiệu quả, cịn văn hóa truyền thống của người Cơ Tu thì dần dần đã bị mai một, một số thanh, thiếu niên họ khơng cịn tha thiết sử dụng các trang phục truyền thống của dân tộc mình, khơng biết đánh cồng chiêng, khơng thuộc các bài hát dân ca, sử thi, dân vũ … thậm chí họ cịn ngượng ngùng khi mặc các bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình.

Nguyên nhân của những sự tồn tại này là chưa đánh giá đúng mức vai trị, vị trí và tác dụng của văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa tinh thần của tộc người Cơ Tu, chưa xử lý một cách triệt để, có khoa học vấn đề giữa truyền thống và hiện đại trong việc phát triển văn hóa trong vùng đồng bào dân tộc Cơ Tu. Một số nơi cịn xem nhẹ văn hóa, coi văn hóa là lĩnh vực hành chính, phi sản xuất, ít quan tâm đầu tư về cán bộ, cơ sở vật chất và nhất là kinh phí cho hoạt động văn hóa, chưa thật sự gắn phát triển văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội. Ngày nay, một bộ phận thanh niên người dân tộc Cơ Tu khơng coi trọng văn hóa truyền thống, họ sẵn sàng tiếp thu văn hóa mới, từ đó dẫn đến văn hóa truyền thống ngày càng bị mai một.

3. Xây dựng đời sống văn hóa ở vùng đồng bào dân tộc Cơ Tu các huyện miền núi Quảng Nam địi hỏi phải có giải pháp mang tính chất tổng thể, đồng bộ, khả thi, bao gồm cả giải pháp về kinh tế, chính trị và cả giải pháp về văn hóa. Các Bộ, Ngành, từ tỉnh đến các huyện và địa phương cơ sở cần có nhận thức đúng đắn trong việc coi trọng đời sống văn hóa của tộc người Cơ Tu. Tăng cường nhiều hơn nữa trong công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về mọi mặt cho đồng bào Cơ Tu. Tập trung phát triển sản xuất, áp dụng các hình thức trong tiến bộ khoa học - kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật ni, tập trung xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, giữ vững an ninh- chính trị, trật tự - an toàn xã hội trên địa bàn. Phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo nhằm từng bước nâng cao trình độ dân trí cho đội ngũ thanh, thiếu niên dân tộc Cơ Tu và tăng cường đầu tư nguồn nhân lực ở vùng đồng bào dân tộc trong đó có dân tộc Cơ Tu; chú trọng đến việc quy hoạch, đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ người dân tộc Cơ Tu; bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống; tăng cường việc giao lưu và tiếp thu văn hóa của các dân tộc anh em. Lựa chọn các loại hình văn hóa mới phù hợp với nhu cầu văn hóa tinh thần của tộc người Cơ Tu, cải tiến nội dung, chương trình phù hợp với đặc điểm tâm lý với văn hóa dân tộc Cơ Tu. Tiếp tục thực hiện việc đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở các huyện miền núi Quảng Nam trong đó có vùng đồng bào dân tộc Cơ Tu ở các huyện Đông Giang, Nam Giang và Tây Giang nơi có tộc người Cơ Tu đang sinh sống, chú trọng đến công tác chỉ đạo việc xây dựng nếp sống văn hóa mới ở gia đình, cộng đồng, làng bản… Các cấp ủy Đảng và Chính quyền địa phương ở Quảng Nam cần tăng cường hơn nữa đối với sự lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý cơng tác xây dựng đời sống văn hóa ở các huyện miền núi Quảng Nam, nhằm làm cho văn hóa thật sự thấm sâu vào trong đời sống của từng gia đình, cộng đồng, thơn, bản làng và trong đời sống xã hội, thấm sâu vào trong đời sống và sinh hoạt của từng con người; làm cho văn hóa thật sự vừa là mục tiêu, vừa là động lực để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội bền

vững ở các huyện miền núi vùng đồng bào dân tộc Cơ Tu Quảng Nam đang sinh sống./.

Một phần của tài liệu Về xây dựng và phát triển nền văn hóa việt nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc (Trang 122 - 129)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w